Truyện ngắn về thầy cô cảm động là 1 phần nào đó nào đó không thể thiếu trong một tờ báo tường ngày 20/11 và chúng góp phần làm nội dung tờ báo phong phú và ý nghĩa hơn bao giờ hết. Nếu bạn cũng đang muốn tìm những câu chuyện ngắn hay về thầy cô để báo tường lớp mình thêm sinh động và hấp dẫn, thì hôm nay hãy cùng TopChuan khám phá ngay top những mẩu truyện ngắn hay và ý nghĩa nhất cho báo tường ngày 20/11 qua bài viết dưới đây nhé, chắc chắn sẽ khiến bạn cay cay khóe mắt nhớ về những người thầy đã dìu dắt chúng ta.
Xin Lỗi Thầy
Cuối thu, tiết trời lạnh dần. Những chiếc lá cuối cùng cũng trôi theo gió. Bầu trời cao, xanh thẳm, chốc chốc lại gợn lên những làn sóng trắng. Cảnh vật tĩnh lặng lắm! Màn sương tàn nhẫn nhỏ thêm vài giọt trắng xóa, mờ ảo lên sự cô đơn đang nảy nở trong lòng tôi.
Người ta thường bảo nhau là mưa buồn. Nhưng tôi lại nghĩ, khoảnh khắc này còn hơn thế nữa! Mỗi lúc như vậy, đôi mắt tôi lại vô thức mà nhìn theo bao kỉ niệm thời thơ ấu, bao kỉ niệm thời cắp xách đến trường! Trong số đó, có một câu chuyện mà tôi nhớ nhất. Đó là một lần, tôi đã khiến cho người mà tôi kính trọng, thất vọng!… Hồi đó, có lẽ là vào lớp 5. Khi ấy, tôi học toán giỏi lắm! Kì kiểm tra nào, con 10 luôn bị tay tôi cầm chắc.Thầy toán cưng tôi nhất. Tôi cũng thích toán! Chẳng biết có liên quan gì về yếu tố di truyền không, hay là tôi chỉ đơn thuần thích cái số điểm tròn xoe kia!
Dù sao, tất cả đều chỉ là những suy nghĩ ban đầu! Tôi dần mất đi cái cảm giác yêu thích. Bài tập ngày càng làm tôi chán nản. Ngoài thời gian ở trường, bố mẹ tôi vẫn ngốn cho tôi hàng tấn thứ! Nhiều đến nỗi, đôi lúc, tôi nghĩ là đầu mình sắp sửa nổ tung, như một quả bom hẹn giờ! Rồi tới một đêm, hôm ấy là chủ nhật. Khi bao đứa trẻ khác đang tận hưởng cái niềm vui ngày nghỉ, thì tôi lại đang làm cái công việc thường ngày: cả núi bài tập. Hàng giờ đồng hồ, tôi cứ suy nghĩ, cứ viết, lặp lại theo một trình tự, và hoạt động như một cổ máy! Xong bài tập của bố mẹ cho, não tôi đã mệt lả, chỉ còn bài tập ở trường. Giở cuốn sách giáo khoa ra, chẳng hiểu nỗi, tôi nhìn thì cứ nhìn, nhưng suy nghĩ thì không! Suy nghĩ của tôi như vừa mới phá vỡ cái xiềng xích của nó, chạy lung tung, rồi nấp đi đâu mất! Tôi mệt lắm rồi! Bỗng nhiên, trong đầu tôi lại nảy ra một ý, mà trước giờ chưa từng xuất hiện: “Nhất thiết phải làm sao? Chắc gì thầy đã kiểm tra!”. Rồi như một phản xạ, ngay lập tức, một ý nghĩ khác chống đối lại: “Nhỡ đâu thầy kiểm thì sao?”, “Lớp nhiều người như thế, chẳng nhẽ lại trúng mình?”, “Sao lại không”….Tất cả cứ rối tung lên! Tôi bực tức hét lên một tiếng, trong khi thậm chí tôi cũng không biết mình vừa làm gì! Tôi có đủ thông minh để biết bên nào là đúng. Thế là tôi lại làm bài tiếp. Nhưng cũng chỉ được một lát, sự mệt mỏi lại thống trị cơ thể tôi! Tay tôi bắt đầu viết nguệch ngoạc một cách thiếu tự chủ! Tôi mạnh tay quẳng cây viết đi. Ngã người ra sau, tôi nhìn lên đồng hồ, đã khuya rồi. Mắt tôi như bị rút hết sức lực, đổ sụp xuống. “Muốn ra sao thì ra!”
Cuối cùng thì tôi cũng đã đầu hàng! Tôi nhanh chóng gấp tập vở lại, rồi cuộn tròn trong chăn. Giữa sự ấm áp và cái mê hoặc của giấc ngủ, tôi bất giác lo lắng. Nhưng chỉ trong khoảng khắc, tất cả đã bị vùi lấp… Sáng hôm sau, tôi dậy trễ. Tôi nhanh chóng nhét vài miếng bánh lót dạ rồi đi học. Tới lớp, tôi run người! Tay và trán tôi đẫm mồ hôi. Cái cảm giác lo lắng lại quay trở lại! Tôi thở từng nhịp một như cố gắng lắm. Có đứa bạn quay sang bảo tôi chỉ nó làm bài. Tôi bảo nó nên tự mình làm thì tốt hơn. Nếu như là mọi ngày thì tôi sẽ giúp nó, nhưng hôm nay, ngay cả cái đề tôi còn chưa đọc qua! Sau điểm danh, thầy bắt đầu sửa bài tập. Tim tôi đập thình thịch theo từng mi-li-mét mà ngón tay thầy dò trên danh sách lớp. Nhưng bề ngoài, tôi cũng cười cười nói nói, tựa hồ như tự an tâm mình và che giấu đi cái nỗi sợ hãi, cùng tiếng tim đập! Rồi thầy dừng lại, ngẩng mặt lên và nhìn chằm chằm vào tôi. Thầy nở một nụ cười, và điều đó khiến tôi lạnh sóng lưng: “Em lên làm bài đi!”.
Những lời đó như giúp tôi phá vỡ đi cái nỗi sợ hãi bâng quơ cũ, nhưng đem lại một nỗi sợ thật sự. Tôi từ từ đứng dậy. Tôi thú nhận với thầy tất cả, trong tiếng nấc. Tôi đứng mà cứ cúi gầm mặt xuống, dể cho mái tóc che đi đôi mắt cay xè của mình, tôi không dám nhìn mặt thầy! Hai tay tôi cứ bám chặt vào nhau. Tôi nhìn thấy một giọt nước rơi xuống quyển vở, rồi 2, rồi 3 và một bàn tay đã chai sạn, nhẹ nhàng nhấc quyển vở của tôi lên. Tôi lén lút ngẩng mặt nhìn, tôi thấy thầy! Thầy trông khác lắm! Khuôn mặt thầy không để lộ bất kì một xúc cảm nào cả. Nhưng tôi đọc được: thầy đang rất buồn! Rồi thầy đặt quyển vở xuống, trở lại bục giảng. Thầy lấy bút chì và viết gì đó. Tôi đoán chắc đó là con không đầu tiên của tôi! Suốt tiết, tôi vẫn cứ cúi mặt!…
Tiếng chuông reo lên, các bạn khác ùa ra khỏi lớp như đàn ong vỡ tổ. Riêng tôi, tôi vẫn cứ ngồi đấy, vẫn cứ lặng thinh. Tôi ân hận lắm! Tôi vừa khóc, vừa kéo quyển vở lại, hoàn thành nốt đống bài tập đáng ghét này. Giá như tôi đừng quá chây lười, giá như tôi đã làm bài tập thì tôi đã không khiến thầy thất vọng! Cái cảm giác khi làm cho người mà mình kính trọng, người đặt cả niềm tin vào mình, là cái cảm giác hết sức tồi tệ! Tôi ước cho Trái Đất ngừng quay, tôi ước cho thời gian ngừng chảy, tôi ước cho đôi mắt trở nên mù lòa, để tôi không phải nhìn thấy vẻ buồn trên khuôn mặt thầy nữa! Tôi ngửa mặt lên, để cho hai hàng nước mắt chảy xuống đôi bàn tay, để chúng xóa sạch cái tội lỗi… Bỗng, có một bàn tay đưa lên, lau nước mắt cho tôi, một bàn tay chai sạn! Tôi biết một người có bàn tay như thế, thầy! Thầy đã ngồi bên tôi từ lúc nào. Tôi nghẹn ngào mà nói lời xin lỗi, và tôi lại một lần nữa cúi mặt. Nhưng rồi, bàn tay thầy đã nâng khuôn mặt của tôi lên, để cho tôi nhìn vào đôi mắt thầy.”Thế em đã làm xong bài tập chưa?”, thầy hỏi. Tôi không trả lời, chỉ biết lẳng lặng gật đầu. Thầy nhoẻn miệng cười, một nụ cười khiến lòng tôi ấm áp, như một cách nói khác của từ “tốt lắm!”. Thầy lấy một cây bút bi và cuốn sổ điểm ra. Tôi đã suýt nữa ngất xỉu vì hạnh phúc khi nhìn thấy một con mười viết bằng bút chì, ngay chỗ tên tôi. Thầy dùng bút bi đỏ lại con mười ấy, nắn nót. Ngay cả khi tôi khiến thầy thất vọng, thầy vẫn luôn đặt niềm tin vào tôi!…
Cũng đã là một khoảng thời gian lâu lắm rồi! Nhưng tất cả vẫn cứ theo tôi mãi. Đó là một bài học dành cho tôi, một bài học rất ý nghĩa. Tôi còn nhớ rõ bàn tay của thầy, nụ cười của thầy, và cả con mười băng bút chì kia nữa! Hãy cố gắng đừng làm cho người khác thất vọng. Nếu không, thế giới chỉ là một nấm mồ!…
Người thầy năm xưa
Tôi sinh ra ở làng quê nhỏ. Ngôi trường tiểu học của tôi cũng là trường làng bé lắm. Ngôi trường ấy ngày ngày chào đón các em học sinh nghèo tay lấm chân trần. Vâng, trường tôi nghèo lắm. Nhưng ở nơi đó tôi đã tìm thấy nhiều niềm vui và những kỉ niệm về người thầy thân thương với lòng biết ơn sâu sắc.
Đã hơn 10 năm nhưng hình ảnh và lời nói của thầy vẫn luôn hằn sâu trong ký ức tôi. Đó là năm học lớp 5, tôi được chuyển sang học lớp mới. Ngày đầu đi học tôi đứng rụt rè ở cửa lớp vì e sợ thầy, bạn không quen. Thầy nhìn thấy tôi và hỏi han ân cần. Nhìn ánh mắt trìu mến và cầm bàn tay ấm áp của thầy, tôi bước vào lớp trong sự yên tâm lạ thường.
Từ lần đầu được gặp thầy rồi được thầy dạy dỗ, tôi càng hiểu và thấy yêu quý thầy nhiều hơn. Với thầy, tôi có thể diễn tả bằng hai từ “yêu thương” và “tận tụy”. Thầy tận tụy trong từng bài giảng, từng giờ đến lớp. Cả những ngày nóng bức hay những ngày mưa, thầy đều đến lớp để mang cho chúng tôi nhiều điều mới lạ.
Tôi nhớ đến mùa nước nổi, khắp đường xá, trường học đều đầy nước. Thế mà thầy trò chúng tôi vẫn đến lớp đều đặn, học bì bõm trong nước thế mà vui đến lạ. Những bài giảng của thầy dường như “đánh thắng” cả mùa nước lũ.
Khi không đến lớp, thầy lặn lội đến nhà các học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và tạo điều kiện tốt hơn để chúng tôi yên tâm ngày hai buổi đến trường. Thầy tôi là như thế, thầy tận tụy với nghề, yêu thương tất cả học sinh. Tôi đã từng được đến chơi nhà thầy – một ngôi nhà mái lá đơn sơ nhưng gọn gàng, sạch sẽ. Căn nhà bé nhỏ ấy chứa đựng tấm lòng yêu thương bao la của thầy tôi.
Hơn cả 1 người thầy dạy chữ, thầy còn dạy chúng tôi biết bao điều trong cuộc sống. Thầy luôn nhắc nhở chúng tôi cố gắng học tập, không khuất phục cái nghèo. Thầy vẫn tin rằng các học trò của thầy sẽ xây dựng một tương lai tươi sáng hơn. Niềm tin của thầy truyền sang niềm tin của chúng tôi – những đứa học trò nghèo chan chứa bao nhiêu là ước mơ và hoài bão. Những lời dạy dỗ của thầy đã theo tôi trong suốt những tháng năm dài.
Riêng với tôi, tôi vẫn nhớ mãi những lần được thầy đưa đến trường. Con đường đá đến trường đã thấm biết bao giọt mồ hôi của thầy tôi. Tôi không sao quên được hình ảnh thầy với chiếc xe đạp cũ kĩ cứ kêu “kót két” theo từng vòng quay. Thế mà chỉ cần ngồi sau lưng thầy, con đường dài dường như ngắn lại; cái nóng của buổi trưa nắng gắt dường như cũng mát dịu hẳn đi. Nhìn lưng thầy ướt đẫm mồi hôi mà miệng vẫn vui cười. Ôi! Sao mà nhớ thầy đến thế!
Trên con đường dài với lắm gập ghềnh, thầy và tôi cùng nhau trò chuyện nhiều điều thú vị. Bất chợt tôi cảm thấy thầy thật gần gũi và thân thiết như một người bạn lớn. Có lần thầy hỏi tôi rằng: “Nếu chỉ được đi qua một lần trên con đường đầy hoa dại, con sẽ chọn một bông hoa nào con cho là đẹp nhất?!”.
Lúc bé thơ ấy tôi nào hiểu những gì thầy muốn nói, chỉ khẻ cười rồi im lặng. Rồi thầy bảo rằng “trên đường con đi sau này sẽ có nhiều “bông hoa” như thế. Con đừng đợi phải đi hết quãng đường, hãy nắm lấy cơ hội để con có thể tiến xa hơn”. Và khi đó tôi mới hiểu điều thầy muốn nói, lời nói của thầy đã cổ vũ tôi đủ can đảm bước xa làng quê bé nhỏ để lên thành phố học tốt hơn. Đúng là thầy tôi, lời khuyên nhủ thật nhẹ nhàng nhưng sâu sắc và làm người ta yên lòng lắm.
Đến hôm nay, tôi bỗng nhớ lại những câu chuyện của người thầy năm xưa. Thầm cảm ơn thầy về những gì tốt đẹp thầy đã dành cho tôi. Đó là những lời dạy dỗ quý báu cổ vũ tôi trong những tháng năm dài. Gần 10 năm nay ít có dịp về thăm thầy cũ. Ngôi trường làng ngày xưa đã tàn phai ít nhiều. Mỗi lần về thăm lại thấy mái tóc thầy tôi bạc trắng nhiều hơn. Nhưng dù thời gian có trôi qua bao nhiêu, tấm lòng thầy vẫn như thế, vẫn tận tụy và đầy yêu thương.
Đối với tôi, “người thầy năm xưa” là biểu tượng của một nhà giáo Việt Nam ưu tú. Ở thầy tôi là sự hy sinh cao cả xuất phát từ lòng yêu nghề, yêu trẻ. Đến hôm nay, trong lòng tôi vẫn mãi mãi kính trọng và biết ơn “người thầy giáo năm xưa”.
Ông giáo và tách cafe
Một nhóm sinh viên giờ đã thành đạt trong công việc cùng nhau về thăm thầy giáo cũ. Cuộc nói chuyện nhanh chóng được chuyển sang những vấn đề trong cuộc sống và công việc…
Muốn mời những học trò cũ uống cà phê, ông giáo vào bếp và quay lại với rất nhiều cà phê đựng trong những chiếc cốc khác nhau: cái bằng sứ, cái bằng nhựa, cái bằng thuỷ tinh, cái bằng pha lê, một số trông rất đơn giản, số khác lại có vẻ đắt tiền, vài cái được chế tác rất tinh xảo…
Khi tất cả mọi người đều đã cầm cốc cà phê trong tay, ông giáo nhẹ nhàng lên tiếng: “Không biết các trò có chú ý không, nhưng những chiếc cốc trông đẹp đẽ, đắt tiền luôn được lựa chọn trước, để lại những cái trông đơn giản và rẻ tiền.
Mặc dù rất đơn giản và dễ hiểu khi các trò muồn điều tốt đẹp nhất cho bản thân nhưng đó cũng là nguồn gốc, nguyên nhân của mọi vấn đề căng thẳng của các trò.
Một điều chắc chắn rằng cái cốc không phải là thứ quyết định chất lượng của cà phê đựng bên trong. Một số trường hợp, nó chỉ đơn giản là cái vỏ đắt tiền hơn và một số khác thậm chí che giấu cái mà nó đang chứa đựng.
Điều các trò thực sự muốn là cà phê chứ không phải cái cốc, nhưng các trò vẫn có ý thức lựa chọn cái cốc tốt nhất. Sau đó các trò mới để mắt đến những cái cốc khác.
Cũng như vậy, cuộc sống của chúng ta là cà phê, công việc, tiền bạc và vị trí xã hội là những cái cốc. Chúng chẳng qua chỉ bao bọc lấy cuộc sống. Và loại cốc mà trò có không làm nên cũng như không thay đổi cuộc đời mà trò đang sống…”.
Đôi khi, chúng ta chỉ quan tâm đến cốc mà quên thưởng thức thứ cà phê ông trời đã ban tặng cho chúng ta. Người hạnh phúc nhất không phải là người có những thứ tốt nhất mà là người biết biến những thứ mình đang có thành thứ tốt nhất.
Người thầy trong trái tim em
Trong mỗi đời người, luôn “lưu trú” những kí ức, có những kí ức vui ta muốn nhớ mãi nhưng cũng có những kí ức buồn ta muốn quên đi. Đối với tôi, kí ức khiến tôi muốn nhớ mãi là thời học trò trong những năm cấp hai của tôi. Mỗi năm học trôi qua, tôi đều có thêm người thầy, người cô để ghi nhớ trong trái tim mình và năm nay cũng vậy. Chỉ trong khoảnh khắc vài tháng, cô giáo dạy văn của tôi đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc.
Ắt hẳn các bạn ngồi đây cảm thấy lời của tôi là nghịch lí. Tôi đang học lớp chín thì đáng lí ra tôi phải viết về những thầy cô trong các năm học trước của mình, nhưng tôi lại viết về người cô đang dạy tôi trong năm học này? Có thể đối với những bạn khác, cô chỉ mới đứng lớp trong hai tháng. Nhưng với tôi, cô đã gắn bó hơn sáu tháng rồi.
Cô đã dạy văn tôi trong suốt ba tháng hè. Và đó cũng là khoảng thời gian tuyệt vời nhất đối với tôi. Cô là một người rất tận tụy, giảng giải chu đáo cho học sinh. Khi cô giảng bài, giọng nói ấm áp, truyền cảm của cô đã thu hút chúng tôi vào bài học. Cô giảng giải, phân tích từng chi tiết nhỏ nhất của bài học, cho học sinh cảm nhận ý nghĩa của từng chi tiết đó rồi phát triển thành những lời văn sâu sắc, đầy ý nghĩa. Nhờ những bài giảng của cô mà chúng tôi thêm yêu nàng Kiều mười lăm năm lưu lạc, thêm yêu Vũ Nương – người con gái tư dung tốt đẹp. Những bài mà trước đây đọc không hiểu, giờ đây chúng tôi thấy nó mới hay, mới sâu sắc làm sao! Người ta thường nói tiết Văn là tiết ru ngủ nhưng điều kì lạ là khi cô giảng chúng tôi càng cảm thấy thú vị hơn, ý nghĩa hơn. Chắc có lẽ chính nhờ vậy mà cô luôn được học sinh chúng tôi yêu mến.
Khi vào năm học, tôi vui sướng biết bao khi được cô làm chủ nhiệm. Trong vai trò chủ nhiệm, cô trông nghiêm túc hơn hồi hè. Khi lớp hạng cao, cô khuyến khích, khen thưởng, mỗi lần lớp hạng thấp, cô nhắc nhở, động viên lớp cố gắng hơn. Mẹ tôi cũng là một giáo viên chủ nhiệm nên tôi có thể hiểu được sự vất vả, nặng nề thế nào khi đảm nhận chủ nhiệm một lớp cuối cấp. Càng hiểu nỗi vất vả của cô bao nhiêu, tôi càng quyết tâm phải giúp lớp lấy được hạng cao bấy nhiêu. Có thể đối với các lớp khác, tiết chủ nhiệm luôn là tiết nặng nề nhất, bởi tiết đó luôn khiến các bạn khác lo sợ vì bị mắng. Nhưng với lớp tôi, giờ chủ nhiệm lại được nghe những câu chuyện hay, ý nghĩa trong cuộc sống. Tôi yêu những câu chuyện đó vì nó luôn giúp chúng tôi rút ra được những bài học quý giá cho riêng mình. Tôi đã từng đạt giải ba trong kì thi học sinh giỏi lớp tám. Có lẽ vì vậy mà cô kì vọng vào tôi trong kì thi năm nay. Tôi tự hứa mình phải cố gắng hơn, mình phải đậu để không khiến cô thất vọng. Nhưng tôi đã thất bại. Những tưởng cô sẽ la mắng tôi, trách móc tôi, nhưng không. Tôi vẫn nhớ mãi câu nói của cô khuyến khích các bạn trong lớp: “ Cho dù các con thi không đậu cũng đừng buồn, vì các con còn nhiều cơ hội khác để bắt lấy.” Nhưng thật sự cô càng khuyến khích thì tôi lại càng thấy lòng ray rứt hơn. Tôi đã tự hỏi với lòng mình tôi đã cố gắng hết sức chưa, tôi đã tập trung vào môn văn chưa? Mặc dù vậy, cô vẫn không hề la rầy, trách cứ tôi một lời nào mà vẫn dịu dàng động viên, an ủi tôi. Chính điều đó sẽ là động lực cho tôi bước tiếp và cố gắng, nỗ lực hơn nữa trên con đường học vấn của mình.
Lớp chúng tôi có một bạn tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng học rất giỏi. Cả nhóm chúng tôi tổ chức sinh nhật cho bạn đó nhưng trong lớp lại có bạn nói: “Tại sao chỉ có sinh nhật bạn đó là tổ chức còn sinh nhật tụi mình thì không tổ chức?” Nghe thấy câu nói đó, cô đã nói: “Gia cảnh bạn khó khăn, có lẽ mấy năm nay cũng chưa có được 1 ngày sinh nhật cho mình, tuy ở đây chỉ là một chút gì đó nhỏ thôi nhưng ít nhất cũng khiến bạn cảm thấy vui…” Nói đến đây, cô đã khóc. Nhìn giọt nước mắt của cô rơi xuống mà lòng chúng tôi chạnh lại. Chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi, chỉ từ lời nói của cô thôi mà đã khiến chúng tôi hiểu được thế nào là sự sẻ chia, thế nào là ấm áp tình bạn. Giọt nước mắt ấy đã khiến chúng tôi phải nhìn lại mình. Chúng tôi được sống trong hoàn cảnh đầy đủ, may mắn hơn thì tại sao lại không chia sẻ sự may mắn đó cho người bạn của mình để họ cảm thấy lòng ấm áp hơn? Khi nhìn những giọt nước mắt ấy, tôi chợt nhận ra cô không chỉ là một giáo viên tận tụy mà còn là một người đồng cảm với học sinh, luôn cố gắng thấu hiểu học sinh của mình.
Văn của tôi không bóng bẩy, trau chuốt, cũng không đặc sắc như những bài văn mà các bạn đã đọc. Khi tôi viết những dòng cảm nhận này, tôi chẳng nghĩ rằng mình sẽ được giải. Tôi chỉ viết bằng tấm lòng yêu thương, kính trọng cô từ sâu thẳm trong con tim mình. Tôi không nêu tên cô ra vì tôi nghĩ các bạn cũng có thầy giáo, cô giáo dạy văn như tôi và tôi cho rằng cô cũng không thích như vậy.
Sáu tháng, chưa đầy một năm nhưng cô đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Cô như là nguồn cảm hứng cho những bài văn của tôi và nếu mái trường là ngôi nhà thứ hai thì cô chính là người mẹ thứ hai của tôi. Cô ơi, con cảm ơn cô vì những gì cô đã dành cho con, con sẽ cố gắng để thành công và “gặt được nhiều lúa vàng” trong cuộc sống.
Nhớ thầy
Những chiều mưa màu hạ mang theo mùi ngai ngái từ đất xông lên xộc vào mũi chẳng thế xua đi cái nắng mùa hè oi ả, mấy cành bằng lăng tím sẫm trước cửa bị nước mưa làm cho oằn xuống, trĩu nặng quệt ngang đầu. Một vài vũng nước đọng lại trên đường chưa kịp rút xuống cống còn lềnh bềnh bong bóng nước cứ vừa tạo thành lại vỡ tan theo bao ký ức nhạt nhòa về một thời xa thẳm. Chiều mưa từ trong nhà nhìn ra phố vắng, nhìn dòng người vội vã tìm chỗ trú hay tìm một bóng cây nào đó mặc vội chiếc áo mưa tiện lợi vừa mới kịp mua vào, lòng tôi bâng khuâng nhớ một mùa mưa nhiều năm trước, bao kỉ niệm về trường, về lớp gắn với cơn mưa chiều mùa chia tay bất chợt ùa về như một thước phim quay chậm, một thước phim không màu có lẽ đã cũ lắm nhưng cũng chẳng kém phần sống động, rõ đến từng chi tiết…
Năm đó, tôi mới lớp sáu, bước chân vào trường không khỏi xa lạ và bỡ ngỡ. Thầy giáo dạy Toán của tôi khi ấy tên là Hùng. Khác với những thầy giáo dạy Toán khác có vóc dáng cao lớn, đôi mắt sáng quắc với cái nhìn uy nghiêm, gõ thước liên tục xuống bàn mỗi lần kêu học sinh lên trả bài, thầy Hùng của chúng tôi khá thấp, lưng hơi khòm, đầu hơi hói, vầng trán cao và đặc biệt là đôi mắt sáng tỏa cái nhìn trìu mến, ấm áp. Và có khi, tôi còn nhìn thấy trong đôi mắt ấy ẩn chứa một nỗi buồn thầm kín, sâu thẳm chỉ thoáng qua trong mơ hồ khi thầy đưa mắt nhìn xa xăm đâu đó vào khoảng không vô định. Giọng nói của thầy trầm, rất trầm, ấm và mang sức truyền cảm đến nỗi, ai nghe thầy đang giảng bài bên lớp tôi cũng đều tưởng rằng chúng tôi đang có giờ Văn. Thầy hiền lành và giản dị, đi dạy thầy chỉ mặc chiếc quần đen với cái áo nâu đã sờn, nhưng trông thầy lúc nào cũng gọn gàng, sạch sẽ. Thầy viết chữ không thật đẹp, thậm chí có đứa còn chê nét chữ thầy nhìn tròn tròn cụt cụt như quả trứng gà í, nhưng rất thẳng hàng, ngay ngắn và đều. Nhìn nét chữ ấy cũng có thể đoán ra được phần nào phẩm chất bên trong con người thầy. Học trò kính nể cũng 1 phần nào đó nào đó bởi sự giản dị đến mộc mạc, chân chất của thầy.
Thầy hay đi dạy trên chiếc xe máy cũ kĩ, chắc là lỗi thời lắm rồi. Nhiều khi tôi thấy thầy vừa vất vả đạp xe chạy ra đến cổng nó bỗng dưng chết máy, thế là thầy phải dắt bộ đi một quãng khá xa đến nơi có tiệm sửa xe máy. Những lúc như thế, vài đứa chúng tôi chạy tới hỏi xe thầy bị làm sao vậy, thầy chỉ cười nói: “Cái xe của thầy nó lại dở chứng ấy mà!”. Nghe nói nhà thầy xa lắm, ở tận trên thị trấn, vợ thầy làm nghề bán trái cây ở chợ. Chính vì vậy mà lũ chúng tôi thỉnh thoảng vẫn thấy thầy trên chiếc xe máy cà tàng ấy, chở từng thùng trái cây đi giao hàng cho vợ. Chúng tôi có đứa chào thầy, có đứa hét thật to gọi thầy, thầy đều cười hiền gật đầu hay vẫy tay chào lại.
Năm đó, những ngày gần thi học kì Một, trời làm bão, lụt lớn. Ba mẹ bảo tôi nghỉ nhưng rồi tôi vẫn nhất quyết đòi lên lớp. Cả một lớp nghỉ hơn phân nửa, trường chỉ có mấy giáo viên là đến lớp được, hôm đó lại có tiết Toán, chúng tôi đinh ninh nhà thầy Hùng ở xa không đến được nên chuẩn bị kéo nhau về. Từ đằng xa, thầy Hùng xuất hiện trong bộ áo mưa rách tươm vì gió dập mạnh, trên chiếc xe cà tàng nổ tạch tạch vì bị vô nước, và, thầy vần luôn thật đúng giờ. Chúng tôi lúc đó ai cũng thương thầy, hầu hết các giáo viên ở xa trường đều vắng mặt, chỉ có mình thầy không quản nắng mưa gió bão lên lớp vì sợ chúng tôi đến chờ mà không thấy thầy đâu. Hôm ấy, mặc cho mưa gió ầm ĩ ngoài trời, trong lớp học chúng tôi vẫn ấm áp hơn bao giờ hết vì có tình thương vô vờ bến của thầy.
Còn nhớ ngày đó, tôi là một đứa học sinh giỏi trong lớp nhưng rất bướng bỉnh và nghịch ngợm hệt như con trai. Thầy Hùng cũng rất quý tôi vì tôi học khá tốt, những ngày đầu năm tôi vô cùng kính trọng thầy, nhưng càng về sau thấy thầy hiền, tôi càng tỏ ra không nghe lời, thỉnh thoảng còn hùa với đám bạn nói những câu trêu thầy, nhất là khi thấy thầy đang giao những thùng trái cây ngoài chợ. Thầy luôn hiền và dễ tính với chúng tôi nên có đôi đứa rủ nhau bày trò chọc phá thầy, hay hỗn láo dám cãi lời thầy. Tôi thấy chúng nó mất dạy với thầy như thế là quá đáng, nhưng không phủ nhận chính mình cũng có tham gia vào những trò quậy của bọn con trai trong lớp chọc tức thầy để làm trò cười. Dù sau mỗi lần như vậy thầy không tỏ thái độ hay giận dữ, lòng tôi có đôi chút ăn năn.
Bước sang học kỳ Hai, cả lớp chúng tôi đều nhận thấy thầy trở nên khó tính và thi thoảng nhăn nhó hơn. Thầy cũng không la rầy gì đến bọn tôi, thầy vẫn dạy rất nhiệt tình, nhưng thầy cũng không còn cười nhiều như trước. Mấy đứa còn thêu dệt lên rằng thầy không ưa lớp tôi nữa, thầy ghét chúng tôi rồi nên mới thế, làm tôi cũng cảm thấy có chút khó chịu mỗi khi học tiết thầy.Cho đến 1 ngày gần đến đợt thi cuối kỳ Hai, thầy cho chúng tôi đề cương ôn tập và hẹn tuần sau sẽ giải. Thầy còn lên lịch ôn cho chúng tôi hai buổi khi thầy có thời gian, tất nhiên, chúng tôi chỉ cần đi học cho đầy đủ mà không phải nộp tiền gì cả. Rồi đột nhiên, sau ngày hôm ấy, nghe mấy đứa lớp khác nói thầy bị ốm nên không thấy đi dạy nữa. Đến hôm chúng tôi có tiết Toán, vẫn không thấy thầy lên lớp. Bạn lớp phó hớt hải chạy vào “Tụi bây, tụi bây, ông thầy mình vào viện rồi, bữa nay lớp mình trống tiết Toán!”
Chẳng biết tâm hồn thơ trẻ lúc ấy nghĩ thế nào, chúng tôi nhảy cẫng lên hò reo sung sướng vì được nghỉ hai tiết Toán, đứa nào đứa nấy chạy ào ra sân trường tiếp tục mấy trò chơi nhảy dây, đá cầu quen thuộc. Đến tiết tiếp theo, dù gần đến ngày thi, chúng tôi vẫn vui mừng vì lại được nghỉ tiết. Thật ra, tôi cũng có nghe lớp trưởng nói loáng thoáng qua về việc sẽ vào viện thăm thầy, nhưng ngặt nỗi nhà thầy ở xa quá, nếu đạp xe lên tận thì trấn những mười mấy cây số sợ xe cộ nguy hiểm, ba mẹ chúng tôi thì đều bận cộng việc đồng áng không thể đưa đi được. Mà có muốn đi cũng đâu có thời gian, gần thi học kì rồi còn bao nhiêu môn chưa học. Mấy cái đầu óc non nớt lúc đó chỉ nghĩ thầy bị bệnh rồi sẽ khỏe lại, sẽ đi dạy và ôn tập cho chúng tôi nên chẳng có gì phải lo lắng.
Một ngày mùa hạ cuối năm vẳng tiếng ve sầu kêu ran trên những chùm hoa phượng vĩ đỏ thẫm, lớp tôi vừa học thể dục xong chuẩn bị vào lớp thì thấy có mấy đứa đứng túm tụm trước văn phòng. Bản tính tò mò tôi cũng chạy lại xem, bỗng nghe tin sét đánh “Thầy Hùng mất rồi! Mới mất hôm qua, do bị tai biến.” Tai tôi ù ù, tôi hét thật lớn bảo không tin, tôi không tin thầy đã chết, không tin là mình không bao giờ đcòn ược gặp lại thầy! Nhưng sao chân tôi như muốn khụy xuống, xung quanh, tiếng khóc lóc thảm thiết của đám bạn cùng lớp có, khác lớp có cứ ù ù đi như có hàng ngàn con ong bay vo ve trong tai. Rồi mưa ập đến, tôi chỉ biết đứng trong màn mưa, hai mắt đẫm nước…
Khi ấy, chúng tôi đều hiểu rằng tuy bình thường thầy hiền lành là vậy, thầy ít nói là vậy, tuy lũ học trò nghịch ngợm vẫn hay trêu chọc thầy là vậy, nhưng tận sâu đáy lòng đứa nào cũng kính trọng thầy vô cùng. Chúng tôi, tất thảy đều đã xem thầy như cha ruột của mình, dù không nói ra, chúng tôi biết rằng thầy cũng xem đám học trò của mình như con đẻ. Thầy biết chúng tôi còn con nít lắm nên mới thích quậy phá thế thôi, thầy có rầy la chúng tôi bao giờ. Nhưng, giá mà thầy từng một lần la mắng, một lần than phiền về chúng tôi, để giờ đây gương mặt hiền từ và nụ cười ấm áp của thầy đã không ám ảnh trong đầu tôi mãi về sau! Sao thầy hiền quá, thật thà quá, mà lại ra đi sớm quá!
Tôi nhớ về thầy, về những kỉ niệm đã nhạt nhà đi trong một cơn mưa rào đầu hạ. Còn một điều nữa, mà đến giờ tôi mới hiểu. Chẳng phải thầy ra đi vì lâm bệnh đột ngột đâu, thực ra thầy đã phát bệnh từ hồi giữa học kì Hai năm đó cộng với lao lực cực nhọc trong việc dạy học mới khiến thầy ra đi sớm như thế. Thảo nào thầy hay lên lớp với gương mặt mệt mỏi, thi thoảng hơi nhăn nhó và ít cười hơn hẳn, ai biết đâu khi ấy cơn đau đang hành hạ mà thầy vẫn cố gượng bước trên bục giảng để mang đến kiến thức cho chúng tôi. Con chỉ ước thầy hãy sống lại dù chỉ một phút giây mà nghe lời cảm ơn về tất cả những gì thầy đã làm cho con, và cũng cầu mong thầy tha thứ cho đứa học trò dại dột bé bỏng này về những phút bất kính với thầy con vô tình phạm phải, nào biết đâu có thể khiến cho thầy buồn… Thầy có còn giận con không?
Câu Chuyện Cảm động Về Nghề Giáo
Tôi là một học sinh… không dạy nổi. Tất cả các thầy cô giáo đã dạy tôi đều nhận xét như vậy với ba mẹ tôi. Chưa có lớp học nào chịu thu nhận tôi quá một tháng. Mẹ tôi khóc. Bố thở dài: thằng này vậy là coi như xong…
Chuyển qua trường mới. Nhìn sơ qua học bạ, thầy hiệu trưởng đã muốn đuổi tôi đi nhưng nể tiếng ngoại tôi là giám đốc ty giáo dục cũ, thầy đành nhận. “Tôi sẽ xếp em vào lớp thầy Tiến”. Thầy dạy lớp tập hợp toàn học sinh cá biệt của trường. Ngày đầu tiên vào lớp, bố đích thân dẫn tôi đến “trao tận tay thầy”. Tôi lén quan sát “đối thủ” của mình. Thầy gầy gò, mang cặp kính gọng đen nặng trịch, mắt nhướng lên nhìn sát mặt tôi “A, con trai, để xem thầy làm được gì cho con không, khá đây”. Thầy xếp tôi ngồi với một con nhóc tóc tém mặt mũi lanh lẹ. Nó khẽ hích vào vai tôi giành chỗ ngồi rộng hơn. Tôi đành chịu vậy, chưa bao giờ tôi đánh con gái cả. Thầy thắng tôi 1-0 rồi. “Thầy biết tại sao em dây mực vào áo bạn”, thầy nói với tôi khi Tú còm mếu máo mách chuyện. Sao ông ấy lại biết nhỉ? Mình đã khai gì đâu. Trước đây, mỗi lần tôi dây mực vào hầu hết các trò trong lớp các cô đều hỏi tại sao, các thầy thì ngay lập tức thi hành hình phạt. Bao giờ tôi cũng bịa ra một chuyện mà mình là nạn nhân. Tôi mặc sức bịa dù chẳng ai tin. Tôi cũng chẳng quan tâm hình phạt là gì và có ai tin hay không. Vậy mà hôm nay thầy bảo là thầy biết. Ngạc nhiên hơn là thầy chẳng phạt tôi gì cả. Thầy chỉ nhỏ nhẹ bảo tôi: “Lần sau em nhớ cẩn thận hơn”. Mấy hôm sau nữa tôi lại vẩy mực lên áo 3 nạn nhân nữa. Thầy vẫn bảo biết rồi và không phạt. Tôi đâm chán trò vẩy mực cũ rích chẳng ấn tượng này. Thời ấy chúng tôi đứa nào cũng mang kè kè tấm bảng và mấy mẩu phấn. Ra chơi, tôi gom hết phấn ném vào lũ con gái nhảy dây trước sân. Hết buổi học tôi xô lũ bạn ngã dúi dụi, chạy ngay ra cổng trước. Đứa nào xấu số đi qua chỗ tôi đều bị tịch thu hết phấn thừa. Hôm sau thầy gọi tôi lên phòng họp. Thầy mở tủ ra, ấn vào tay tôi hộp phấn to đùng mà không nói gì. Tôi xấu hổ quay mặt đi tránh ánh nhìn của thầy. Tôi nhớ mình đã lì mặt ra như thế nào khi cô giáo cũ mắng tôi, hôm sau tôi càng lấy phấn nhiều hơn nữa. Vậy mà khi cầm hộp phấn thầy cho trong tay, tôi thấy xấu hổ quá chừng. Ôm hộp phấn lên trả cho thầy, tôi lí nhí: “Lần sau em không làm thế nữa”. Thầy mỉm cười bảo: “Em ngoan lắm!”. Lần đầu tiên tôi được người lớn khen ngoan. Tôi nằm nghĩ cả đêm. Từ nay mình sẽ ngoan mãi, để không ai mắng mình nữa. Nhưng ngoan chưa chắc đã giỏi. Quả thật tôi đúng với trường hợp ấy. Tôi có thể bắn bi, chơi bắn bàng cả ngày không chán. Nhưng hễ cứ ngồi vào bàn học là tôi chán ngay. Ba mẹ có đánh, có mắng thế nào cũng chịu. Môn toán còn đỡ, có tí gì dính đến văn chương là tôi mù tịt. Vào học được một tháng, tôi thấy thầy đạp xe qua nhà. Chiếc xe của thầy chẳng biết trước đây sơn màu gì, giờ chỉ còn trơ ra màu gỉ sét xấu xí. Thầy vào nhà, ba mẹ tôi đều đi vắng cả. Ngó qua căn nhà tồi tàn của tôi, thầy hẹn ngày mai quay lại. Tôi lo hết cả một ngày. Chẳng biết mình làm gì sai. Hôm sau thầy đến. Thầy đứng luôn ngoài sân “bàn chuyện” với ba tôi. Thầy bảo cần một người đọc và ghi chép lại tài liệu giúp thầy. Nhất thiết phải là chữ trẻ con. Thầy đang nghiên cứu gì đó. Ba mẹ tôi mừng rỡ vì không phải khản cổ quản tôi nửa ngày không đến trường. Tôi vùng vằng mãi mới chịu đến nhà thầy. Thầy ở một mình. Ngoài giá sách ra cũng chẳng có gì đáng giá. Mỗi ngày một buổi, tôi gò lưng ghi chép lại những gì đọc được. Thầy bắt tôi viết những dòng cảm nhận ngắn sau mỗi tác phẩm. Sau đó tôi đọc to lên và thầy chỉnh sửa những điều tôi nghĩ lệch lạc, thêm vào một số ý. Thỉnh thoảng thầy bảo tôi dừng ghi, chuyển qua tính toán giúp thầy vài việc. Tôi về nhà cố luyện cách tính toán sao cho nhanh nhất để không bị mất mặt trước thầy. Dần dần, kiến thức “tự nhiên” đến với tôi lúc nào không biết. Lần đầu tiên cầm tờ giấy khen của tôi trên tay, mẹ tôi đã khóc, khóc to hơn lúc tôi bị đuổi học. Ba tôi thì chẳng nói gì, chỉ gật gù cười. Năm học qua đi nhanh chóng. Tôi nghỉ hè vẫn không quên đọc và ghi chép lại một chồng sách cao ngất ngưởng thầy giao trước khi nghỉ học. Ngày khai trường, tôi tìm mãi vẫn không thấy thầy đâu. Linh tính điều không hay, tôi bỏ cả buổi lễ chạy đến nhà thầy. Căn nhà trống hoác. Bác hàng xóm nghe chó sủa ran chạy sang xem xét. “Cậu là Phong hử?”. “Dạ”. “Thầy Tiến gửi cái này cho cậu. Thầy ấy bảo chuyển vào Nam ở với con trai”. Tôi vội vàng mở ra, bức thư rất ngắn. “Thầy mong em cố gắng học thật tốt. Em luôn là học trò ngoan của thầy”. Mười năm qua đi, tôi mới hiểu hết những gì thầy muốn nhắn. Có những điều không hay nhưng không thể thay đổi bằng sự giận dữ. Tình yêu thương và sự sáng tạo mới là thứ giúp bạn thay đổi mình, thay đổi mọi người. Cảm ơn thầy với phương pháp dạy đặc biệt đã giúp em trưởng thành. Cám ơn Thầy của em!
Bài học làm người từ cô giáo dạy Sử
Sau ba năm tôi mới có dịp trở lại trường cũ. Mọi thứ không thay đổi nhiều, sân trường vẫn rợp bóng cây, và những chiếc ghế đá vẫn ở đó, trầm mặc và nhẫn nhịn. Tiếng cô giảng đều đều trên lớp và ánh mắt ngây thơ của đám trẻ học trò khiến tôi nhớ lại những kỷ niệm thời cắp sách. Tiếng trống trường đã điểm, giờ ra chơi đến.
Tôi lại bóng dáng của cô từ trong lớp, vẫn dáng hình ngày xưa khi gieo mầm con chữ cho chúng tôi. Cô vẫn tận tụy đến lớp, vẫn chèo lái những con thuyền mơ ước của những cậu học trò nhỏ chúng tôi đến bến bờ hạnh phúc. Giọng cô nhẹ nhàng phân tích cho học sinh chúng tôi những sự kiện lịch sử đáng nhớ, những chiến thắng vang dội của quân ta khắp các chiến trường. Chốc chốc cô ngừng giảng và nhìn đám học trò đang tròn mắt suy ngẫm. Chính cô cũng không thể nhận ra được những thế hệ học trò đó còn nhớ mãi công ơn của cô tự ngày nào.
Cô về trường tôi từ khi trường chỉ có mái lá đơn sơ. Ngày mưa cũng như ngày nắng cô vẫn đạp chiếc xe Thống Nhất đã bạc màu đến lớp. Có lần những hôm trời mưa bão rất to mà cô vẫn cố đạp hơn chục cây số đến lớp vì sợ học sinh phải chờ. Có khi nước ngập quá bánh xe mà cô vẫn bước tiếp, đến lớp thì cả thầy cả trò đều ướt hết. Phòng học dột nát không thể theo học. Những khi mưa gió như vậy cô lại nhớ về vùng quê Bình Lục, nơi người ta vẫn “cưỡi trâu đi họp huyện” cô lại thấy xót thương. Cô thường kể cho chúng tôi nghe rất nhiều về miền quê và gia đình cô. Miền quê chiêm trũng, ngập quanh năm những có nghị lực phi thường.
Giờ đây khi mọi thứ đã được thay mới, cô vẫn ngày ngày đến lớp. Là một giáo viên dạy sử nên tính cô rất nghiêm khắc. Cô luôn dạy chúng tôi phải biết tự phấn đấu vươn lên. Cô thường bảo, lịch sử là cái gốc rễ của một quốc gia dân tộc, khi các em hiểu sử cũng hiểu truyền thống quý báu của ông cha ta, biết mà học hỏi, biết mà phát huy những truyền thống quý báu đó. Theo lời dạy đó, mỗi thế hệ học sinh chúng tôi đều cố gắng trở thành một học sinh ngoan trong mắt cô.
Đã 27 năm trôi qua với bao thế hệ học trò đến và đi khỏi ngôi trường này, nhưng hình bóng cô mỗi ngày lên lớp thì vẫn vậy. Những học trò đầu tiên của cô nay đã đầu hai thứ tóc cũng không sao quên được những lời dạy, những kiến thức mà cô đã truyền đạt. Cô luôn dạy cách làm sao để hiểu và nhớ về một sự kiện lịch sử lâu nhất. “Chỉ khi các em hiểu rõ nguyên nhân tại sao và giải thích được những sự kiện, những mối ràng buộc đó thì em mới có thể làm tốt một bài lịch sử”.
Tôi còn nhớ kỷ niệm về cô khi còn đang học phổ thông. Là một học sinh chuyên văn nên tôi rất thích những môn xã hội, đặc biệt là tìm hiểu những kiến thức lịch sử. Khi còn học ở trung học cơ sở tôi đã được nghe những thông tin về cô với phương pháp dạy hay, là một giáo viên giỏi ở trường. Và khi theo học cô tôi thực sự bị thuyết phục bởi cách giảng dạy ân cần và chu đáo.
Trong những giờ giảng, cô nhấn mạnh đến những sự kiện then chốt nhất, có tính quyết định đến giai đoạn lịch sử đang nghiên cứu. Cô thường dặn chúng tôi: “muốn học được lịch sử thì cần phải biết hệ thống kiến thức, tóm gọn vấn đề lại rồi triển khai thật nhỏ ra. Như vậy vừa nhớ lâu lại không bị mất ý”. Theo lời khuyên của cô, mỗi chúng tôi đều nhớ rất rõ những vấn đề lịch sử và không hề bỏ sót chút nào khi làm bài kiểm tra.
Không chỉ cho chúng tôi những bài học lịch sử mà cô còn dậy cách đối nhân xử thế ở đời. Cô cho mỗi chúng tôi biết thế nào là cuộc sống thực tại, nó không màu hồng cũng không trải thảm đỏ mà mỗi trái tim non nớt chúng tôi vẫn hoài tưởng. Cô vẫn ví, cuộc đời như một cuộc chiến đấu chính bản thân mình vậy. Nếu kiên cường thì họ sẽ không bao giờ gục ngã, nhưng chỉ cần sơ xảy họ có thể đánh đổi cả cuộc đời. Tôi mơ hồ hiểu những gì cô nói, nhưng đến giờ thì đó lại là bài học đáng giá theo mãi cuộc đời tôi.
Mỗi một năm trôi qua cô đón một thế hệ học trò tìm đến những điều mới mẻ trong trang sách lịch sử. Nhưng cũng là lúc cô tiễn thế hệ học trò của mình đi. 40 năm như vậy, sau 27 năm mà “tay lái” của cô vẫn vững mái chèo. Cô không còn đạp xe đến lớp như ngày xưa nữa, cô không còn giảng bài khi lớp ngập mưa, nhưng những tiếng giảng của cô vẫn trong trẻo và dịu hiền. Nó vẫn hàng ngày dẫn dắt những thế hệ học trò như chúng tôi tìm đến được những chân trời mới.
Cô trang bị cho mỗi chúng tôi đầy đủ hành trang tri thức và vốn sống của cô để chúng tôi không còn lạ lẫm và bỡ ngỡ khi bước chân vào đời. Những đồng nghiệp của cô vẫn nghĩ sao cô tận tâm với học trò đến vậy. Cô cười nhẹ và nói: “Nó đã theo cái nghiệp mất rồi, thiếu học sinh như thiếu chân tay vậy. Không sao chịu được”.
Có lẽ nhờ cô mà những bài giảng lịch sử vẫn thấm nhuần trong tôi. Mỗi khi tiếp cận một sự kiện tôi không quên tìm kỹ về nguyên nhân của nó. Hiểu nghề để làm nghề như cô vẫn dặn chúng tôi. Sẽ mãi nhớ những kỷ niệm về cô, kỷ niệm về thời học trò và những bài giảng quý báu mà cô đã trao tặng cho mỗi chúng em. Chúng em sẽ luôn trân trọng nó như món quà quý giá nhất của cuộc đời.
Dù thầy không phải là cha.
Hồi đó tôi chỉ là cậu bé 6 tuổi sống cùng cha mẹ ở Los Angeles. Cha tôi là thầy giáo, ông dạy môn văn tại một trường trung học.
Một buổi chiều cha trở về, mặt đầy phiền muộn. Ngồi vào bàn ăn ông chẳng nói lấy một câu, mẹ lựa lời hỏi: “Ở trường xảy ra chuyện à?”. Trầm ngâm một lúc, ông khẽ trả lời: “Cậu David ở lớp anh bị bắt vì mang cocain vào trường… Trước kia nó là một đứa ngoan, tại sao nay lại đổ đốn như vậy…”.
Ghen tị vì bị người khác chia sẻ tình cảm nên tôi đã thốt ra một câu mà bây giờ nhớ lại tôi vẫn còn hổ thẹn: “Anh ấy đâu phải là con của bố mà bố rầu rĩ thế?”. Ông quay sang nhìn tôi, ánh mắt thật nghiêm khắc: “Con không được nói như vậy… Bố thấy bất lực vì không làm tốt vai trò của mình, những điều tốt lành từ chữ nghĩa văn chương bố truyền thụ cho học sinh đã không có tác dụng…”.
Rồi giọng ông trầm xuống như tự nói với bản thân: “David không còn mẹ, bố nó làm việc ở nước ngoài nên thỉnh thoảng mới ghé thăm con, nó thiếu tình thương… Năm nay là năm học cuối, không ai bảo lãnh, nó nguy mất…”. Sáng hôm sau, khi tôi thức dậy ông đã đi rồi. Mẹ bảo: “Bố đến đồn cảnh sát”.
Thầy ơi, bây giờ mùa hoa lau trắng
Đã 10 năm rồi em không gặp lại Thầy, cũng chừng ấy thời gian em vẫn hằng mơ 1 ngày em được trở lại thời thơ bé với bao kỷ niệm lưu luyến với thầy cô và bè bạn. Chiều nay em đi qua khúc sông gặp bạt ngàn hoa lau trắng, những bông lau trắng bời bời như nỗi nhớ của em về Thầy…
Bài học đầu tiên em học ở Thầy là bài giảng về lịch sử về Đinh Tiên Hoàng – vị vua tài giỏi đã dẹp loạn 12 sứ quân, đặt nền móng xây dựng độc lập tự chủ của đất nước.
Thầy đã kể rất sinh động việc thời nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau với trẻ con thôn khác, đánh đâu thắng đó, tất cả đều hàng phục tôn làm “chủ tướng”, chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như vua.
Hình ảnh những cành lau trắng đã được Thầy minh họa rất xúc động và trở thành dấu ấn không bao giờ phai nhạt trong em và nhiều lứa học trò chúng em ngày ấy. Thầy đã giảng cho chúng em biết bao bài học về lịch sử, về tình yêu đất nước và tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc… nhưng có một điều, Thầy chưa bao giờ kể về mình, về cuộc đời quân ngũ của Thầy. Thầy là thương binh, Thầy trở về từ chiến trường và đã để lại nơi ấy một cánh tay. Em nhớ những dòng chữ bằng phấn trắng Thầy viết lên bảng bằng tay trái xiên xiên, chợt thấy cay cay sống mũi…
Hồi đó, món quà mà em và các bạn trong nhóm học sinh giỏi Văn đã tặng Thầy nhân ngày 20-11 là một bó hoa lau trắng. Thầy đã xúc động đến lặng người. Thầy cẩn thận cắm “bó hoa đặc biệt” ấy của chúng em vào một bình hoa được làm bằng gốc tre ngà ở phòng làm việc của Thầy. Rồi Thầy quay lại nói với chúng em giọng xúc động: hoa lau trắng nhắc Thầy nhớ mẹ, nhớ những người đồng đội cũ. Thầy kể, chữ đầu tiên hồi đó Thầy học là chữ 0.
Để thầy dễ nhớ, mẹ Thầy nói nếu khi con nhìn thấy nắng xuyên qua mái nhà của mình, thấy những chấm tròn, đó là chữ 0. Nhà Thầy hồi đó lợp bằng tranh mây. Những gánh tranh mây mà cha Thầy đã lặn lội mang về từ trong rừng sâu, kiên nhẫn gánh đến mấy tháng trời mới đủ làm mái nhà. Người thầy đầu tiên trong cuộc đời Thầy chính là mẹ Thầy. Những con số đầu tiên Thầy biết cũng từ mẹ. Học đếm từ số 1 đến số 10, rồi cả phép cộng, trừ, nhân, chia cũng bằng những củ khoai, những phần quà của mẹ mỗi buổi chợ chiều cho chị và mấy đứa em.
Bài học làm người mẹ cũng dạy Thầy bằng những câu ca dao “Lá lành đùm lá rách”, “Ăn xem nồi ngồi xem hướng”, “Học ăn học nói học gói học mở”,… Chỉ đơn giản là những lời dạy thường ngày, không có cuốn giáo án nào ngoài cuốn giáo án trái tim, tấm lòng yêu thương con hết mực… Câu chuyện kể của Thầy cũng là một bài học Thầy muốn dạy lại cho em, về tình yêu và lòng nhân ái. Có lẽ em nhớ và kính trọng Thầy hơn bởi những điều thật giản dị như thế.
Trong giấc mơ ngập trắng hoa lau, em thấy tuổi thơ mình trở về bình yên, trong trẻo. Em nhớ Thầy nói là mỗi loài hoa đều có một hồn cốt riêng, đều có những giá trị mà chưa có ai viết hết, nói hết.
Giờ đây đứng trước triền sông bạt ngàn hoa lau trắng – loài hoa giản dị đã trở thành ký ức thiêng liêng trong em khi nhớ về Thầy, về bài học đầu tiên của Thầy. Trong trái tim em, hình ảnh của Thầy giống như một ngọn núi với những tán cây đủ chở che cho em suốt mùa nắng gắt, cũng là nơi bình yên em muốn trở về mỗi khi lòng mệt nhoài nơi đất khách.
Mùa đông đã về hun hút gió. Ngoài triền sông hoa lau trắng lại bời bời trong gió. “Cây lau có một sức sống bền bỉ và diệu kỳ, dù gió mưa có quất bao nhiêu thì hoa vẫn nở đúng mùa và vẫn trắng đến chênh chao. Con người cần phải kiên trì hơn loài hoa lau ấy…”
– Thầy đã dạy em như thế. Đến bây giờ em vẫn luôn mang theo bên mình hình ảnh của một màu hoa – trắng tinh khiết như những tình cảm mến thương của những cô cậu học trò dành tặng thầy cô giáo…
Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.
Gửi những người chèo đò mải miết giữa sông xưa.
Gửi thầy con, người mải miết chèo lái những dòng đời xuôi ngược…
Con còn nhớ rõ hình bóng thầy trên bục giảng năm ấy. Mái tóc pha hơi sương, chiếc cặp sách cũ, nụ cười hằn những vết chân chim đượm màu thời gian đã theo chúng con đi hết những năm tháng cuối của thuở học trò có lớn mà không có khôn…
Bụi phấn rơi rơi theo từng dòng thầy viết, rơi vào cả tâm hồn non nớt chúng con những bài học về cuộc đời.
Thuở ấy, chúng con nào biết làm người phải có lấy một ước mơ, dù giản dị, nhỏ nhoi hay cao sang to lớn. Chiếc bảng đen, từng trang giấy trắng, những lời giảng dạy của Thầy chính là đoạn đường dài dẫn chúng con với những ước mơ đầu tiên ấy!
Thưở ấy, chúng con nào biết cuộc đời chỉ có những bà tiên và ông bụt, rằng Lý Thông, mụ gì ghẻ, hay quỷ dữ chỉ có trong truyện mà thôi… Cuộc đời này vẫn luôn là bài một bài toán khó, mà đi hết cả quãng đường dài chúng ta mới nhận ra chẳng có lời giải nào tốt hơn ngoài hai từ “trải nghiệm”.
Thầy dạy rằng bước vào đời chúng con cần có một đôi mắt sáng và một trái tim biết yêu thương, để đối tốt với những người ngay và tránh xa những toan tính, bon chen của những kẻ độc ác.
Thuở ấy, chúng con nào biết “tha thứ” là một động từ đẹp nhất chỉ sau “yêu”. Thầy dạy chúng con đừng quay lưng với những người đã nhận lỗi, đừng mang ngõ cụt đến cho những người đã biết mình sai, đừng nhẫn tâm với những người đã biết quay lại… Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.
Thưở ấy, chúng con nào biết cậu bạn kia lấm lem bùn đất chỉ vì giúp ba cày thêm ruộng lúa, đâu biết cô bạn thỉnh thoảng ngủ gật trong lớp kia tối qua thức khuya trông em cho mẹ ốm, đâu biết cậu bạn bên cạnh mình có người thân bệnh nặng nên bỏ học thường xuyên…
Chúng con vẫn chỉ là những đứa trẻ ngây thơ nhìn cuộc đời bằng một ánh nhìn như vốn dĩ, mà vô tình lãng quên đi đằng sau nó có thể là cả một câu chuyện dài.
Thầy dạy chúng con hãy biết để ý và chăm sóc đến những người xung quanh, hãy biết trân trọng những điều tưởng như rất bình thường nhưng vô cùng quý giá. Bởi có một ngày, yêu thương cũng có thể là quá muộn… khi mà hợt hời và vô tâm đã bỏ xa khoảng cách giữa những con người.
Thưở ấy, chúng con nào biết cuộc đời luôn là những vòng quanh. Những khúc gập, những quanh co, những thác ghềnh luôn là 1 phần nào đó nào đó không thể thiếu. Đừng mơ tưởng về cuộc đời là một đường thẳng… Nếu cuộc đời con không có những khúc ngoặt, hiển nhiên nó đã vô nghĩa đi rất nhiều rồi.
Thầy còn dạy chúng con phải biết ngẩng đầu trước thất bại, đừng dừng lại khi phía trước còn nhiều lắm những chông gai… Quá nửa cuộc đời con đã sống như lời thầy dạy, con lớn thêm một chút rồi, thầy ơi…
Dẫu đông dài, hạ trắng, nắng gắt hay mưa giông…
Những người chèo đò vẫn mải miết qua sông đưa khách…
Dẫu gió lạnh, đèn khuya, lưng áo mỏng…
Thầy tôi trăng hắt những đêm kia, vẫn mải miết chèo đời…
Trái tim người thầy
” Sang sông phải bắc cầu Kiều,
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.”
Chỉ là những từ ngữ vô cùng bình dị, ấy thế mà sao lại khiến tôi phải xúc động. Phải chăng trong tâm trí tôi đang hiện lên hình dáng một người thầy, một người mà tôi vô cùng trân trọng, một người thầy đáng kính mà tôi không bao giờ có cơ hội được lắng nghe lời thầy giảng lần thứ hai. Đó là người thầy đầu tiên cho tôi biết trân trọng những giá trị trong câu văn mình viết và cũng là người cho tôi lời động viên cuối cùng trước khi tôi bước chân vào kì thi quyết định cả cuộc đời của mình.
Cõ lẽ ấn tượng đầu tiên mà thầy để lại trong tôi đó là sự giản dị trong chính con người thầy. Ba năm cấp ba học văn thầy, chưa bao giờ tôi thấy thầy không mặc chiếc áo sơ mi màu trắng, chiếc quần tây đen và đôi xan đan lúc nào cũng được thầy lau bóng loáng. Nhớ ngày đầu tiên học văn thầy, tôi đã vô tình hỏi tại sao thầy lại không chọn một môn nào khác để dạy mà lại là môn Văn, vì với tôi một người thầy dạy văn sẽ không hay bằng một người cô, để rồi câu trả lời của thầy đã làm cho tôi phải suy nghĩ, thầy nói : trời không sinh ra một nghề nào cho riêng ai, quan trong là khi mình làm việc với nó, mình cảm thấy hài lòng về nó và mình thấy được rằng nó là lẽ sống thì đó chính là công việc dành cho mình. Câu nói đó cho đến giờ tôi vẫn chẳng thể quên. Phải chăng nó làm cho tôi cảm thấy đó chính là những lời chia sẻ từ tận trái tim , từ chính sự tâm huyết mà thầy dành cho nghề thầy đã chọn.
Là một học sinh giỏi văn trong, lớp tôi cứ ngỡ những bài văn của mình là hơn hẳn tất cả các bạn. Thế nhưng một lần nữa thầy lại là người giúp tôi giác ngộ để nhận ra một điều mà cả đời này tôi phải mang theo. Kiểm tra văn lần đó, vì không có thời gian để ôn bài, nên tôi quyết định lấy một bài văn được điểm cao của người chị để viết rồi nộp cho thầy. Tưởng rằng như thế là tôi cũng sẽ có được điểm văn cao, nhưng cho đến khi trả bài, tôi bỗng lặng đi khi nhìn thấy con điểm hai trên giấy. Tại sao lại như vậy? Tôi không viết sai đề, chính tả cũng đúng, nội dung cũng đặc sắc, mà tại sao lại được điểm hai. Thật khó để giải thích cho những câu hỏi của mình, tôi đã cầm bài văn lên hỏi thầy. Đưa đôi mắt đầy dịu dàng đã có nhiều nếp nhăn nhìn tôi, thầy nhẹ nhàng giải đáp, hai điểm là thầy khuyến khích cho công em viết đấy. Như vậy nghĩa là sao? Thầy đang nói những gì mà tôi không thể hiểu. Em có biết không, một bài văn hay một tác phẩm chỉ thực sự chạm đến được tâm hồn người đọc, khi nó được xuất phát từ chính tâm hồn và trái tim của người viết, nhưng trong bài này em lại viết bằng tâm hồn của người khác thì thầy lấy đâu ra cảm nhận từ em để chấm điểm. Tôi thực sự ngạc nhiên, tại sao thầy lại biết được đó không phải là bài văn của tôi làm chứ, chưa kịp hỏi thì thầy đã nói : hôm đó khi kiểm tra thầy đã thấy em chép, nhưng vì muốn em thực sự hiểu được thế nào là giá trị của tâm hồn qua từng câu văn em viết nên thầy đã không nói. Ngày hôm đó, đi học về tôi cứ nghĩ mãi, 1 phần nào đó nào đó vì con điểm hai mà thầy cho, nhưng trong giây phút đó tôi cũng thầm biết ơn thầy, vì thầy đã đánh thức tôi tỉnh dậy, thoát ra khỏi những giấc mơ của bản năng. Kể từ lần đó, dù thế nào tôi cũng tự làm bài của mình, dù điểm cao hay thấp thì tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc vì đó chính là giá trị tâm hồn của tôi.
Thời gian cứ vậy trôi, chẳng còn mấy tháng nữa là tôi đến kì thi quyết định. Nhưng rồi bỗng một tin khiến tôi lặng người, thầy tôi, người cha thứ hai của tôi đã bị căn bệnh tim cướp đi mãi mãi. Tim tôi thắt lại, nước mắt bỗng lăn dài trên má. Tôi hết cơ hội gặp thầy rồi sao, mới hôm trước thầy còn dặn tôi “phải tin vào năng lực của mình, hãy đặt hết nhiệt huyết của mình vào bài thi, vào con đường mà tôi đã chọn.” Tôi đâu ngờ rằng đó là cuối cùng trong đời tôi còn được nghe những lời thầy nói. Chiều hôm đó, đi học về tôi đã ghé vào nhà thầy cùng đám bạn trong lớp, đứng trước di ảnh của thầy mà nước mắt tôi cứ trào ra. Trong ảnh vẫn là người thầy với chiếc áo sơ mi trắng, vẫn là ánh mắt đầy trìu mến, hiền dịu. Một người với một trái tim nồng ấm và tâm hồn bao dung như thầy, lại bị chính trái tim của thầy cướp đi mạng sống. Có lẽ vì trái tim của thầy cho đi quá nhiều, bao dung quá nhiều, đã đến lúc phải dừng lại để nghỉ ngơi.
Thầy ơi! con sẽ cố gắng sống như những gì thầy đã dạy, con cũng sẽ cố gắng để trở thành một người giáo viên như thầy, để con có thể một lần nữa gặp lại trái tim của thầy!
Người mẹ thứ hai
Tuổi thơ của tôi không được đủ đầy như bao đứa trẻ khác. Vừa sinh ra đã không được thấy mặt ông bà nội, ngoại. Lên sáu tuổi, mẹ tôi qua đời vì bạo bệnh. Nhà đông anh em, cha lại phải đi làm xa, năm anh chị em sống bao bọc lấy nhau, cùng bảo ban nhau trong cuộc sống. Khó khăn, thiếu thốn là vậy nhưng chị em tôi luôn là tấm gương điển hình dẫn đầu trong lớp và trong trường về thành tích học tập. Đó là nhờ công dạy bảo của cha, nhưng cũng là nhờ các thầy, cô giáo luôn tận tâm chỉ bảo. Với tôi, suốt cuộc đời này, dẫu có đi đâu về đâu, tôi cũng không bao giờ quên được cô Lịch – cô giáo chủ nhiệm lớp 3 của tôi hồi ấy – người mẹ hiền thứ hai đã chắp cánh ước mơ cho tôi ngay từ những ngày thơ ấu.
Từ quê nghèo chuyển lên thị trấn sinh sống, lại mồ côi mẹ, tôi thuộc vào hàng học sinh nghèo nhất lớp. Trong khi các bạn trong lớp quần nọ áo kia, cặp sách, giày dép đủ các loại đắt tiền thì tôi quanh năm chỉ có mỗi bộ đồng phục quần xanh áo trắng và thêm chiếc áo ấm đã cũ màu vào mùa đông. Nhưng bù lại, tôi là học sinh dẫn đầu trong lớp về tất cả các môn học. Vốn dạn dĩ, tôi không tự kiêu vì thành tích học tập của mình, nhưng luôn thấy mặc cảm và tự ti về hoàn cảnh gia đình. Tôi không chơi thân với ai, chỉ sống khép mình ở cuối góc lớp.Cô là giáo viên chủ nhiệm mới của lớp tôi, thay cho cô chủ nhiệm cũ vừa chuyển trường. Cô có gương mặt thật hiền, dáng người thon thả và giọng nói miền Bắc dễ thương đến lạ.
– Chào các em, cô tên Lịch, là chủ nhiệm mới của các em từ bây giờ. Cô sẽ rất vui nếu các em xem cô là bạn, chia sẻ với cô mọi khó khăn trong học tập cũng như cuộc sống.
Rồi cô đi từng bàn, hỏi thăm từng học sinh một. Tôi dõi mắt theo cô từ lúc cô mới bước vào lớp, bỗng thấy hồi hộp khi cô bước lại gần và hỏi thăm về gia đình tôi. Tôi trả lời cô, giọng lí nhí trong cổ họng với mặc cảm phận nghèo. Bỗng nhiên, cô xoa đầu tôi, mỉm cười:
– Cô có xem qua học bạ của em. Em giỏi lắm, cố gắng phát huy nữa nhé. Có gì khó khăn cứ bảo với cô, đừng ngại. Cô nói và nhìn thẳng vào mắt tôi, mỉm cười. Nụ cười toát lên nét nhân hậu, thân thương và gần gũi. Ngay từ lúc đó, tôi thấy mình sẽ gắn bó với cô.
Từ lúc cô Lịch về chủ nhiệm, lớp tôi “thay da đổi thịt” hẳn lên. Từ một lớp học lực chỉ đạt loại trung bình khá, dần vươn lên đứng đầu trong bảng xếp loại của trường. Những giờ học của cô khiến cả lớp cảm thấy rất hứng thú, chỉ mong thời gian trôi chậm lại. Cô không dạy cứng nhắc theo giáo trình, không phụ thuộc vào sách giáo khoa, vậy mà sự linh hoạt trong cách truyền đạt của cô khiến cả lớp háo hức như nuốt lấy từng lời giảng. Cô biết tường tận hoàn cảnh gia đình của từng đứa trong lớp. Đứa nào học kém, cô chủ động ghép nhóm học kèm để các bạn học khá kèm cặp cho các bạn học yếu… Phong trào học tập trong lớp sôi động hẳn lên. Ngay cả những học sinh cá biệt trong lớp cũng trở nên yêu thích và chăm chỉ học tập. Chỉ cần một hôm vắng bóng cô, chúng đã nhao nhao lên hỏi thăm và thế nào cuối giờ học cũng dẫn đầu các bạn trong lớp đến nhà thăm cô giáo ốm. Lớp tôi đã trở thành một tập thể rất đoàn kết và cô Lịch chính là “cô tiên” làm nên điều kỳ diệu đó.
Kỳ thi vở sạch chữ đẹp của huyện năm đó, cô chọn tôi làm đại diện cho lớp và cũng là cho khối lớp 3 tham dự cuộc thi. Vốn không có tiền mua những cuốn vở đẹp nhưng nhờ chữ đẹp và trình bày sạch sẽ nên vở viết của tôi nhìn rất đẹp mắt. Chỉ có điều, tôi hơi ái ngại vì giấy báo bọc vở thì đã cũ, nên nhìn bên ngoài những cuốn vở có vẻ xấu xí. Cuối giờ học, cô gặp riêng tôi, nhỏ nhẹ bảo: “Chiều Hằng mang vở đến nhà cô nhé. Hai cô trò mình sẽ cùng “tu bổ” lại nó một tý”.
Tới nhà cô, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà cô ở cũng giản dị và chẳng lớn hơn nhà tôi là mấy. Chỉ khác là… nhà cô rất ít người. Hoá ra, vợ chồng cô không có con. “Cô chú hiếm muộn đường con cái nên quyết định sẽ ở vậy với nhau suốt đời” – cô cười buồn, nói như đọc được suy nghĩ của tôi.
Cô ân cần bọc lại sách vở, thay nhãn vở mới cho tôi, chỉ cho tôi các trường hợp ra đề mà ban giám khảo có thể đề cập tới. Cô khuyên tôi nên nỗ lực học tập để sau này thi vào đại học. Cô bảo đó là con đường duy nhất sẽ giúp tôi thoát khỏi phận nghèo. Rồi cô hỏi tôi về hoàn cảnh gia đình… Biết tôi mồ côi mẹ từ bé, cô ngồi lặng đi một lúc, rồi… bất ngờ cô ôm tôi vào lòng: “Hãy xem cô như người mẹ của em, nếu em muốn”. Trong vòng tay của cô, tôi thấy mình trở nên bé bỏng, cảm giác gần gũi, thân thiết như chính mẹ ruột của mình. Có cái gì đó trỗi dậy trong lòng tôi… như tình mẫu tử thiêng liêng mà bấy lâu tôi thiếu vắng…
Kỳ thi ấy, tôi không giành giải nhất. Cầm bằng khen giải nhì trên tay, tự dưng tôi ứa nước mắt. Tôi đã không làm tròn lời hứa với lòng mình, mang giải nhất về tặng cô… Suốt cả buổi học, tôi cúi gằm mặt… không dám ngước lên nhìn cô. Bỗng giật mình khi một bàn tay đặt nhẹ lên vai và giọng cô nhỏ nhẹ: “Thôi nào cô bé. Cô biết em đã cố gắng hết sức rồi mà.”. Tôi ngẩng đầu nhìn cô, mắt nhòe lệ nhưng chan chứa yêu thương…
Cô Lịch chủ nhiệm lớp tôi cho tới lúc bọn tôi thi hết cấp. Năm đó, lớp tôi là lớp duy nhất có học sinh thi vượt cấp đạt 100%. Buổi liên hoan chia tay thấm đẫm nước mắt. Cô và trò ôm nhau cùng khóc. Đứa nào cũng ước giá như thời gian dừng lại… lưu luyến, bịn rịn không muốn rời xa.
Bây giờ, tôi đã lớn khôn, đã ra trường và có công việc ổn định nơi thành phố. Mỗi năm về quê ăn tết, tôi lại ghé vào thăm cô, mua tặng cô loài hoa hồng tiểu muội mà cô rất yêu thích. Cô giờ đã có tuổi, mái tóc đã “pha sương”, trên mặt đã điểm một vài nếp nhăn. Vợ chồng cô vẫn sống giản dị trong ngôi nhà nhỏ xinh thuở nào. Mười bốn năm đã trôi qua, vậy mà cô tôi vẫn giống như ngày xưa, dịu dàng và nhân hậu với đôi mắt rạng ngời… Dẫu đi hết cuộc đời này, tôi cũng không thể nào quên được đôi mắt ấy…
Em cảm ơn các thầy cô người dạy dỗ con…
Vậy là hai năm học cấp ba, thời đẹp nhất của đời người đang dần trôi đi trong lặng lẽ, bốn mùa vẫn trôi, đời người vẫn đang chạy đua với thời gian. Thời gian đang trôi chậm lại ư? Nào đâu phải vậy thời gian vẫn thế, vẫn trôi trong vô hình để mặc lại đây trong lòng con bao cảm xúc nồng nàn. Khoác trên mình màu áo trắng học sinh đã mười một năm rồi, cái hình ảnh đó đã trở nên quá quen thuộc, chỉ có tâm trạng con người là trở nên khác lạ. Mười một năm học, nhiều thầy cô đã để lại trong con những kỉ niệm sâu sắc trong đó người để lại ấn tượng tốt đẹp nhất ở con là cô giáo Lê Hải Vân – giáo viên dạy môn ngữ văn. Con xin kính tặng những lời cảm ơn tận sâu thẳm trong trái tim con đến người cô kính yêu! Cô à! Lời đầu tiên con xin phép cô cho con gọi cô là mẹ nhé, người mẹ thứ hai của lòng con!
“Ngày ngày cắp sách đến trường
Cơm cha áo mẹ tình thương cô thầy.”
Khi con sinh ra trên cõi đời này, cha mẹ cho con hình hài, cho con dòng sữa mát lành nuôi con lớn lên, rồi thời gian trôi dần theo năm tháng, con đã lớn lên dưới vòng tay che chở của cha mẹ, 1 ngày đủ lớn cuộc đời con ngã rẽ sang một con đường khác đó là con đường tri thức. Ở đó con đã gặp người mẹ thứ hai đó là cô trên ngưỡng cửa cuộc đời con. Cô không cho con dòng sữa ngọt ngào, cô không cho con một hình hài đẹp đẽ mà dòng sữa cô cho con chính là nguồn tri thức vô bờ. Con nhớ những ngày mới bước vào trường THPT Mai Châu, mọi thứ đối với con thực sự quá là xa lạ bạn bè mới, thầy cô mới, trường lớp mới bấy nhiêu đó thôi cũng đủ làm cho con bỡ ngỡ và thu mình lại khỏi tập thể. Khi cô bước vào lớp, nhìn dáng cô đi, nhìn từng nét chữ cô viết trên bảng và đặc biệt là nụ cười của cô, ánh mắt trìu mến của cô đối với học sinh em cảm nhận được từng hơi ấm tình thương, lòng nhiệt huyết của cô đối với học sinh. Ngày còn học cấp hai con học văn cũng bình thường lắm, không có gì nổi trội hơn so với các bạn trong lớp, nhưng khi đứng trên ngưỡng của cấp ba được học tập và rèn luyện dưới sự giảng dạy của cô em đã tiến bộ hơn nhiều. Lớp học thì đông học sinh nhưng trong quá trình giảng dạy cô vẫn luôn để tâm và khơi dậy trong con niềm say mê đối với văn học. Đối với con cô chính là người mẹ vĩ đại trong lòng con. Là giáo viên dạy văn, ngoài những tác phẩm thơ cô còn mang đến cho con nhiều bài học làm người quý giá, những chông gai thử thách của cuộc sống mà cô tích lũy đều được cô đúc rút kinh nghiệm rồi truyền đạt lại cho thế hệ học sinh từ khóa này sang khóa khác. Công ơn bể trời đó, trong trái tim con không chút nào lãng quên, dẫu có đi hết chiều của cuộc sống con vẫn chưa đi hết lời cô dạy, dẫu có bước lên muôn đỉnh vinh quang con vẫn biết rằng người dìu bước con chính là bàn tay lao động không mệt mỏi của cô. Ai đó đã từng nói rằng “tuổi học trò cũng như những người thợ xây nền móng cho tòa nhà“, con cũng như bao đứa trẻ kia vô tư đùa nghịch để đôi khi lỡ làm vỡ nhưng viên gạch của cuộc đời mình. Con đâu biết sau lưng mình là bóng dáng của cô hao gầy theo năm tháng mong mỏi từng bước trưởng thành để đến khi nhận ra con chợt bâng khuâng nuối tiếc. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai hay cả những lời dăn đe nghiêm khắc của cô mỗi khi con mắc lỗi. Nhìn sâu vào trong đôi mắt kia của cô, một chút buồn, một chút lo lắng nhưng cô không trách mắng, không hề thất vọng về con mà ngược lại cô còn động viên, chỉ ra sai lầm của con trong mỗi việc làm để con rút kinh nghiệm lần sau. Mỗi lần như thế con thấy ân hận vô cùng, con tự trách bản thân con đã làm phụ lòng cô, chợt nhớ lại những hình ảnh cười nói thắm thiết trân tình giữa cô và trò, nhớ lại những kỉ niệm đầy ắp tiếng cười con cảm thấy tim mình nghẹn thắt lại không nói lên lời khi đã làm cô buồn. Sau những lần như vậy, kiến thức và kĩ năng sống của con giờ đây không ngừng được hoàn thiện.
Cuộc sống gian nan thử thách chông chênh có lúc tưởng chừng như vấp ngã nhưng giờ đây con không sợ nữa rồi, con sẽ đứng dậy nếu vấp ngã, con sẽ tự chùi nước mắt nếu có thất bại để cô thấy được một học trò của cô thực sự mạnh mẽ và bản lĩnh. Nắng vẫn hồng trên cây lá sớm mai, mây vẫn bay sau những cơn giông bão, thời gian vẫn nhẹ nhàng trôi đi trong vô hình. Chỉ có công ơn của cô là không bao giờ đếm được, cô đã chấp cánh cho bao thế hệ học sinh vào đời. Con cũng may mắn là một trong số đó được cô chuẩn bị cho một hành trang tri thức để lái con tàu vũ trụ bay vào cuộc sống, tự do vẫy vùng, tự do quyết định cho tương lai. Cô không có cánh, cô không có vòng thánh nhưng trong mắt con cô vẫn là bà tiên, bà tiên đem đến cho tâm hồn con bao phép màu kì diệu, khơi dậy trong con tình yêu cuộc sống, chan hòa và mở lòng đón cuộc sống, phép màu đã khơi dậy niềm đam mê bị che khuất trong chính trái tim ngây dại này.
Qua bài văn này con xin dành tặng những lời cảm ơn chân thành nhất từ trong sâu thẳm trái tim con. Con chúc cô ngày càng mạnh khỏe, luôn vui vẻ và hạnh phúc và đặc biệt nữa hãy cười thật nhiều cô nhé! Cuộc sống còn nhiều điều kì diệu và thú vị lắm hãy nâng bước các thế hệ học sinh như con bay xa hơn nữa nhé! Con cảm ơn cô vì những gì cô đã làm cho con, con cảm ơn hơi ấm tình thương của cô đã sưởi ấm tâm hồn con để con vững bước trên con đường tương lai. Con cảm ơn cô (thầy) nhiều!
Biết ơn thầy cô
“Không thầy đố mày làm nên”, một triết lí dân gian đã được nhân dân Việt Nam lưu truyền từ bao đời nay. Điều này cho chúng ta thấy người thầy có vai trò to lớn đối với con đường học vấn của mỗi học trò và cũng là lời nhắn nhủ, khuyên răn chúng ta phải nhớ ơn thầy cô.
Mỗi người có được công danh, sự nghiệp thành đạt đều nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô. Những người chiến sĩ trong cuộc chiến sinh tử với giặc ngoại xâm, trong hành trang tinh thần mang ra mặt trận cũng có lời thầy cô. Chúng ta, hẳn đã nhiều người đọc nhật kí của anh Nguyễn Văn Thạc (trong cuốn Mãi mãi tuổi hai mươi – NXB Thanh niên), ở trang nhật kí ngày 24/5/1972, ghi trước khi anh hi sinh tại chiến trường Quảng Trị hai tháng, bảy ngày sau đó, người học trò này đã nhớ lời dạy thầy giáo cũ – thầy Lưu, và nói rằng, cho đến lúc này, anh mới hiểu hết lời dạy của thầy “Lòng tin tưởng ở con người cũng chính là một nét riêng rất độc đáo của lòng nhân đạo – Điều này thầy Lưu đã nói rất nhiều lần với mình từ 3 năm trước, từ hơn 2 năm trước – Nhưng đến giờ mình mới hiểu một cách sâu xa và đầy đủ nhất”. Người học trò Nguyễn Văn Thạc hiểu và xác định đúng đắn lẽ sống của đời mình. “Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả – Biết yêu và biết ghét – Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế – Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm“. Chính vì thế ta không thể quên được công ơn của thầy cô.
Thầy cô giáo là người hướng dẫn, bồi dưỡng, truyền đạt cho ta những kinh nghiệm sống và tri thức khoa học mà nhân loại đã tích luỹ trong suốt quá trình lịch sử lâu dài để khai sáng trí óc mỗi người chúng ta. Thầy cô không chỉ dạychúng ta tri thức mà còn rèn luyện cho chúng ta những bài học làm người. Lúc còn bé thơ, thầy cô dạy ta từng chữ cái, từng con số; lớn lên, thầy cô dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn để giáo dục ta thành người có tri thức, có đạo đức. Các thầy cô đã “Vì lợi ích xã hội. Các thầy cô giáo là người “mài sắt nên kim”, công lao biết bao! Thật đúng như nhà thơ, nhà giáo Bùi Đăng Sinh, lúc còn ngồi trên ghế nhà trường đã viết :trăm năm trồng người”, giáo dục và đào tạo chúng ta thành những người hữu ích cho
“Đồi cao thắm sắc ti gônTrồng hoa thầy đã trồng luôn cả người”
Các thầy, các cô đã và đang làm một nghề cao quý nhất – nghề dạy học, nghề mà dân tộc ta nói riêng và toàn nhân loại nói chung rất coi trọng, quan tâm và biết ơn. Ông cha ta thường nói :
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”
Vì học sinh thân yêu, các thầy giáo, cô giáo đã luôn luôn quan tâm đến sự tiến bộ, vui mừng trước sự trưởng thành của chúng ta, trăn trở trước thiếu sót mà chúng ta mắc phải. Từ cái nôi là nhà trường, tình cảm gắn bó giữa chúng ta và các thầy cô là một tình cảm đặc biệt, sâu sắc. Tình cảm đó sẽ cùng đi suốt cuộc đời, động viên, nâng đỡ chúng ta trưởng thành. Mọi người chúng ta phải khắc ghi và biết ơn, phải ghi nhớ trong lòng, đạo thầy trò là một trong những đạo lớn, giữ cho xã hội lành mạnh, vững chắc.
Lòng biết ơn thầy cô là phải biết giữ đúng “Đạo”. Nhưng cao hơn, phải được thể hiện bằng hành động cụ thể. Muốn vậy chúng ta phải học tập tốt, đạt nhiều thành tích cao. Đây cũng chính là đạo lí làm người, là cách ứng xử của người có nhân cách. Bác Hồ từng dạy: “Kẻ có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nền tảng của con người vẫn là đạo đức, đạo đức kết hợp với tài năng thì làm chuyện gì cũng thành công. Trong xã hội hiện đại hiện nay, vấn đề đạo đức xã hội nói chung, đạo thầy – trò nói riêng đang còn nhiều mặt trái cần được quan tâm giải quết. Đó là tình trạng học sinh vô lễ, vô ơn bạc nghĩa với thầy cô; thậm chí có hành vi lăng mạ, côn đồ. Tất cả đều bị xã hội chê trách, lên án gay gắt.
Trong bối cảnh như thế, thiết nghĩ, lòng biết ơn là món quà giá trị nhất, là bông hoa tươi thắm nhất để các thế hệ học sinh dâng tặng thầy cô kính yêu. Đây không phải chỉ là bổn phận và nghĩa vụ mà còn là thứ tình cảm cao quí, thiêng liêng, ở đâu, lúc nào cũng cần gìn giữ, nêu cao.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn,… đó là những đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam mà mỗi chúng ta đã được dậy dỗ từ thủa ấu thơ để nên người. Truyền thống tôn sư trọng đạo phải luôn được ghi nhớ và làm theo. Các thầy cô chính là những người dìu dắt chúng ta bước đi những bước chập chững vào đời, đem đến cho chúng ta kho tàng tri thức, chắp cánh cho mỗi ước mơ thành công trong tương lai. Vì thế cho dù đã trưởng thành đến mấy, giữ vị trí nào trong xã hội thì những hình bóng của thầy cô mãi mãi ở bên chúng ta như nhắc nhở, động viên trong suốt cuộc đời.
Có một người thầy dạy tôi như thế
Trò yêu Thầy bởi những bài học mà Thầy đã truyền tải trong mỗi giờ học. Qua những áng văn, những vần thơ, thầy đã cho trò biết hiểu đời, hiểu người, hiểu chính mình và biết sống đẹp hơn. Giọng Thầy ấm áp, nồng đượm, cách giảng bài rất duyên của thầy đã khiến mỗi giờ văn bỗng trở nên thú vị hơn. Tất cả các trò dường như bị lôi cuốn, hút mình vào bể kiến thức vô tận của Thầy. Trò thực sự ngưỡng mộ Thầy và mong sao mình có thể lĩnh hội, tiếp nhận hết những gì mà Thầy đã truyền đạt.
Trò yêu Thầy bởi những tính cách rất đặc biệt của Thầy. Các bạn ai cũng bảo: “Thầy mình rất thích khoe”. Thầy khoe nhiều lắm, nhưng trò nhớ nhất là thầy hay kheo về những chị học trò cũ của Thầy vừa xinh, vừa giỏi, lại rất thành đạt. Ban đầu trò luôn khó chịu và thấy sao Thầy kiêu thế. Rồi trò chợt nhận ra, trong lời khoe đó ẩn chứa biết bao niềm vui, niềm tự hào về những thành quả mà Thầy đã vun đắp. Và trò biết rằng, Thầy muốn chính lời khoe đó sẽ trở thành nguồn động lực thôi thúc các trò cố gắng.
Trò yêu thầy bởi vóc dáng mang đầy chất nghệ sỹ của Thầy. Các chị khóa trước của thầy vẫn bảo Thầy rất có duyên, trò cũng thấy thế. Đến bây giờ trò vẫn không quên được ngày đầu tiên thầy bước vào lớp với mái tóc hơi dài, trên đầu đội một chiếc mũ nồi, trông thầy thật nghệ sỹ. Và cả cặp kính thầy vẫn thường mang theo nữa. Trò thích được nhìn Thầy đeo cặp kích đó ngồi đọc sách, ánh mắt của thầy xa xăm và đăm chiêu đến khó tả. Có lẽ hình ảnh ấy của Thầy sẽ mãi đậm in và tươi nguyên trong ký ức của trò.
Có một người Thầy dạy tôi như thế…
Và cuối cùng, không chỉ dừng lại là lòng kính yêu của một học trò dành cho Thầy giáo, mà hơn thế là tình yêu của một người con gửi tới người cha kính yêu. Con thực sự xúc động và luôn thấy ấm áp vô cùng về tình cảm ân cần, sự quan tâm sâu sắc thầy dành cho các con. Con còn nhớ, mùa đông năm ấy, chân con bị đỏ, ngứa và sưng tấy. Thầy biết và đã chỉ cho con cách ngâm chân vào nước ấm hòa với muối. Mùa đông năm nay đang về, chân con có lẽ sẽ không bị đau nữa, nhưng con mãi không quên bài thuốc đó của Thầy. Bởi đấy không chỉ là một bào thuốc mà còn chứa đựng tình yêu thương của một người cha.
Thầy ơi, thầy còn buồn nhiều không? Các trò biết đã nhiều lần làm thầy lo nghĩ, bận lòng. Mỗi lần các trò lười học, trò bỗng nhận ra trên nét mặt thầy một thoáng nhớ tiếc, âu lo. Nhớ tiếc Thầy dành cho thế hệ học trò hôm qua, âu lo thầy gửi vào các trò hôm nay. Trò muốn được cùng các bạn nói lời xin lỗi thầy, các trò sẽ cố gắng nhiều hơn nữa.
Một ngày 20/11 nữa đang đến. Với thầy ngày này năm nay đã khác, Thầy đã xa bảng đen, phấn trắng và xa biết bao học trò thân thương. Trò cũng không còn ở ngôi trường thân quen, được nghe tiếng Thầy giảng bài, được Thầy quan tâm hay được thấy nét trầm ngâm của Thầy nữa. Vậy nên, phút giây này trò muốn được tiếp nối các chị nói lời kính yêu thầy, muốn được cùng các bạn cũng bao thế hệ học trò gửi tới Thầy lời tri ân sâu sắc nhất.
Người thầy và những tờ tiền cũ
900.000 đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc. Cuối cùng nó cũng đậu đại học. Người đầu tiên nó muốn thông báo tin quan trọng ấy không phải là ba hay mẹ nó mà là người thầy kính yêu của nó… Nhà nó nghèo, lại đông anh em, quê nó cũng nghèo nên từ lâu chẳng có mấy ai dám nghĩ đến chuyện cho con vào đại học. Ba mẹ nó cũng vậy, phần vì quá nghèo, phần là vì nghĩ đến điều kiện của con mình “làm sao mà chọi với người ta”. Thầy là người duy nhất ủng hộ nó, cho nó niềm tin rằng “mình có thể”. Vui mừng chẳng được bao lâu, bao nhiêu lo lắng tràn về vây lấy nó… Năm năm trời, hàng trăm thứ tiền như bầy ong vo ve trong đầu nó. Rồi thầy đến mang cho nó một lô sách, vở mà nó đoán là những bài học “nhân-lễ-nghĩa” của thầy, dúi vào tay nó một gói nhỏ mà thầy bảo là “bí kíp” rồi dặn chỉ lúc nào khó khăn nhất mới được mở ra. Nó đã không “cảnh giác” thừa. Gói “bí kíp” mà lúc nhận từ tay thầy nó đã ngờ ngợ là một xấp những tờ tiền 10.000đ bọc trong hai lớp nilon cũ kỹ, những tờ tiền được vuốt phẳng phiu phần nhiều đã nhàu nát mà nó tin rằng thầy đã để dành từ lâu lắm! 900.000 đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc. Đã hai năm kể từ cái ngày thầy lặn lội lên Sài Gòn thăm nó, dúi vào tay nó những đồng 10.000 nhọc nhằn rồi lại vội vã trở về. Sau đó thầy chuyển công tác. Hai năm, thỉnh thoảng nó vẫn nhận được những đồng 10.000 của thầy (lạ thay, lại vào những lúc tưởng chừng như nó bế tắc nhất!)… Hai năm, nó vẫn chưa một lần về thăm thầy. Trưa, mới đi học về, mẹ điện lên báo: “Thầy H. mất rồi!”. Nó chỉ lắp bắp hỏi được ba chữ: “Sao thầy mất?”, rồi sụp xuống khi mẹ cũng nghèn nghẹn ở đầu dây bên kia: “Thầy bệnh lâu rồi mà không ai biết. Ngày đưa thầy vào viện, bác sĩ chụp hình mới biết thầy đã hư hết lục phủ ngũ tạng rồi, chưa ai kịp đi thăm thì thầy đã…”. Nó bỏ hết mọi sự leo lên xe đò. Trong cái nóng ban trưa hầm hập với cơn say xe mệt mỏi, nó thấy thầy hiền hậu đến bên nó, dúi vào đôi tay nóng hổi của nó những tờ 10.000 đồng lấp lánh… Đến bây giờ nó mới để ý thấy thầy đã xanh xao lắm, bàn tay tài hoa khéo léo ngày xưa đã gân guốc lên nhiều lắm… Nó chợt tỉnh, nước mắt lại lăn dài trên má, trái tim nó gào lên nức nở: “Thầy ơi… sao không đợi con về…!?”. Vì nó cứ đinh ninh: nếu đổi những đồng 10.000 kia thành thuốc, thầy sẽ sống cho đến khi nó kịp trở về
Ân Tình Lắng Đọng
Người ta nói mùa thu là mùa của tình yêu, là mùa tựu trường, là mùa mà các bạn trẻ bắt đầu viết tiếp nên những ước mơ trên con đường với những hành trang bước vào đời. Quả thực, có quá nhiều lý do để mỗi chúng ta đón chờ thu về. Đó là niềm vui khi đón cái se lạnh của đất trời, ngửi thấy mùi hương hoa sữa thoang thoảng phả vào trong gió. Ấy vậy mà tôi lại thích mùa hè hơn mùa thu. Tôi yêu cái nóng hè với những tiếng ve kêu râm ran, rồi yêu mùa hè khi nhìn những cánh hoa phượng nở đỏ tươi cả một góc sân trường, yêu mùa hè vì nó là quãng thời gian tươi đẹp cùng chúng bạn. Và hơn tất cả… mùa hè làm tôi nhớ đến thầy.
Thầy tôi khi ấy đã ngoài 50 nhưng trông thầy có vẻ đứng tuổi hơn với con số ấy. Cũng như những người thầy khác, thầy luôn ăn vận rất giản dị, chỉ là chiếc áo sơ mi màu xanh với chiếc quần đen đã theo thầy cùng năm tháng trên bục giảng. Mái tóc thầy đã điểm bạc, cái màu mà bọn học sinh chúng tôi rất thích. Lũ con gái từng nói với thầy rằng chúng thích màu tóc thầy vì màu tóc thầy giống với màu bụi phấn. Chỉ vậy thôi mà thầy cũng mỉm cười, đó cũng là nụ cười hạnh phúc, nụ cười đẹp nhất mà tôi từng thấy trong đời. Nhưng điều mà tôi nhớ mãi không quên chính là đôi mắt của thầy. Đôi mắt thầy sáng, nhìn vào đó, tôi cảm nhận được đó là một con người đã phải trải qua nhiều sương gió của của cuộc đời. Nhưng đôi mắt ấy lại luôn nhìn chúng tôi đầy trìu mến đầy yêu thương, cái nhìn ấm áp và luôn tạo nên một niềm tin lớn với người đối diện.
Buổi đầu bước chân vào lớp 1, ngày đầu tiên đến lớp mọi thứ vẫn còn quá xa lạ với một thằng bé như tôi khi ngày hôm qua vẫn còn mè nheo mẹ mua cho chiếc ô tô điều khiển chạy bin như mấy đứa trẻ trong xóm. Quả thật khi ta rời khỏi ngôi nhà thân yêu để bước ra cái thế giới xung quanh, ta mới cảm thấy mình thật nhỏ bé biết bao. Tôi còn nhớ như in cái lúc phải xa vòng tay mẹ để bước vào lớp học.
– Nam, vào lớp cùng các bạn đi con. Con nhìn các bạn kìa, có ai cứ bám lấy mẹ thế này không? – Mẹ nói.
– Không. Con không muốn đi học đâu. Mẹ cho con về! – Tôi hét lên như thể quên đi vị trí một người con lúc này với mẹ.Cứ thế, tôi mặc kệ những cái nhìn lạ lẫm khó hiểu của các bạn trong lớp và cái nhìn giận dữ từ mẹ, tôi cứ đinh ninh rằng cứ thế này mẹ sẽ bỏ cuộc và đưa tôi về nhà. Tôi cứ hét lên ”Con muốn về”, tay chân vùng vằng ngồi bệt xuống đất để làm mẹ khó xử. Và đúng lúc đó, một người đàn ông đã trạc tuổi bước đến, ngồi xuống cạnh tôi ôn tồn nói:
– Em là học sinh mới hả? Đứng lên rồi vào lớp với thầy 5 phút thôi. Sau đó nếu em không thích thì em có thể đi về với mẹ. Được không?Tôi nhìn trân trối một hồi xong lại ngước lên nhìn mẹ. Mẹ mỉm cười gập đầu đòng ý. Thầy đỡ tôi đứng dậy và đi vào lớp, cứ thế, tôi khép nép rụt rè đi sau lưng mẹ tiến vào lớp học. Vào lớp, thầy đưa cho tôi một quyển sách màu vàng rất đẹp, đó là quyển sách Tiếng Việt mà sau này tôi biết. Lật từng trang sách, tôi như bước vào một thế giới khác với cuộc sống nơi đây. Một thế giới tràn ngập sắc màu cổ tích đủ để làm cho tâm trí của một thằng nhóc 6 tuổi vui sướng lạ lùng. Thầy nói sau này tôi sẽ được học đến những điều hay như thế, được chiêm ngưỡng và cảm nhận những cái đẹp của thế giới xung quanh và sẽ được biết những điều kì diệu của cuộc đời. Rồi thầy đưa mắt nhìn ra xa, nhẹ nhàng nói:
Em có nhìn thấy những cánh chim kia không? Những con chim ấy cũng được sinh ra từ những quả trứng, được chim mẹ ấp ủ chăm sóc ngày đêm, để rồi xa chim mẹ nên giờ đây mới có thể biến thành những cánh chim bay đến những vùng đất mới, những khoảng trời cao rộng. Em cũng vậy, chỉ khi em biết xa vòng tay của mẹ để bước chân ra thế giới, em mới có thể bay cao và xa như những cánh chim kia. Có thể em vẫn chưa hiểu hết những gì thầy vừa nói nhưng thầy tin thời gian sẽ trả lời tất cả, em ạ. Năm phút ngắn ngủi đã trôi qua. Thầy hỏi: ”Thế nào, giờ Nam còn muốn về với mẹ không?”. Tôi không trả lời, chỉ biết cúi gầm mặt xuống ngượng nghịu như thể mình vừa làm điều gì có lỗi với mẹ. Thầy mỉm cười, mẹ cũng vậy, có lẽ họ đã hiểu rằng tôi muốn ở lại đây, ở lại lớp học này biết chừng nào để được thầy mang đến cho tôi biết bao điều kì diệu kia, những điều mà ngôi nhà nhỏ bé của tôi không bao giờ có thể cho tôi biết. Đó là buổi đầu tiên đến lớp mà tôi không bao giờ quên hay chính xác hơn là tôi không thể nào quên được cái ngày ấy, cái ngày mà Thượng Đế đã mang đến cho tôi một người thầy, người cha đã dìu dắt cho tôi những bước đi đầu tiên khi bước vào đời.
Thời gian cứ thế trôi qua, đúng như những gì tôi mong đợi, thầy dạy tôi cho tôi biết bao điều mới lạ. Làm sao tôi có thể quên những buổi sinh hoạt thầy hát cho cả lớp nghe, giọng thầy ấm áp đầy ắp những yêu thương. Rồi khi thầy đứng ra phân giải mấy đứa trong lớp đánh nhau, lúc đó thầy khác hẳn, sự nghiêm nghị và dứt khoát của thầy làm cho những mâu thuẫn bỗng chốc trở thành bài học quý báu về đối nhân xử thế trong đời. Nhưng với tôi, thầy đẹp nhất khi giảng bài, với hình ảnh của một người chèo đò cần mẫn, thầy mang đến cho chúng tôi con thuyền trở đầy những tri thức mới lạ. Ôi! Cái dáng người cao cao, một cánh tay cầm quyển sách, một cánh tay cầm phấn viết từng chữ từng chữ ngay ngắn thẳng hàng trên bảng sao mà giản dị và thiêng liêng đến thế. Những tháng ngày tươi đẹp ấy cứ thế trôi đi trong đôi mắt trong veo của cậu học trò nhỏ.
Nhưng tôi chỉ được học thầy đến hết lớp 3, sau đó, vì lý do gia đình nên gia đình tôi phải chuyển về một huyện nhỏ ở Hà Nội. Tôi buồn và nhớ lắm những giờ giảng của thầy, ánh mắt và lời khen khi tôi đạt được thành tích cao trong học tập. Giờ đây, tôi đã trở thành một sinh viên năm thứ nhất của trường Đại học sư phạm Hà Nội. Tôi lớn và trưởng thành hơn rất nhiều. Và hôm nay, tôi muốn quay trở về thăm lại trường cũ, trở về với cái nơi mà tôi bắt dầu những bước đi đầu tiên. Bắt xe về Thái Bình, tôi liền chạy thẳng tới ngôi trường cũ. Niềm vui sướng rộn ràng của đứa con trở về chưa thành thì tôi nhận được một cái tin như sét đánh ngang tai… thầy đã mất. Thầy mất đã được một tháng vì căn bệnh ung thư hiểm nghèo. Trời đất như sụp đổ dưới chân, tôi khuỵu xuống. Những giọt nước mắt xót xa và ân hận từ từ lăn trên gò má. Tôi hận chính bản thân mình tại sao suốt ngần ấy năm không về thăm thầy lấy một lần, không viết cho thầy một lá thư để rồi giờ đây tất cả đã quá muộn màng, những kỉ niệm đẹp của tình thầy trò đã trôi vào dĩ vãng, thầy đã trở về với cát bụi. Con đã về rồi thầy ơi, ngôi trường xưa vẫn thế, vẫn lớp học kia, vẫn bộ bàn ghế ấy nhưng thầy đâu rồi? Bỗng một cơn gió thoảng qua, tôi nhớ lại lời thầy nói:
– Mỗi khi em cảm thấy buồn, hãy gửi lòng mình vào gió. Và gió sẽ mang những tâm sự của em đi xa.Tôi đứng dậy, nhìn thấy cơn gió làm xào xạc lá rụng khắp sân trường, làm tôi cứ ngờ thầy vẫn còn đây. Gió ơi, xin đừng phảng phất nơi này, hãy bay đi thật xa và nếu gió gặp thầy ở phương xa ấy thì hãy cho ta gửi lời ân tình: ”Thầy ơi, con nhớ thầy nhiều lắm”.
Người thầy, người cha thứ 2 của đời con!
Khi viết lên những dòng này có lẽ thầy của con đang say sưa giảng bài trên lớp cho học sinh của mình. Con biết có thể thầy sẽ không bao giờ đọc được những dòng này nhưng con vẫn muốn viết ra bằng tất cả tình cảm, lòng kính trọng của mình để tri ân thầy, tri ân người cha thứ hai trong cuộc đời của con.
Thầy là một người giáo viên tỉnh lẻ bình thường, một giáo viên vùng sâu vùng xa của đất Đồng Nai. Nhiều người cứ nghe đến Đồng Nai lại cho đó là một tỉnh giàu có, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều những vùng quê nghèo như quê ta thầy nhỉ. Con viết những dòng này trong giờ nghỉ trưa tại cơ quan, khi mà con bất chợt đọc được Nét bút tri ân trên báo Tuổi trẻ. Cảm xúc của con lúc này mãnh liệt và dâng trào quá, con cũng không biết viết từ đâu, viết như thế nào. Cuộc đời con thầy không sinh con ra nhưng thầy là người đã giúp con nhận thức được giá trị của cuộc sống, nhận thức được giá trị của đồng tiền, giá trị của sức lao động và là điểm tựa để con bắt đầu một cuộc đời mới sau vấp ngã đầy cay đắng và tủi nhục.
Con lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, cái nghèo làm người ta thua thiệt và tủi thân. Chính vì thế ngay từ nhỏ con đã quen cuộc sống thiếu cái ăn cái mặc, quen những bộ quần áo cũ khi nhìn bạn bè mặc quần áo tây sơ mi thơm trắng sáng, quen đi dép nhựa rách phải hàn bằng mủ cao su bên những đôi xăng đan Bitis thơm mùi nhựa mới, quen những bữa cơm chỉ có nước mắm ăn với rau muống luộc bên những bữa cơm có thịt cá đủ đầy của chúng bạn, quen với một buổi cắp sách đến trường còn một buổi đi làm thuê cuốc mướn kiếm bát cơm no lòng.
Cha mẹ luôn động viên chúng con cố gắng học để có cái chữ, để mà thoát nghèo. Vì thế con cố gắng học, con có thể nghèo hơn, ăn mặc rách nát hơn nhưng con sẽ học giỏi hơn những người bạn của mình, con luôn xác định như vậy để vươn lên. Con cảm thấy hạnh phúc ngập tràn khi mười hai năm liền mình làm lớp trưởng, mười hai năm đạt thành tích cao, tự hào với giấy khen của trường, của sở đào tạo cho kết quả học tập, thành tích “học sinh nghèo vượt khó học giỏi”…Ngày con học xong cấp ba và thi đậu đại học con đã khóc như một đứa trẻ, con đã làm được một điều tưởng như không thể khi thi đậu đại học, con là điểm sáng của cả cái xã nghèo này. Trong mười hai năm đó thầy là người giúp con rất nhiều để con có thể củng cố kiến thức học tập, ôn luyện để con thi đại học. Ngày con lên đường đi nhập học thầy không có gì nhiều ngoài những lời nhắn nhủ tâm huyết và một ít tiền dành dụm gởi con làm quà. Thầy ạ đối với con số tiền đó là nước mắt, là công sức lao động, là những đêm không ngủ soạn giáo án của thầy, cầm nó con lại nấc ngẹn không nói nên lời.
Cuộc sống ở Sài Gòn khác xa cái cảnh ở quê nghèo và con bị choáng ngộp thật sự, con có cảm giác ở đây người ta sống nhanh quá, gấp gáp quá. Con học đại học nhưng cũng như thời ở quê một buổi lên giảng đường, một buổi đi làm thêm, con phải tiết kiệm lắm mới có thể tạm đủ sống để đi học. Ngày đó con lúc nào cũng ốm yếu vì thiếu ăn, chỉ có thầy biết rõ nhất, những bức thư hai thầy trò mình gởi con đã nói rất rõ. Thầy đã động viên con để con học, cố gắng từng ngày từng ngày một vì ước mơ thoát nghèo của con, thầy nói ước mơ thoát nghèo của con cũng là ước mơ của cả đời thầy.
Vậy mà năm cuối đại học khi mà kỳ thực tập trước mắt con lại bị cám dỗ đồng tiền quật ngã để phải ra đi trong đau đớn, tủi hổ. Con vướng vào cá độ bóng đá và game online dẫn đến nợ nần, một phút nông nổi con đi ăn cắp điện thoại di động và tiền của bạn trong ký túc xá để tiêu xài, kết quả con bị bắt quả tang và bị buộc thôi học ngay lập tức. Với con giây phút bước ra khỏi cồng ngôi trường đại học mình gắn bó hơn bốn năm trời mãi mãi in sâu như một bài học không thể nào quên, bài học của cả đời người với riêng con.
Con trở nên điên loạn, con mất hết phương hướng và căm thù tất cả những ai muốn động viên, giúp đỡ mình. Khi ấy con cảm thấy đó là lòng thương hại, là người ta thấy tội nghiệp và điều đó làm con không muốn đi đâu, làm gì nữa. Lại một lần nữa trong tận cùng đau đớn, tủi nhục thầy lại bên cạnh con, thầy làm bạn với con để chia sẻ và khuyến khích con. Thầy từng bước làm con quên đi mặc cảm và hướng con đi con đường mới khó khăn hơn nhưng rất thực tế với hoàn cảnh của con lúc đó. Thời gian đã trôi qua, con đã sống những giây phút khó khăn nhất đời mình dưới sự dìu dắt của thầy. Giờ đây đã trưởng thành hơn, đã thành công khi học xong bằng nghề và đi làm với thu nhập tạm ổn định con càng biết ơn thầy hơn. Chính thầy đã xác định cho con lối đi học nghề để có một công việc với thu nhập ổn định, từ đó sẽ đi học lên thêm.
Vâng con sẽ nghe theo lời thầy, con sẽ cố gắng đi làm và học đại học tại chức vào ban đêm, con sẽ làm được vì con có lòng tin, vì con luôn có thầy bên cạnh. Khi con ngục gã, khi con phạm sai lầm mọi người coi thường con bao nhiêu thầy lại thương con bấy nhiêu. Thầy đã đánh thức được lòng tự tôn và cho con những lời khuyên đúng đắn. Con hạnh phúc lắm vì giờ đây em gái con lại được thầy chủ nhiệm, thầy lại dạy thêm cho em mà không lấy một đồng tiền công nữa, ơn nghĩa của thầy con làm sao trả được. Thầy sống và làm việc theo đúng lời dạy của Bác Hồ kính yêu, là tấm gương sáng của một người Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh.
Hôm rồi lang thang một chút trên mạng internet vào những diễn đàn dạy và học con tìm thấy những bài học, phần mềm dạy toán ấn tượng của một thầy giáo tên Nguyễn Quốc Phong trường THPT Định Quán. Con bị xúc động mạnh, con thật sự ấn tượng khi người đó chính là người thầy kính yêu của mình. Thầy bước vào cái tuổi tóc điểm hoa râm rồi mới bắt đầu tiếp cận máy vi tính, thế mà có thể viết ra những phần mềm dạy học môn toán cấp ba đầy hữu ích và thiết thực với cộng đồng mạng như thế thật là hiếm có. Quả thật đó là những điều khó mà ai cũng làm được ở cái tuổi của thầy và ở cái xã nghèo của chúng ta thầy ạ!
Lúc này con lại rơi nước mắt, nước mắt này không còn là nước mắt của hối hận muộn màng, của sự tự ti, xấu hổ về quá khứ đã qua, mà là của niềm xúc động, của hạnh phúc. Thầy ạ, con mà viết về thầy chắc con sẽ viết hoài, viết mãi đến khi mệt mà vẫn muốn viết vì thầy trò ta có quá nhiều tình cảm và có quá nhiều điều đặc biệt.
Con sẽ dừng viết ở đây và con luôn luôn nhớ câu nói của thầy “Sống ở trên đời mọi thứ có thể mất đi nhưng tương lai thì vẫn còn. Người sống lâu nhất là người cảm nhận được cuộc sống này nhiều nhất, chứ không phải là người “lưu trú” với thời gian nhiều nhất”. Vâng. Con sẽ cố gắng, thầy yên tâm nhé!
Có thể bạn thích: