Giáo dục được xem là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong đời sống của con người. Tuy nhiên, hiện nay, mỗi quốc gia lại có một hệ thống giáo dục khác nhau và một số trong đó đem lại hiệu quả tốt hơn một số khác. Một tổ chức giáo dục có tên Pearson vừa tiến hành một cuộc khảo sát để xếp hạng các hệ thống giáo dục trên thế giới dựa trên các con số biết nói và dưới đây là kết luận của họ.
Israel
Gần 28 tỷ Sheqel được dành cho hệ thống giáo dục ở đất nước này. Tỷ lệ dân số biết chữ ở cả nam và nữ đều đạt mốc 100% và tiểu học, trung học cơ sỏ, trung học phổ thông là các bậc học chính của giáo dục Israel. Năm 2012, OECD đã xếp Israel là quốc gia có trình độ học vấn cao thứ 2 trên thế giới. Tổ chức này cũng chỉ ra rằng dù 78% vốn đầu tư vào giáo dục của đất nước này là đầu tư công nhưng chỉ có 45% dân số có thể học lên các bậc trung học phổ thông hoặc đại học. Tỉ lệ thấp này chính là kết quả của việc thiếu quan tâm đến giáo dục cho trẻ em ở bậc tiểu học.
Hà Lan
Không chú trọng đầu tư và sự quản lý, lên kế hoạch yếu kém trong hệ thống giáo dục bậc trung học chính là lý do khiến Hà Lan tụt xuống vị trí thứ 8. Tuy vậy, thu nhập trung bình của người dân ở đây vẫn ở mức cao với $42,586.
UK (Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland)
Nhờ sự chuyển giao quyền lực ở Anh, mỗi quốc gia thuộc UK hiện nay bao gồm: Anh, xứ Wales, Bắc Ai-len và Xcốt-len đang quản lý giáo dục theo những nền tảng, cơ sở riêng của họ thay vì theo những tiêu chuẩn chung như trước đây. Năm 2014, Pearson đã xếp hệ thống giáo dục của UK hạng 2 ở châu Âu và hạng 6 trên toàn thế giới. Tuy nhiện, xét về khía cạnh khả năng cạnh tranh thì Xcốt-len vẫn nhỉnh hơn các nước còn lại một chút.
New Zealand
Quốc gia này đã chi 13,183 triệu đô-la New Zealand để đầu tư cho ngành giáo dục vào năm 2014-2015. Dù vậy, kết quả kiểm trả kiểm bậc tiểu học thấp đã kéo New Zealand xuống thứ bậc hiện tại. Một điều đáng nói nữa là khoa học và tập đọc ở New Zealand đạt hạng 7 trong các nước giảng dạy tốt nhất các môn này và đạt hạng 13 với toán học theo đánh giá của PISA. Còn HDI lại cho rằng quốc gia này có nền giáo dục tốt nhất thế giới nhưng chỉ trên phương diện thời gian học chứ không phải trình độ học vấn.
Ai-len
Tỉ lệ dân số biết đọc và viết ở Ai-len là 99% cho cả nam và nữ. Người dân Ai-len, từ học sinh tiểu học cho đến sinh viên đại học/cao đẳng, đều được đi học miễn phí, còn sinh viên từ các nước thuộc cộng đồng châu Âu thì chỉ phải trả một số loại phí và quỹ mà chủ yếu là tiền học phí. Mỗi năm, chính phủ Ai-len dành khoảng 8.759 tỉ Eu-ro để đầu tư cho giáo dục.
Thụy Sỹ
Giáo dục là một vấn đề rất quan trọng đối với các bang ở Thụy Sỹ. Tất cả trẻ em ở các bang của nước này đều phải hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học. Mười trong tổng số mười hai trường đại học ở Thụy Sỹ thuộc sở hữu và điều hành bởi các bang, còn hai trường còn lại thì nằm dưới quyền quản lý của Bộ giáo dục, nghiên cứu khoa học và phát triển. Nhờ những công trình nghiên cứu y học và hóa học của trường đại học đầu tiên với bề dày lịch sử hàng thế kỷ (ra đời năm 1460) của mình, Thụy Sỹ là quốc gia thứ 2, chỉ sau Australia, được nhiều sinh viên ngoại quốc lựa chọn để du học nhất. Ngoài ra, đây cũng là nước có số lượng người đoạt giải Nobel khá cao và sinh viên ở đây được xếp thứ 25 về năng lực khoa học, thứ 8 về toán học và thứ 15 trên tổng thể. Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế thế giới, Thụy Sỹ đã xuất sắc giành vị trí số 1.
Liên bang Nga
Để cải thiện thứ bậc thì quốc gia này vẫn còn nhiều việc phải làm bởi giáo dục bậc tiểu học ở đây vẫn chưa được ưu tiên quan tâm đúng mực. Tuy nhiên, điều thú vị là 100% người dân Nga đều biết chữ và 82% lực lượng lao động Nga đã tốt nghiệp đại học (theo kết quả khảo sát của Ngân hàng thế giới- World Bank). Chưa hết, năm 2011, chính phủ Nga đã chi hơn 20 tỷ USD, một con số khổng lồ, cho vấn đề giáo dục ở nước này.
Ba Lan
Bộ Giáo dục đang là người nắm vai trò đầu tàu ở đất nước này. Cả Pearson lẫn các nhà kinh tế học đều nhất trí rằng Ba Lan xứng đáng ở vị trí thứ 4 ở châu Âu và thứ 10 trên toàn thế giới nhờ vào hệ thống giáo dục cấp tiểu học và trung học cơ sở tuyệt vời của mình. Xin nói thêm, thu nhập trung bình của người dân Ba Lan là $21,118.
Canada
Tiếng Anh và Pháp là 2 ngôn ngữ chính được giảng dạy ở Canada và mỗi năm học chỉ kéo dài 180-190 ngày. Tỉ lệ mù chữ ở đây chưa bao giờ vượt quá 1% (ở cả nam và nữ). Tỉ lệ người dân Canada đi học luôn đạt ở mức cao và đa số họ đều hoàn thành chương trình học bắt buộc trong 16 hoặc 18 năm (tùy theo mỗi bang). Sau khi chính phủ ưu tiên đầu tư mạnh vào giáo dục cho trẻ em thì những kết quả thu được còn ấn tượng hơn nữa. Hiện nay, thu nhập bình quân của mỗi người dân Canada là 44,656 đô-la Canada và 5,4% tổng thu nhập quốc dân sẽ được dành cho vấn đề giáo dục.
Hàn Quốc
Đã có một cuộc cạnh tranh vị trí thứ nhất đầy khốc liệt giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Và Nhật Bản, dù đất nước này đầu tư rất mạnh cho giáo dục, vẫn đành phải nhường ngôi vị quán quân cho người hàng xóm Hàn Quốc.
Bạn có biết rằng trẻ em ở Hàn Quốc đi học cả 7 ngày trong tuần? Năm ngoái, số tiền ngân sách mà chính phủ nước này dành cho giáo dục lên đến $11,300,000,000. Và tỉ lệ dân số biết đọc, biết viết ở đây là 97.9% với 99.2% ở nam giới và 96.6% ở phụ nữ. Chưa hết, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc năm 2014 xấp xỉ $34,795. Đây là những bằng chứng cho thấy hiệu quả của công tác giáo dục ở xứ sở kim chi.
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
Trái với tưởng tượng của nhiều người, quốc gia có nền kinh tế mạnh và phát triển bậc nhất thế giới này thậm chí không thể lọt vào top 10 trong vấn đề giáo dục. Với nguồn ngân sách 1.3 nghìn tỷ đô, nền giáo dục Mỹ đã đạt được một vài thành tựu đáng kể: tỉ lệ người dân biết chữ là 99%, số lượng học sinh mỗi năm là 81.5 triệu với 38% thuộc bậc tiểu học, 26% ở bậc trung học và 20.5 triệu sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng,… 85% sinh viên Mỹ đã lấy được tấm văn bằng 2 cho mình trong khi 30% còn lại đã tốt nghiệp với bằng đại học chính quy. Công dân Hoa Kỳ được miễn học phí khi đi học cho đến bậc trung học.
Singapore
Đất nước với hệ thống giáo dục bậc tiểu học được đánh giá cao nhất thế giới này chính là chủ nhân của vị trí thứ 3. Không chỉ vậy, với U$D 64,584, đây cũng là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao thứ 3 trên thế giới.
Bỉ
Đây là quốc gia có một nền giáo dục rất đa dạng và không kém phần đặc biệt được tài trợ, vận hành và quản lý bởi người Flemish, người Pháp và những nhóm người nói tiếng Đức trong khi chính phủ chỉ đóng góp một phần nhỏ để đầu tư cho vấn đề này. Các học sinh Bỉ bắt buộc phải hoàn thành hết chương trình bậc trung học cơ sở trong một hệ thống giáo dục dùng chung cho mọi cộng đồng người ở nước này bao gồm: giáo dục cơ bản, mẫu giáo, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và dạy nghề. Bảng xếp hạng giáo dục của Liên hợp quốc đã xếp nước này đứng 18 trên thế giới.
Phần Lan
Cựu quán quân của chúng ta đã rớt xuống vị trí số 5 nhưng trong mắt của nhiều người, hệ thống giáo dục ở quốc gia này vẫn là tốt nhất thế giới. Có lẽ điểm trừ duy nhất của hệ thống giáo dục Phần Lan là đưa trẻ đến trường khi còn quá sớm, tuy nhiên, chương trình giáo dục miễn phí (ngân sách được chi hàng năm cho giáo dục là 11.1 tỷ Eu-ro) vẫn cho thấy hiệu quả của nó khi tổng thu nhập quốc dân của Phần Lan năm 2014 không hề thấp hơn 404.892 tỷ đô-la.
Australia
Ngân sách giáo dục hàng năm của Australia là 490 triệu đô-la (chiếm 5.1% GDP của quốc gia này vào năm 2009). Có khoảng 2 triệu trẻ em ở Úc đã biết đọc, biết viết và số lượng người dân thành thạo hai kỹ năng này chiếm 99% dân số. Số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học ở đây đạt 34% và số sinh viên tốt nghiệp văn bằng 2 là 75%. Ở Australia, các bang và vùng lãnh thổ nắm kiểm soát toàn bộ các hệ thống và hội đồng giáo dục. Theo PISA, chương trình giảng dạy các môn đọc, khoa học và toán học của Úc được xếp hạng lần lượt là thứ 6, thứ 7 và thứ 9, còn Pearson thì bình chọn nước này có nền giáo dục tốt thứ 13 trên thế giới.
Cộng hòa Liên bang Đức
Quốc gia này đã nỗ lực rất nhiều để vươn lên trở thành một trong những nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Ở Đức, giáo dục là vấn đề riêng của mỗi bang và vì thế chính phủ không hề can thiệp vào. Trong khi mẫu giáo chỉ mang hình thức tự nguyện thì trung học phổ thông ở đây lại là bắt buộc với 5 loại trường khác nhau. Các trường đại học ở Đức cũng được xếp loại tốt nhất trên thế giới và có sức ảnh hưởng không hề nhỏ đối với nền giáo dục ở châu Âu.
Đan Mạch
Nền giáo dục ở Đan Mạch bao gồm: mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học và giáo dục cho người lớn. Riêng bậc trung học được chia ra thành các phần giáo dục thể chất, dự bị đại học, thương mại, công nghệ và các chương trình kiểm tra giáo dục hướng nghiệp. Trẻ em ở Đan Mạch bắt buộc phải đến trường cho đến năm 16 tuổi và mặc dù giáo dục sau bậc phổ thông không hề bắt buộc nhưng 82% học sinh ở đất nước này vẫn ghi danh theo học, một tin vui cho đất nước của những chú lính chì.
Có thể bạn thích: