Tàu sân bay bằng băng, chó đeo bom diệt xe tăng, bồ câu điều khiển tên lửa,… Những phát minh quân sự kỳ quặc nhất mà các nhà khoa học có thể nghĩ ra.
Dùng muỗi làm vũ khí sinh học
Aedes Aegypti là loài muỗi nguy hiểm mang virus gây nhiều bệnh như sốt Dengue, Chikugunya, sốt andng da,… Loài muỗi này đã giết nhiều người hơn tất cả những vũ khí nhân tạo trong lịch sử.
Vì lý do này, một ý tưởng sử dụng muỗi như một loại vũ khí truyền bệnh sinh học đã được đề xuất trong quân đội Mỹ.
Ý tưởng là sử dụng máy bay thả muỗi truyền bệnh &o quân địch để gây nhiễm các loại dịch bệnh nguy hiểm.
Và để kiểm chứng ý tưởng này, quân đội Mỹ đã thử nghiệm lên chính người dân của họ. Tháng 5/1955, một chiếc máy bay ném bom bay ngang qua bang Georgia đã phát tán 330.000 con muỗi.
Tuy nhiên, 330.000 con muỗi này không hề mang virus sốt andng da, bởi quân đội Mỹ chỉ muốn kiểm tra khả năng phát tán muỗi trong môi trường.
Thực tế cho thấy sử dụng muỗi làm vũ khí truyền bệnh hoàn toàn khả thi khi 330.000 con muỗi này đã tấn công hàng trăm người dân địa phương trên diện tích 1,3 km2.
Thuốc nổ bột mì
Năm 1942, điệp viên Mỹ hoạt động tại Trung Quốc đang bị Phát xít Nhật chiếm đóng. Người dân địa phương đã phối hợp với họ để phá hoại đường tiếp tế của quân Nhật. Để làm được điều đó, họ cần thuốc nổ mạnh, mà thứ này rất khó giấu.
Vì vậy, cơ quan tình báo Mỹ đã đi đến ý tưởng ngụy trang thuốc nổ bằng một thứ hoàn toàn vô hại. Họ đem trộn 80% thuốc nổ mạnh HMXandnbsp;sấy khô với 20% bột mì hảo hạng. Thứ thuốc nổ này giống hệt bột mì, họ đặt tên loại thuốc nổ này là Aunt Jemima. Thứ bột mì thuốc nổ này thậm chí có thể sử dụng để làm thành bánh kếp, thậm chí nướng nó cháy thành than mà vẫn không khiến nó phát nổ. Nguyên nhân là thuốc nổ HMX có thể chịu được nhiệt cao & an toàn đến mức có thể ăn bình thường. Và ấn tượng hơn, sau khi đã trộn với nước and nướng chín, loại “bột mì phát nổ” này vẫn có thể được kích nổ bằng kíp nổ.andnbsp;Thực tế, nó đã qua mặt mọi trạm gác người Nhật.
Trong thực tế, không một bao thuốc nổ nào ở dạng này bị quân Nhật phát hiện, and đã giúp cho các điệp viên Mỹ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ phá hoại đường tiếp tế của Nhật.
Xe tăng Sa hoàng Nga
Khi xe tăng xuất hiện lần đầu tiên trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chúng đã thể hiện uy lực vượt trội của mình trên chiến trường. Và ando thời điểm đó, tất cả các xe tăng đều được thiết kế có trọng lượng dưới 30 tấn để đảm bảo tính cơ động. Tuy nhiên, khi Sa hoàng Nga Nicholas II nhìn thấy những chiếc xe tăng, ông đã muốn nước Nga có những cỗ máy tương tự, & ông cho rằng một chiếc xe tăng to hơn thì sẽ tốt hơn. Từ đó, ông nảy ra ý tưởng chế tạo một cỗ xe tăng “quái vật” có kích thước khổng lồ.
Hầu hết các loại xe tăng đều dùng bánh xích để có thể di chuyển qua các loại địa hình phức tạp. Tuy nhiên, xích khiến xe tăng chạy chậm, and Sa hoàng Nga không chỉ thích xe tăng to mà ông còn yêu cầu xe tăng của mình phải di chuyển thật nhanh. Vì thế, các nhà khoa học của ông nảy ra một ý tưởng có vẻ sáng tạo, đó là bỏ bánh xích của xe tăng Sa hoàng, thay ando đó là dùng một bánh xe trước thật lớn, với đường kính lên đến 9m. Ngoài ra, nó có tới 3 tháp pháo ở hai bên sườn, chiếc xe di chuyển nhờ động cơ khổng lồ với công suất lên đến hơn 500 mã lực, cỗ xe tăng này có thể nghiền nát bất cứ thứ gì cản đường nó.
Tháng 8/1915, xe tăng Sa hoàng đã sẵn sàng để thử nghiệm lần đầu trong khu rừng gần Moscow, với sự chứng kiến của nhiều tướng lĩnh cấp caoandnbsp;and Sa hoàng. Chiếc xe tăng thể hiện sự vượt trội khi dễ dàng vượt qua khu rừng 1 cách dễ dàng. Tuy nhiên, một sự cốandnbsp;ngoài ý muốn xảy ra khi chiếc xe tăng đi ando con đường đất ngập bùn & bị sa lầy do bánh xe của nó quá nặng.
Nó bị kẹt tại chỗ nhiều năm cho đến khi người ta đến tháo dỡ nó and biến nó thành sắt vụn.
Xe tăng kết hợp máy bay
Vai trò của xe tăng and máy bay trong chiến tranh hiện đại là không phải bàn cãi. Từ đó, ý tưởng kết hợp xe tăng với máy bay đã ra đời.
Tuy nhiên, rõ ràng là xe tăng ở dưới đất, quá nặng, máy bay ở trên trời, được chế tạo nhẹ, để tạo ra lực nâng. Vị trí của chúng vốn dĩ là như vậy.
Dù vậy, trong Chiến tranh thế giới thứ 2, người Liên Xô đã thử nghiệm ý tưởng trên với xe tăng A40 Krylya Tanka, một chiếc xe tăng được lắp thêm hệ thống cánh tạo lực nâng, rồi dùng một máy bay khác kéo chiếc xe tăng này cất cánh. Sản phẩm được tạo ra vẫn chỉ mang dáng vẻ một chiếc xe tăng, and không thể bay, sau một số thay đổi thiết kế kỹ thuật, chiếc xe tăng này đã bị giảm hỏa lực & lớp giáp bảo vệ khá nhiều. Tuy nhiên, một chiếc xe tăng có thể bay nhưng không có giáp bảo vệ & hỏa lực thì không có ý nghĩa gì. Rốt cuộc, dự án xe tăng bayandnbsp;A40 cũng đã bị hủy bỏ.
Bồ câu dẫn đường tên lửa and bom bay
Bồ câu là biểu tượng hòa bình & đương nhiên ít ai có thể nghĩ đến việc sử dụng bồ câu làm vũ khí. Thế nhưng, một số nhà khoa học lập dị thì nghĩ khác. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, phe Đồng minh cần một hệ thống dẫn đường tên lửa hiệu quả tấn công tàu chiến của Phát xít. Họ đã nhận được giải pháp từ ĐH Harvard, mặc dù nó rất kỳ dị.
Ý tưởng từ nhà nghiên cứu tập tính động vật B.F.Skinner là sử dụng bồ câu dẫn đường cho tên lửa & bom bay của họ. Lý do ông đưa ra là bồ câu có thị giác kỳ diệu and não của chúng có khả năng xử lý hình ảnh nhanh gấp 3 lần so với con người. Ngoài ra, bồ câu là một loài rất thông minh and dễandnbsp;huấn luyện, người ta thậm chí có thể dạy chúng chơi bóng bàn.
Để thực hiện ý tưởng này, họ cố định phần cổ and đầu của chim bồ câu ando một khoang nhỏ and đặt ở trong tên lửa sao cho nó có thể nhìn thấy mục tiêu là tàu chiến địch qua một cửa nhỏ, khi tên lửa bay chệch mục tiêu, bồ câu được huấn luyện mổ &o chiếc tàu, điều chỉnh cánh lái để tên lửa bay về đúng phía mục tiêu.
Bằng các thử nghiệm chính xác, B.F.Skinner đã chứng minh hiệu quả của giải pháp này, khi những chú chim thử nghiệm đạt tỷ lệ gần như tuyệt đối dẫn hướng tên lửaandnbsp;đúng mục tiêu.
Tuy nhiên, các chỉ huy quân đội Mỹ vẫn không thể đặt niềm tin &o một vũ khí được điều khiển bởi một chú chim bồ câu. Ngoài ra, đến thời điểm năm 1944, dự án bí mật về radar dẫn đường đạt được những bước tiến đột phá, dự án này cuối cùng đã bị hủy bỏ với lý do tiến hành phát triển dự án sẽ “ảnh hưởng đến tiến độ của những dự án khác có tính thực tiễn cao hơn.
Dùng gà giữ nhiệt độ cho ngòi nổ hạt nhân
Vào thập niên 1950, các nước phương Tây tuyên truyền về nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân với Liên Xô, từ đó nhiều nhà khoa học đã đề xuất ý tưởng sử dụng vũ khí hạt nhân làm mìn.
Họ đưa ra ý tưởng chôn những quả bom nguyên tử được kích nổ bằng ngòi nổ điệnandnbsp;với sức nổ 10 kiloton dọc biên giới Tây Đứcandnbsp;& Đông Đức.
Tuy nhiên, các ngòi nổ này không hoạt động khi trời lạnh, do các điện trở rất nhạy cảm với nhiệt độ âm.
Các nhà khoa học đã sử dụng tấm cách nhiệt để giữ nhiệt độ cho các ngòi nổ nhưng không thành công. Vì vậy, họ chỉ còn 2 giải pháp là sử dụng thiết bị sưởi bằng điện hoặc sử dụng động vật đẳng nhiệt. Và họ quyết định sử dụng gà làm ấm ngòi nổ hạt nhân, dự án này được đặt tên là Chiến dịch Công xanh.
Gà là động vật thân nhiệt cao, gần 42 độ C. Tuy nhiên, việc dùng gà làm ấm ngòi nổ rõ ràng là không khả thi, đàn gà luôn có xu hướng chạy lung tung & bạn cũng không thể đảm bảo là chúng có sống nổi trong điều kiện nhiệt độ đó hay là chúng có mổ &o ngòi nổ hay không. Ý tưởng này cuối cùng đã phá sản.
Thiết bị bay cá nhân
Vào năm 1956, Hải quân Mỹ đã tiếp tục một dự án dang dở của Phát xít Đức là một thiết bị bay cá nhân VZ-1 Pawnee.
Về cơ bản, VZ-1 Pawnee là một máy bay trực thăng thu nhỏ, với vị trí người lái phía trên cánh quạt, 2 cánh quạt lớn quay ngược chiều nhau ngay dưới chân phi công tạo lực nâng and chuyển hướng theo vận động của phi công, giống như lướt ván trên không trung.
Ban đầu, Hải quân Mỹ dự định sử dụng thiết bị bay này cho mục tiêu do thám, nhưng thiết bị bay này có hạn chế là độ an toàn thấp khi phi công nếu bị ngã có thể bị các cánh quạt chém phải. Và còn một điều quan trọng là để trinh sát, do thám cần phải hoạt động bí mật, nếu bạn bay trên trời để đi do thám kẻ địch thì mọi mũi súng của địch sẽ nhằm &o bạn.
Cuối cùng, dự án này cũng bị hủy bỏ 1 cách lặng lẽ
Bom mèo
Trong chiến tranh thế giới thứ 2, nhiều nhà khoa học làm việc cho Hải quân Mỹ đã có những ý tưởng táo bạo, điển hình là ý tưởng sử dụng mèo dẫn đường cho bom.
Logic mà họ đưa ra rất đơn giản, mèo ghét nước, & họ cho rằng có thể lợi dụng đặc tính này của chúng.
Họ treo một con mèo ando bên trong quả bom, rồi thả quả bom từ độ cao lớn xuống tàu chiến địch. Những con mèo không thích bị ướt, vì thế chúng sẽ cố gắng lái quả bom về chiếc tàu. Một ván treo được thiết kế để khi con mèo bên trong chuyển động, chúng sẽ điều khiển cánh bom theo ý nó về hướng con tàu.
Ý tưởng này, tuy nhiên đã không thành công, bởi một quả bom rơi từ trên cao xuống có gia tốc rất lớn, vì thế hầu hết những con mèo bên trong bom rơi ando trạng thái bất tỉnh.
Dơi làm bom cháy
Năm 1943, Hải quân Mỹ nóng lòng sáng chế ra một thiết bị để có thể tham gia oanh tạc Nhật Bản. Một trong những giải pháp do tiến sĩ Lytle Adams đề xuất là không kích Nhật Bản bằng dơi.
Nguồn gốc ý tưởng này là do khi nghe tin người Nhật tấn công Trân Châu Cảng năm 1941, ông đang thăm một hang dơi, điều này đã khiến ý tưởng này nảy ra trong đầu ông. Cơ sở của ý tưởng này là 2 đặc tính của loài dơi. Một là chúng dựa ando sóng âm để di chuyển, chúng có thể mang theo dơi con trong khi di chuyển do đó cơ bắp của chúng đủ khỏe để mang theo thuốc nổ. Thứ hai, loài dơi thích sinh sốngandnbsp;trên các mái nhà, mà nhà cửa tại Nhật Bản thời điểm đó lại chủ yếu làm bằng tre, gỗ and giấy. Về lý thuyết, đây là những điều kiện vô cùng hoàn hảo để công bằng bom cháy với dơi. Một triệu con dơi mang bom cháy có thể nhấn chìm một thành phố trong biển lửa.
Dự đinh của Hải quân Mỹ ban đầu là thả những thùng hàng chứa hàng triệu con dơi có gắn bom cháy napalm, loạiandnbsp;chất gây cháy nguy hiểm nhất thời kỳ đó xuốngandnbsp;nước Nhật.
Tháng 8/1943, một vụ cháy khủng khiếp được gây ra đúng như trong ý tưởngandnbsp;của Lytle Adams, nhưng không phải ở Tokyo mà ở New Mexico khi lũ dơi vô tình thoát ra. Kết quả là một căn cứ của Mỹ bị thiêu trụi hoàn toàn. Giới quân đội Mỹ lại tỏ ra vô cùng ấn tượng với màn trình diễn ngoài ý muốn này, họ tiếp tục dự án bom dơi & đã tiến hành thử nghiệm thành công ở Utah ando ngày 15/12/1943.
Mặc dù vậy, Hải quân Mỹ đã hủy bỏ dự án bom dơi ando tháng 2/1944 mà không công khaiandnbsp;bất kỳ lý do rõ ràng nào.
Siêu pháo V-3
Năm 1943, khu vực công nghiệp nặng nằm sâu trong lãnh thổ nước Đức bị không quân Đồng minh tấn công dữ dội, không quân Phát xít Đức không thể ngăn chặn các cuộc không kích này. Để trả thù, Hitler yêu cầu một siêu vũ khí có thể bắn từ lãnh thổ nước Pháp bị Phát xít Đức chiếm đóng đến Luân Đôn.
Để làm vui lòng trùm phát xít, các nhà khoa học Đức đã tạo ra một thứ siêu vũ khí với tầm bắn khoảng 160 km, đủ để bắn từ Pháp sang Luân Đôn. Đó là siêu pháo V-3.
Siêu pháo V-3 có nòng pháo lên tới 147m, and được thiết kế đặt nghiêng 45 độ so với mặt đất để tối ưu hóa tầm pháo. Vì vậy, một phần khẩu pháo được chôn dưới lòng đất để chịu được sức nặng của nó. Để đạn pháo có thể bay qua 160 km đến Luân Đôn, người Đức lắp thêm các bộ phận động cơ phản lực tăng tốc dọc nòng pháo. Khi đạn pháo di chuyển qua nòng pháo, các bộ phận này sẽ tiếp thêm lực đẩy để viên đạn pháo rời nòng với vận tốc lên đến 5300km/h and sẽ tới Luân Đôn trong 2 phút.
Tháng 3/1944, V-3 đã sẵn sàng đề hủy diệt nước Anh. Tuy nhiên, khẩu pháo này quá to để có thể giấu kín, lực lượng kháng chiến ở Pháp and người dân địa phương biết and đã báo cho phe Đồng minh. Anh & Mỹ đã theo dõi chặt chẽ khẩu pháo này, chờ cho đến khi nó gần hoàn thành thì phá hủy nó bằng những quả bom 5 tấn
Tàu sân bay bằng băng
Năm 1942, một nhà khoa học người Anh đã đề xuất một ý tưởng táo bạo, đó là đóng một chiếc tàu sân bay với kích cỡ lớn hơn cả tòa nhà Empire State với vật liệu chính là…băng.
Người đề xuất ý tưởng nghe có vẻ điên rồ này là Geoffrey Pyke, một nhà báo người Anh, một nhà phát minh lập dị.andnbsp;Nguồn gốc của ý tưởng này là việc nguồn thép trong chiến tranh thế giới thứ 2 là rất hạn chế and băng có thể nổi tự nhiên trên nước. Tuy nhiên, vì “lưu trú” ở cấu trúc tinh thể, băng có tính giòn, dễ vỡ, dễ bị phá hủy and có thể tan chảy nhanh chóng ở điều kiện nhiệt độ thường,andnbsp;đương nhiên không thích hợp để đóng tàu quân sự.
Để khắc phục vấn đề này, Geoffrey Pyke đã có một giải pháp hoàn hảo, đó là dùng một vật liệu có tính chất cách nhiệt and đàn hồi bù đắp, tăng sự bền chắcandnbsp;cho cấu trúc tinh thể của băng, vật liệu mà ông sử dụng là…mùn cưa.
Ý tưởng vận dụng tính chất củaandnbsp;2 loại vật liệu khác biệt này đã đem lại hiệu quả, tạo ra loại vật liệu mới bền không kém bê tông, & được đặt tên là Pykrete. Khối Pykrete này thậm chí có thể chịu được đạn súng lục ở khoảng cách 1m.
Thủ tướng Anh Winston Churchill đã rất quan tâm đến ý tưởng này, ông đã rất ấn tượng với tiềm năng của loại vật liệu mới với tính năng bền chắc & vật liệu rẻ. Sau cùng, Pykrete đã được sản xuất tại Canada, and ý tưởng đóng một con tàu sân bay sử dụng 1,7 triệu tấn Pykrete đã được bật đèn xanh. Tuy nhiên, khi thực hiện dự án này, người ta đã vấp phải một vấn đề khó khăn, đó là để sản xuất Pykrete cần có một kho đông lạnh lớn, mà các địa điểm với khí hậu giá lạnh tự nhiên lại quá xa, trong khi để xây một kho đông lạnh đủ lớn thì lại cần đến loại vật liệu mà Geoffrey Pyke đã muốn tránh ban đầu, là thép. Lượng thép yêu cầu để xây kho đông lạnh còn tốn hơn nhiều so với đóng tàu bằng thép. Và rốt cuộc là họ không thể có đủ thép để làm ra con tàu không làm bằng thép. Ý tưởng này cuối cùng đã tan biến.
Dù vậy, một mẫu tàu dài 18m, rộng 9m, cao 6m, nặng 1000 tấn đã được chế tạo với tên là Habbakukandnbsp;and phải mất hơn một năm nó mới tan chảy hết.
Chó diệt xe tăng
Ở giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới lần thứ 2, quân Đức Quốc xã nhanh chóng tràn ngập phía Đông với lực lượng xe tăng hùng hậu. Hầu như mọi nỗ lực của người Liên Xô nhằm ngăn cản bước tiến của Phát xít Đức đều vô vọng trước lực lượng xe tăng Đức với sức tấn công mạnh mẽ. Xe tăng Đức &o thời điểm đó gần như bất khả chiến bại khi Liên Xô không có những vũ khí chống tăng hiệu quả, cách duy nhất để hạ một chiếc xe tăng là làm nổ nó từ dưới gầm.
Và để làm nổ tung xe tăng từ dưới gầm, người Liên Xô đã có một ý tưởng là sử dụng…chó. Bằng phương pháp huấn luyện chó đeo bom với thiết bị kích nổ tự độngandnbsp;khi chóandnbsp;chui xuống gầm xe tăng.
Thế nhưng, người Liên Xô đã phạm một sai lầm khi huấn luyện cho những chú chó đeo bom bằng xe tăng của chính họ. Xe tăng Liên Xô thường sử dụng dầu diesel, trong khi xe tăng Đức sử dụng xăng. Khi những chú chó đeo bom được đưa ra chiến trường, chúng đã dựa theo mùi đặc trưng của các loại xe tăng để tìm mục tiêu & quay trở lại chính những chiếc xe tăng của người LIên Xô. Người Liên Xô đã rút kinh nghiệm & thay đổi phương pháp huấn luyện. Cuối cùng, những chú chó diệt xe tăng này cũng có được thành tựu trong trận Kursk (tháng 8/1943) khi đã tiêu diệt được…12/2500 xe tăng Panzer của Đức, tức là tỷ lệ tiêu diệt mục tiêu đạt 0,48%.
Có thể bạn thích: