Kì thi THPT Quốc Gia đang đến gần. Áp lực học tập, thi cử lại tăng cao với các bạn học sinh cuối cấp đúng không nào? Khối lượng kiến thức quá lớn, cùng nhiều môn học và nhiều quyết định phải suy nghĩ khiến bạn lo lắng, bài thi đổi theo hướng bạn chưa kịp tìm hiểu sâu. Vậy thì TopChuan.com sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm làm bài thi hay nhất để đạt điểm cao trong kì thi sắp tới này nhé!
Phải làm CHẮC CHẮN đúng 24 câu trên tổng số 40 câu của đề trắc nghiệm
Nếu theo dõi sát kì thi THPT Quốc Gia lần này thì chắc hẳn bạn không còn lạ với chia sẻ của Tiến sĩ Chu Văn Biên (giảng viên Đại học Hồng Đức), các bài thi trắc nghiệm 40 câu hỏi phân bổ đáp án đồng đều ở tất cả phương án A-B-C-D. Muốn đạt 7 điểm, thí sinh phải làm đúng 28 câu (mỗi câu 0,25 điểm), nhưng các bạn chỉ cần chắc CHẮC CHẮN tô đúng 24 câu. Tiếp đó, bạn sẽ thống kê trong 24 câu chắc chắn đúng này, phương án nào xuất hiện số lần ít nhất. Chẳng hạn, số lượng các phương án đúng của 24 câu này là A: 6 lần, B: 7 lần, C: 5 lần, D: 6 lần thì với tất cả câu còn lại, thí sinh nên đánh vào ô C. Khi đó, bạn sẽ đúng thêm 5 câu nữa, cùng với 24 câu trên là đúng được 29 câu, hoàn thành mục tiêu đặt ra. Tương tự, với người đặt mục tiêu 8 điểm thì phải chắc chắn đánh đúng 29 câu. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý với 24 câu đúng bắt buộc BẠN PHẢI CHẮC CHẮN ĐÚNG 100% VỚI CÂU TRẢ LỜI CỦA MÌNH NHÉ!
Câu hỏi dễ làm trước, câu hỏi khó làm sau
Một nguyên tắc bất hủ khi làm bài thi bất kể là theo hình thức nào, thì việc làm thứ tự độ khó câu hỏi tăng dần cũng dễ dàng hơn nhiều. Khi làm câu dễ trước bạn vừa tiết kiệm được thời gian lại vừa giải tỏa được áp lực tâm lí, tăng thêm sự tự tin, cũng như có thời gian nhiều hơn sau đó dành cho các câu hỏi khó mà lại không bị mất điểm các câu dễ do nhầm lẫn hoặc bị rối vì quá nhiều câu hỏi.
Đối với tổ hợp xã hội, bạn nên chú trọng làm những câu hỏi lý thuyết trước, sau đó mới giải đến những câu liên hệ thực tế, cuối cùng là những câu suy luận. Đối với tổ hợp khoa học, tự nhiên bạn nên chú trọng giải những câu hỏi lý thuyết đầu tiên, tiếp đến là những câu tính toán theo công thức có sẵn, cuối cùng là những câu cần suy luận và tính toán phức tạp hơn. Riêng với bài thi tự luận môn văn, nên làm theo thứ tự phần đọc hiểu trước và chắc chắn phải ăn chắc toàn bộ điểm của phần này, sau đó là các bài nghị luận cần thời gian suy nghĩ và lập luận.
Không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm
Trước hết đây là quy định đối với các môn thi trắc nghiệm. Thí sinh không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài. Khi hết giờ làm bài, phải nộp phiếu trả lời câu hỏi cho cán bộ coi thi và ký tên vào hai phiếu thu bài thi; Chỉ được rời phòng thi sau khi cán bộ coi thi đã kiểm đủ số phiếu trả lời trắc nghiệm của cả phòng thi và cho phép ra về. Khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ coi thi.
Thứ hai, đối với môn thi trắc nghiệm thời gian làm bài rất ngắn, số lượng câu hỏi nhiều, lượng kiến thức rộng và yêu cầu phải trả lời câu hỏi trong thời gian ngắn, đồng nghĩa với việc tốc độ làm bài phải thật nhanh so với hình thức thi tự luận thông thường. Vậy nên bạn tuyệt đối đừng rời khỏi phòng thi trước khi hết giờ, bởi vì biết đâu có 1 số yếu tố xung quanh nào đó lại giúp đỡ được bạn nhỉ.
Phải đến sớm để chuẩn bị thích nghi với điều kiện tại trường thi, phòng thi
Ngay từ ngày đầu làm thủ tục dự thi và trước mỗi ngày thi bạn đều phải đi sớm ít nhất là nửa tiếng trước khi thi. Đầu tiên, bạn nên đi dạo xung quanh phòng thi, nghiên cứu các vị trí, điều kiện của phòng, khung cảnh xung quanh và các điều kiện ngoại cảnh khác để đảm bảo rằng không có bất kì điều bất ngờ nào làm bạn cả thấy khó khăn. Việc chuẩn bị kĩ lưỡng này sẽ giúp bạn không bị áp lực tâm lí, và cũng có thêm thời gian cho việc ôn tập lại một lạng kiến thức nhất định trước khi vào giờ thi. Bạn cũng sẽ không phải lo rằng bị muộn thi nữa nhỉ.
Phân bổ thời gian hợp lí
Khi đi thi bạn chắc chắn phải mang theo một chiếc đồng hồ nhỏ để đảm bảo rằng mình có thể quản lí quỹ thời gian của mình hợp lí. Việc đầu tiên là đọc qua một lượt tất cả các câu hỏi, xem những câu nào mình biết rồi thì nên khoanh ngay đáp án vào phiếu trả lời (bạn nhớ dùng bút chì để có thể sửa đáp án nếu cần thiết, thêm nữa đây là quy định của Bộ với môn thi trắc nghiệm, chỉ dùng bút chì cho phiếu trả lời). Sau khi làm hết những câu hỏi “trúng tủ” của mình thì chọn những câu hỏi đối kháng giản làm trước, vì bài thi trắc nghiệm các câu hỏi đều có thang điểm như nhau chứ không giống như bài thi tự luận. Chính vì vậy câu hỏi khó hay dễ cũng đều có chung phổ điểm, nên bạn hãy làm câu dễ trước để đảm bảo đạt tối đa số điểm. Chú ý phân bổ thời gian để không bỏ sót câu hỏi nào, nếu không biết đáp án thì hãy dùng phỏng đoán hay kể cả may mắn cũng được, điều bạn cần là không được để trống đáp án, đó cũng là một cơ hội dành cho bạn. Sau khi đã tính toán thời gian hợp lí, áp dụng tất cả các phương pháp trên để đạt hiệu quả tối ưu.
“Người lạ thân quen”
Để bình ổn tâm lí cho mình, bạn chắc chắn nên bắt chuyện với các bạn cùng phòng thi với mình. Cho dù có ít nói thế nào, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, khỏe mạnh, ốm yếu, học giỏi học dốt, quê quán ở đâu, thi khối nào,…chỉ cần cùng phòng thi là làm quen hết, làm thân hết. Thứ nhất, bạn vừa có thêm bạn mới, thêm người nói chuyện, và biết đâu sẽ có thêm một chút “may mắn” khi làm bài thi thì sao nhỉ. Thứ hai, bạn có thể hạn chế việc căng thẳng và áp lực tâm lí của bản thân xuống mức thấp nhất đấy.
Phải tìm được từ “chìa khóa” trong câu hỏi
Từ chìa khóa hay còn gọi là “key” trong mỗi câu hỏi chính là mấu chốt để bạn giải quyết vấn đề. Mỗi khi bạn đọc câu hỏi xong, điều đầu tiên là phải tìm được từ chìa khóa nằm ở đâu. Điều đó giúp bạn định hướng được rằng câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ chìa khóa ấy. Đó được xem là cách để bạn giải quyết câu hỏi 1 cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm dữ liệu đáp án. Và thường thì câu trả lời sẽ nằm trong chính từ khóa đó, đặc biệt là ới các môn thuộc tổ hợp xã hội.
Thay đổi một chút về cách học và giải
Nếu như trước đây bạn cần nắm thật chắc kiến thức và học cách trình bày theo các bước cho đúng trình tự thì bây giờ yêu cầu thêm nữa đó là phải học kiến thức rộng hơn và tốc độ phải nhanh hơn gấp nhiều lần. Tùy mỗi môn sẽ có những đặc thù khác nhau, nhưng trên cơ sở phải nắm kiến thức và biết vận dụng.
Ở bài thi trắc nghiệm thường sẽ là những bài yêu cầu giải nhanh và không quá rườm rà, yêu cầu kiến thức rộng và bao quát hơn. Nếu như nhiều người đang theo phương pháp “chậm và chắc” thì bạn phải đổi ngay từ “chậm” thành “nhanh”. Giải nhanh chính là chìa khóa để bạn có được điểm cao ở môn trắc nghiệm. Với các bài thi nặng về lí thuyết thì sẽ yêu cầu ghi nhớ nhiều hơn, bạn nên chú trọng phần liên hệ vì đó là xu hướng học cũng như ra đề của Bộ.
Tuyệt đối không để trống đáp án với bài thi trắc nghiệm
Một trong những lợi thế lớn nhất của thi trắc nghiệm đó chính là “random” câu trả lời. Tuy là chúng ta không khiến khích hình thức này, nhưng trong 1 số trường hợp bí câu trả lời, hoặc gặp những câu hỏi hóc búa mà thời gian lại sắp hết, không thể hỏi ai thì chỉ còn 1 cách duy nhất là tin vào may mắn. Thêm nữa, việc bỏ trống câu trả lời chỉ vì không biết rất đáng tiếc vì biết đâu phương pháp loại trừ, hay random của bạn lại đúng thì sao. Nếu không có câu trả lời chính xác bạn có thể chọn đáp án ít xuất hiện ở những câu trên nhất, chọn đáp án bạn tin tưởng nhất, hoặc chọn đáp án dài nhất,…tùy trường hợp. Một điều nữa đó chính là khi chọn sai bạn cũng không bị mất điểm hoặc mất rất ít điểm, vậy thì 50-50 bạn vẫn nên chọn một đáp án khả thi nhất chứ nhỉ. Tuy nhiên, rất hạn chế đánh bừa thôi nhé!
Tự trả lời trước… đọc đáp án sau
Các bạn thường có thói quen đọc đáp án rồi chọn câu trả lời với môn thi trắc nghiệm đúng không nào? Tuy nhiên cách này lại làm bạn tốn khá nhiều thời gian cho đọc những đáp án sai, trong trường hợp bạn đã biết sẵn đáp án, đặc biệt là với câu hỏi dễ. Vậy nên bạn nên nghĩ sẵn đáp án câu hỏi nếu bạn biết kiến thức đó trước rồi mới so với đáp án trong bài, sẽ tiết kiệm nhiều thời gian hơn đấy. Cho dù bài thi môn xã hội hay bài thi khoa học tự nhiên thì bạn đều nên áp dụng cách thức tự đưa ra câu trả lời trước khi đọc đáp án ở đề thi. Điều này đặc biệt xảy ra ở các bài thi liên quan đến môn Lịch sử và Địa lí, khi mà các đáp án thường “na ná” nhau khiến bạn dễ bị rối. Sau khi đọc xong câu hỏi, bạn nên tự trả lời rồi đọc tiếp phần đáp án xem có phương án nào giống với câu trả lời mình đưa ra hay không. Chớ vội đọc ngay đáp án vì như thế bạn rất dễ bị phân tâm nếu như kiến thức của mình không thực sự chắc chắn.
Kiểm tra thật kĩ đề thi trong vòng 10 phút
Bạn không nên vừa nhận đề thi đã bắt đầu làm bài thi ngay. Như vậy sẽ rất bỡ ngỡ và khó hoàn thành tất cả bài, hơn nữa còn rất mất bình tĩnh. Trước khi làm bài thi, thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh vào đề thi, giấy thi, phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy nháp. Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với cán bộ coi thi trong phòng thi, chậm nhất 10 phút sau khi phát đề. Đặc thù của kì thi THPT Quốc Gia năm nay là các bài thi trắc nghiệm (trừ môn Văn). Vì vậy, bạn phải hết sức lưu ý kiểm tra kĩ đề, mã đề thi, các câu hỏi có bị mất, nhầm hoặc sai hay không, phiếu trả lời có lỗi gì hay không để được đổi ngay lập tức. Việc kiểm tra cũng giúp bạn làm quen với đề, biết được độ dài cơ bản và có thể ước lượng 1 phần thời gian.
Riêng đối với môn Văn thi tự luận bạn nên kiểm tra đề thi khoảng 5 phút xem có bị lỗi đánh máy hoặc sai lệch gì thì báo ngay với cán bộ coi thi.
Có thể bạn thích: