Nhà thờ Đức Bà Paris là một kiệt tác của kiến trúc Gothic và là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất ở Pháp. Toà nhà hùng vĩ này là nơi lưu giữ nhiều câu chuyện, bao gồm Đức Mẹ Paris của Victor Hugo. Nếu bạn đã đọc tiểu thuyết, đến thăm Paris hoặc thậm chí theo hướng dẫn viên du lịch, bạn có thể nói rằng bạn biết nhiều về Notre Dame (Nhà thờ Đức Bà Paris). TopChuan.com tin rằng có nhiều chi tiết bí mật khiến Nhà thờ Đức Bà Paris trở thành một di tích lịch sử quan trọng mà bạn chưa được biết tới. Vậy hãy cùng khám phá nhé.
Nhà thờ lớn thứ Ba
Được xây dựng trong gần 2 thế kỷ, Nhà thờ Đức Bà Paris được xem là công trình kiến trúc đẹp nhất của kiến trúc Gothic. Sau hơn 8 thế kỷ tồn tại, Nhà thờ Đức Bà mang trên mình nhiều giá trị lịch sử, tôn giáo, kiến trúc, văn hoá… Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng, Nhà thờ Đức Bà Paris là đại diện quan trọng nhất của kỷ nguyên Gothic. Không chỉ có vậy, nơi đây còn là nơi cất giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật, cổ vật vô giá trị như mão gai bằng vàng và áo choàng của Thánh Louis. Tuy nhiên Notre Dame không phải là Nhà thờ lớn nhất. Nhưng trong chúng ta tôi tin là có rất nhiều người đang nhầm lẫn điều này, nó chiếm vị trí thứ 3 sau nhà thờ Amiens và Beauvais.
Cửa kính hình hoa hồng
Cửa kính hình hoa hồng, một trong những nét kiến trúc độc đáo và nổi tiếng nhất tại Nhà thờ Đức Bà Paris, do vậy đây là một địa điểm luôn thu hút khách du lịch. Cửa sổ hình hoa hồng tuyệt đẹp này, nằm ở mặt tiền phía bắc Nhà thờ Đức Bà Paris, những ô cửa kính lộng lẫy có đường kính 13m, chứa 80 hình và câu chuyện về Cựu Ước, tất cả ở xung quanh hình ảnh Đức Trinh Nữ Maria. Ngoài ra, ở mặt tiền đối diện, bạn sẽ tìm thấy một cửa kính hình hoa hồng nữa, khắc hoạ hình ảnh của chúa Kitô khải huyền và đây cũng là một sáng tạo được bổ sung bởi kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc trong quá trình phục hồi.
Lễ hội “The feast Ass”
Ngày nay thật khó để tưởng tượng một lễ hội như thế này lại diễn ra tại Nhà thờ Đức Bà. Tuy nhiên, thời Trung Cổ, nơi đây, người ta tổ chức một nghi lễ với mục đích kỷ niệm những câu chuyện liên quan đến lừa trong Kinh thánh, mang tên The feast Ass. Cứ đến ngày 26/12, một cậu bé hoá trang thành giám mục sẽ cưỡi trên lưng một con lừa và đi qua cửa Nhà thờ, xung quanh cậu hàng trăm người mặc trang phục lộng lẫy sẽ nhảy múa và hát. Bạn có thể tưởng tượng một điều như thế này đã từng diễn ra tại Nhà thờ Đức Bà Paris?
Nhà điêu khắc
Một tài liệu thuộc về bảo tàng Tate đã tiết lộ một sự thật ấn tượng cho người hâm hộ của Victo Hugo, đó là cuấn tự truyện của Henry Sibson, một nhà điêu khắc được Chính phủ Pháp thuê về để sửa chữa Nhà thờ. Trong cuấn tự truyện của mình, Henry Sibson đã chia sẻ rằng, làm việc cùng anh ta là một nhà điêu khắc khác được cơ quan Chính phủ thuê, Henry Sibson mô tả ông là một người gù lưng sống đơn độc. Victo Hugo đã viết tác phẩm về Sibson và người gù lưng đang làm việc trong Nhà thờ, vậy phải chăng Quasimodo là thật hay chỉ là sự trùng hợp?
Chuông Emmanuel
Trải qua hơn 850 năm tồn tại, cùng với sự biến động thăng trầm của lịch sử, Nhà thờ Đức Bà Paris cũng không tránh khỏi những tác động của nó. Trong rất nhiều những chiếc chuông tại Nhà thờ Đức Bà Paris bị tháo xuống, nung chảy làm pháo thì chuông Emmanuel là chuông cổ duy nhất còn xót lại. Nó nặng 13 tấn, đươc đúc lại từ chuông Jacqueline vào thế kỷ 17. Chuông được đặt ở mức cao nhất của tháp bên trái, âm thanh của chuông cực hay, nổi tiếng trên khắp thế giới.
Hòn đảo Île de la Cité (trên sông Seine thuộc trung tâm của thành phố Paris)
Sau khi kiến trúc sư Eugène Viollet-Duc cải tạo thành công Nhà thờ Đức Bà Paris, Notre Dame trở nên tráng lệ hơn và quan trọng hơn với Paris. Nhận thức rõ điều này, Nam tước Haussmann khi thực hiện một kế hoạch đô thị để hiện đại hoá Paris, ông đã phải xem xét rất kỹ các vấn đề liên quan đến Nhà thờ. Ông cho di dời nhiều ngôi nhà, toà nhà ở gần hoặc cản trở tầm nhìn của Notre Dame, xây dự đại lộ rộng, công viên quảng trường mới. Tuy nhiên, Haussmann đã gặp phải sự phản đối quyết liệt, mọi người cho rằng ông quá ngông cuồng và cuối cùng ông đã bị Naponeol III sa thải nhưng dự án của ông vẫn được tiếp tục. Như vậy, diện mạo đặc biệt của trung tâm Paris hay hòn đảo Île de la Cité ngày nay phần lớn là kết quả của sự đổi mới, sáng tạo mà Haussmann mang lại.
Một “khu rừng” trên mái Nhà thờ
Mái vòm là một kiến trúc đặc biệt mang đậm phong cách Gothic. Không ngoại lệ, Nhà thờ Đức Bà Paris có một hệ thống mái vòm bằng gỗ vô cùng ấn tượng. Các kiến trúc sư đã sử dụng khoảng 1.300 cây hạt dẻ, tương đương với lượng gỗ của một khu rừng 24ha và mỗi thanh dầm gỗ tương đương với một cây hạt dẻ. Chính vì vậy mà mái vòm chứa phần dầm gỗ này được mệnh danh là “the Forest” nghĩa là “khu rừng”.
Chiều cao Gothic
Kiến trúc Gothic là một phong cách kiến trúc bắt nguồn từ Châu Âu mà chủ yếu là Pháp. Kiến trúc này được thể hiện rõ nét nhất và đẹp nhất trong các nhà thờ lớn, trong các thánh đường. Sự khác biệt dễ dàng nhận ra ở lối kiến trúc này là mái vòm và cấu trúc dài và nhọn. Kitô hữu tin rằng càng đến gần bầu trời họ càng gần thiên đàng và Thiên Chúa. Đây là lý do tại sao một giám mục tên Maurice de Sully bắt đầu xây dựng Nhà thờ cao nhất thời bấy giờ, gian trung tâm của Nhà thờ Đức Bà Paris cao tới 33m và có thể chứa 9.000 người.
Những “quái thú” bảo vệ Nhà thờ Đức Bà
Những bức tượng sinh vật kỳ lạ gargoyle và chimera là một trong những hình ảnh phổ biến, thường hay xuất hiện trên phim ảnh hoặc các bức ảnh du lịch. Nhiều người cho rằng những bức tượng gargoyle và chimera đã tạo nên nét đặc sắc không pha trộn của Nhà thờ Đức Bà Paris. Gargoyle đóng vai trò vừa là sinh vật biểu tượng có nhiệm vụ bảo vệ Nhà thờ và là máng xối nước, chúng mang vẻ ngoài khác biệt, gồm phần thân rỗng dẫn nước, cổ dài và một chiếc đầu giống đầu động vật. Những sinh vật kỳ lạ gargoyle này được các kiến trúc sư Pháp trang trí từ thời Trung Cổ. Còn chimera không phải là những tạo tác từ thuở ban đầu. Thực tế, chúng chỉ được chạm khắc và bổ sung vào kiến trúc Nhà thờ từ thế kỷ 19 và đây cũng chính là một trong những sản phẩm sáng tạo của kiến trúc sư Eugène-Emmanuel Viollet-le-Duc.
Tượng gà trống mang thánh tích
Giữa trần vòm có một con tháp nhọn được làm bằng gỗ với tên gọi là La Flèche. Để xây dựng ngọn tháp nhọn này kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc đã phải sử dụng 500 tấn gỗ và 250 tấn chì. Phía trên cùng của tháp La Flèche được trang trí bởi một con gà trống bằng kim loại, biểu tượng của nước Pháp nhưng gà trống không phải là chi tiết gây tò mò, quan trọng là 3 di vật nó nắm giữ: một thuộc về thánh Denis, thứ hai là Thánh Genevieve, thứ ba được cho là một phần của vương miện gai của chúa Kitô.
Những con ong trong Nhà thờ
Thật khó có thể tin, Nhà thờ Đức Bà Paris, một trong những biểu tượng của văn minh thiên chúa giáo phương Tây, một công trình kiến trúc tiêu biểu cho phong cách Gothic lại có chỗ cho những chú ong. Năm 2013, một người nuôi ong đã quyên tặng một tổ ong cho Nhà thờ. Các quản lý tại Nhà thờ rất biết ơn về món quà này và đã quyết định cho nó một không gian riêng trên trần nhà, ở cuối phía nam của Nhà thờ. Nếu bạn đã đến đây và bỏ lỡ nó thì đừng quên chiêm ngưỡng nó trong chuyến thăm tiếp theo nha.
“Điểm khởi đầu của mọi con đường”
Ở giữa quảng trường Nhà thờ Đức Bà Paris bạn sẽ tìm thấy một vòng tròn được khắc trên vỉa hè. Nó được chia thành bốn phần và nhìn có vẻ giống như một chiếc la bàn. Trên đó là dòng chữ Point zéro des routes de France (tạm dịch: điểm khởi đầu cho mọi con đường) và là điểm mốc để đo khoảng cách giữa Paris tới những thành phố khác của Pháp. Nếu bạn đứng trên vòng tròn, bạn có thể chắc chắn rằng bạn đang đứng ở chính giữa thành phố Paris.
Kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc
Các kiến trúc sự phải mất gần 2 thế kỷ để xây dựng Notre Dame từ đầu đến cuối. Thật không may, sau cách mạng Pháp, Nhà thờ Đức Bà Paris đã bị hư hại và gần như bị lãng quên, nhưng kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc đã bắt đầu khôi phục lại nó. Giai đoạn đầu những nỗ lực của Eugène Viollet-le-Duc đã bị chỉ trích bới những ý tưởng lãng mạn của ông. Tuy nhiên, sau đó toà nhà đã lấy lại vẻ đẹp lộng lẫy của mình, nhiều yếu tố đặc biệt của Nhà thờ tiết lộ phong cách của kiến trúc sư, một trong những phần thú vị nhất là trang trí của các bức tượng Thánh Tông Đồ mà ông thêm vào. Nếu quan sat kỹ, bạn sẽ thấy rằng một trong số họ mang gương mặt của kiến trúc sư, nhìn giống như ông đứng đó và chiêm ngưỡng tác phẩm của mình.
Có thể bạn thích: