Chưa đầy một tháng nữa là Tết trung thu lại đến, chắc hẳn ở các trường học đang có kế hoạch để chuẩn bị cho chương trình vui tết trung thu cho thiếu nhi. Trong đó, lời dẫn chương trình hay hay nhất chính là một yếu tố quan trọng giúp cho người dẫn chương trình Tết Trung thu có thể chủ động hơn trong việc dẫn dắt, giúp cho những lời dẫn trở nên hấp dẫn, thú vị và lôi cuốn được người xem. Vậy thì hôm nay các bạn hãy cùng TopChuan.com tìm hiểu về những lời dẫn chương trình đêm văn nghệ trung thu hay và ý nghĩa nhất nhé!
Lời dẫn chương trình tết trung thu cho trẻ mầm non (số 2)
1. Màn trống hội chào mừng
2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
Kính thưa các quý vị đại biểu
Thưa toàn thể các em thiếu nhi thân mến!
Thế là một cái tết trung thu thật vui vẻ và ý nghĩa nữa lại đến. Không khí trung thu đã tràn ngập khắp các nẻo đường, con phố cùng niềm vui hân hoan của tuổi thơ. Hoà chung với không khí tưng bừng phấn khởi của thiếu nhi cả nước chào đón tết Trung thu, trường mầm non XX phối hợp cùng … tổ chức chương trình vui Tết Trung thu “Vầng trăng ước mơ” năm 2017. Chương trình là dịp để các cháu thiếu nhi được giao lưu, gặp mặt, vui chơi, phá cỗ trông trăng.
Các em thiếu nhi thân mến! Đêm hội trăng rằm của chúng ta ngày hôm nay không chỉ được đón rất đông các bạn nhỏ chăm ngoan, học giỏi của nhà trường mà chúng ta còn vinh dự được đón các bác, các cô chú, anh chị phụ trách đến chung vui cùng tuổi thơ. Xin trân trọng giới thiệu sự hiện diện của các quý vị đại biểu: (Giới thiệu đại biểu)
3. Múa Lân (Đội Múa Lân)
4. Đọc thư chúc Tết Trung thu của Chủ tịch nước
5. Văn nghệ chào mừng
Tiếp nối chương trình quý vị đại biểu, quý phụ huynh và các bé thưởng thức các tiết mục văn nghệ chào mừng tết Trung thu do đội văn nghệ trường mầm non XX biểu diễn.
a, Tiết mục múa ”Vầng trăng yêu thương”
Vậy là sau bao nhiêu ngày háo hức chờ đợi – đêm trăng rằm trung thu đã đến.
“Trăng như nón mẹ – lơ lửng trước nhà
Trăng như trái bóng – ai đá lên trời
Trăng như quả chín – ngọt thơm biếu bà …”
Vầng trăng trung thu đã về cho tuổi thơ thêm niềm vui và tiếng cười. Chúng ta hãy cùng đón trăng thu với tiết mục múa “Vầng trăng yêu thương” do đội văn nghệ lớp… thực hiện.
b, Tiết mục solo ca ”Thùng thình”
Nếu rước đèn, phá cỗ là hình ảnh đặc trưng của Tết trung thu thì tiếng trống lân thùng thình là âm thanh không thể thiếu trong dịp hội hè này. Tiếng trống lân còn là tín hiệu để đám trẻ tụ họp “liên hoan” trong ngày Tết dành riêng cho mình. Chúng ta hãy cùng nghe lại ca khúc này qua giọng ca của bé… đến từ lớp…
c, Chơi trò chơi
Để tiếp theo chương trình, chúng mình hãy cùng chơi một trò chơi nhé. Các bé hãy giơ những cánh tay của mình lên nào, rất nhiều phần quà đáng yêu đang chờ đợi các bé trên sân khấu đấy. Hãy giơ cao cánh tay của mình lên nữa đi ạ.
Các bé có vui không?
Các bé có muốn chơi tiếp không?
Nhưng trước khi đến với trò chơi tiếp theo chúng mình hãy cùng thưởng thức bài hát: “Rước đèn ông sao” do tốp ca …đến từ lớp thể hiện. Chúng mình hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để chào đón các bạn nhé!
Vâng như lời hứa, chị sẽ mang đến cho các bé một trò chơi nữa đây. Chị cần 5 bé trai và 5 bé gái. Các bé hãy giơ cao tay lên nào.
Giới thiệu các tiết mục văn nghệ tiếp theo
6. Bế mạc
Kính thưa quý vị đại biểu, quý phụ huynh và các em thiếu nhi thân mến!
Chúng ta đã có 1 trong những những buổi vui tết Trung thu thật vui vẻ, đầm ấm và đầy ý nghĩa, tôi mong muốn rằng thông qua bổi sinh hoạt này các bé sẽ tích cực học tập, lao động hơn nữa để xứng đáng với danh hiệu con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ. Thay mặt những người làm chương trình, tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý vị đại biểu, quý phụ huynh mạnh khoẻ hạnh phúc.
Lời dẫn chương trình tết trung thu của trường tiểu học (số 1)
1. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
Kính thưa các vị đại biểu
Kính thưa các đồng chí trong ban lãnh đạo
Thưa quý vị phụ huynh cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
Vậy là một mùa trăng rằm nữa lại đến trong sự hân hoan đón chào của tất cả mọi người, đặc biệt là các em nhỏ. Với mong muốn tạo ra một sân chơi giải trí đầy bổ ích, mang lại cho các em học sinh tiếng cười sảng khoái và ý nghĩa nhất, được sự cho phép của…, trường tiểu học XX quyết định tổ chức lễ hội trăng rằm cho toàn thể các em học sinh. Để mở màn cho chương trình lễ hội trăng rằm trung thu hôm nay, tôi xin mời toàn thể quý vị đại biểu, quý phụ huynh cùng các em thưởng thức điệu múa uyển chuyển của các bé.
Giới thiệu các đại biểu tham dự chương trình ……………….
Đại biểu phát biểu: Sau đây xin mời ………………. lên đọc thư chúc mừng tết trung thu tới các bé, tuyên bố lý do tổ chức chương trình văn nghệ tối hôm nay.
2. Văn nghệ chào mừng
Không để các bạn nhỏ và mọi người phải chờ lâu hơn nữa, chúng ta hãy cùng bắt đầu với các tiết mục múa và nhảy sôi động nào!
Để chào đón Đêm hội trăng rằm hôm nay, các em học sinh đã phải luyện tập rất chăm chỉ nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc. Sau đây, tôi xin trân trọng kính mời mọi người cùng các em học sinh thưởng thức 1 số tiết mục văn nghệ tiếp theo. Đầu tiên sẽ là tiết mục solo ca do em … đến từ lớp…thể hiện.
Tiết mục có hay không ạ? Chúng ta hãy dành cho em… một tràng pháo tay thật lớn được không ạ? Tiếp theo chương trình là giọng hát đầy truyền cảm và nhẹ nhàng của em …………….. qua bài hát …………………
3. Lời kết
Các em ơi! Các em hãy nhìn lên bầu trời hôm nay mà xem, có phải trăng hôm nay rất tròn, rất đẹp và rất sáng phải không? Trên trời cao ánh trăng dịu dàng tỏa sáng, còn ở dưới sân trường của chúng ta cũng đang vô cùng vui vẻ trong không khí của đêm trung thu chan hòa tình yêu thương. Một lần nữa xin được cám ơn những tiết mục văn nghệ hết sức đặc sắc mà đội văn nghệ đã đóng góp để cho đêm hội trăng rằm của chúng ta hôm nay càng thêm vui vẻ.
Cuối cùng xin cảm ơn ban tổ chức, các vị đại biểu cùng các bậc phụ huynh, các cháu nhỏ đã đến tham dự chương trình trung thu ngày hôm nay. Chúc quý vị có một tết trung thu ấm áp và vui vẻ bên gia đình và người thân! Xin chân thành cảm ơn!
Lời dẫn chương trình tết trung thu của trường tiểu học (số 2)
1. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
Kính thưa các vị đại biểu!
Thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
Vậy là rằm tháng tám lại đến, cái thời điểm mà trẻ em lại háo hức đón chờ 1 ngày Tết đặc biệt – Tết Trung Thu. Và hẳn trong chúng ta, những 18+ cũng không thể quên được những ký ức tuổi thơ với đêm trăng rước đèn lung linh khắp xóm, những tiếng trống tùng tùng … cheng cheng … vang dội của những điệu múa lân, múa rồng, tiếng đồng ca của cả đám con nít rồng rắn và một mâm cỗ lớn với đầy những bánh trái mà đặc biệt là bánh nướng, bánh dẻo…
Tết Trung thu của người Việt thường gắn liền với hình ảnh chị Hằng, chú Cuội. Vào rằm tháng 8, mỗi gia đình thường bầy cỗ Trung thu trong khung cảnh trăng thanh gió mát với những đặc sản của mùa thu để tạ ơn trời đất. Dù Tết Trung thu có nguồn gốc ngoại nhập hay nội sinh thì từ lâu đã ăn vào tâm thức của mỗi người Việt và trở thành 1 trong những những nét đặc trưng về bản sắc văn hóa dân tộc. Ngày xưa, Tết Trung thu là dịp để mọi người cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tạ ơn trời đất. Còn ngày nay, Trung thu được coi là cái Tết Nhi Đồng, đây là dịp để các bậc cha mẹ có dịp thể hiện tình thương qua quan tâm chăm sóc con em mình. Và cứ vào mỗi đêm trung thu, trẻ em lại náo nức rước đèn phá cỗ. Với mong muốn tổ chức một chương trình văn nghệ nhân dịp đặc biệt này, thầy trò trường tiểu học XX đã hội tụ đông đủ về đây để chung vui đón trăng rằm – xin cảm ơn các bậc phụ huynh, các vị khách mời xa gần đến dự đêm văn nghệ “VUI ĐÓN TRĂNG RẰM” của trường tiểu học XX!
Ở Việt Nam, từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Tết Trung thu đã thực sự trở thành Tết của thiếu nhi cả nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh – người luôn dành những tình cảm yêu thương và sự quan tâm sâu sắc tới các cháu Thiếu niên Nhi đồng. Trung thu nào Người cũng có thư gửi cho các cháu với những lời thơ đầy cảm động:
“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương Nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung”
Vui tết trung thu – đón trăng rằm – nhớ Bác Hồ, chương trình văn nghệ “ VUI ĐÓN TRĂNG RẰM” của trường tiểu học XX hôm nay, chúng ta rất vinh dự được đón tiếp các vị đại biểu. (Giới thiệu các đại biểu)
Về phía nhà trường, trong buổi lễ ngày hôm nay còn có sự hiện diện của đại diện hội cha mẹ học sinh, lãnh đạo các solo vị trường trong toàn xã, các đồng chí cán bộ giáo viên, công nhân viên và đông đủ các em học sinh cũng có mặt đông đủ đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.
2. Phát biểu chào mừng – Khai mạc “Đêm hội trăng rằm”
Kính thưa quý vị đại biểu!
Thưa toàn thể các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, cùng các em thiếu niên nhi đồng thân mến!
Để tổ chức được một Đêm trung thu thật vui và ý nghĩa hôm nay chính là nhờ sự quan tâm ủng hộ và chỉ đạo của các cấp, các Ban ngành đoàn thể xã XX cùng BGH nhà trường. Và sau đây tôi xin trân trọng giới thiệu: Đồng chí XX lên phát biểu và khai mạc “Đêm hội Trăng rằm” ngày hôm nay.
Xin trân trọng kính mời đồng chí.
3. Đọc thư chúc Tết trung thu của Chủ tịch nước
4. Giới thiệu lãnh đạo phát biểu và tặng quà
5. Giới thiệu đại biểu PHHS phát biểu & tặng quà
6. Nội dung chính của chương trình văn nghệ
Và bây giờ là đến nội dung vô cùng hấp dẫn và đặc biệt trong đêm nay: Để chào đón “Đêm hội trăng rằm”, các bạn học sinh củ trường tiểu học XX đã chuẩn bị cũng như tập luyện rất nhiều các tiết mục văn nghệ đặc sắc để chào mừng đêm hội. Sau đây, xin trân trọng kính mời các vị đại biểu, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cùng các em cùng thưởng thức 1 số tiết mục văn nghệ do các bạn đến từ đội văn nghệ của trường biểu diễn. (Giới thiệu các tiết mục)
7. Phá cỗ
8. Bế mạc chương trình
Sau không khí vui tươi rộn ràng của các em học sinh, tết trung thu năm nay của trường tiểu học XX đã thành công tốt đẹp. Sự có mặt của các quý vị đại biểu trong Đêm rằm trung thu hôm nay là sự động viên vô cùng ý nghĩa đối với thầy và trò nhà trường.
Xin trân trọng cảm ơn và gửi lời chúc đến các vị đại biểu, khách quý cùng toàn thể các thầy cô giáo, các em học sinh trường tiểu học XX.
Lời dẫn chương trình tết trung thu cho trẻ mầm non (số 1)
Màn múa lân chào đầu
Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu
Vâng, xin cảm ơn màn biểu diễn rất tuyệt vời vừa rồi của đoàn múa lân. Lời đầu tiên ………….và……………(tên MC) xin….gửi tới quí vị lời chào nồng nhiệt nhất.
Vào mỗi đêm Trung thu, trăng sáng tỏ khắp trần gian, trẻ em lại náo nức rước đèn phá cỗ. Ở Việt Nam, từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Tết Trung thu đã thực sự trở thành Tết của thiếu nhi cả nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh – người luôn dành những tình cảm yêu thương và sự quan tâm sâu sắc tới các cháu Thiếu niên Nhi đồng. Trung thu nào Người cũng có thư gửi cho các cháu với những lời thơ đầy cảm động.
“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương Nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung”
Vui tết – đón trăng – nhớ Bác Hồ, nhà trường phối hợp với…. cùng tổ chức một đêm hội trăng rằm với biết bao điều lý thú và bổ ích. Cùng vui tết Trung thu hôm nay, chúng ta rất vinh dự khi được đón tiếp các vị đại biểu. (Giới thiệu các đại biểu)
Đại biểu phát biểu và tặng quà
Kính thưa các vị đại biểu, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh thân mến!
Mặc dù, bận rất nhiều công việc nhưng trong đêm hội trung thu của các em, hôm nay chúng ta rất vinh dự được đón tiếp ông… Sau đây, xin trân trọng kính mời ông lên phát biểu và tặng quà cho các bé của trường mầm non.
Nội dung chính của chương trình văn nghệ:
Tiết mục 1: Chiếc đèn ông sao (tiết mục song ca)
Mỗi khi nghe thấy trẻ em trong xóm hát bài “Chiếc đèn ông sao” là ai cũng biết Trung thu sắp về. Từ khắp các ngả đường, ngõ xóm đều vang lên điệu trống phách nhịp nhàng quen thuộc, mỗi lần ca khúc này cất lên, người nào cũng cảm nhận được cái không khí vui tươi, náo nức. Dù trải qua hơn nửa thế kỷ, “Chiếc đèn ông sao” của nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn luôn sống mãi như một khúc ca không thể thiếu trong mỗi đêm hội trăng rằm. Xin mời các vị đại biểu, thầy cô giáo và các em học sinh đến với tiết mục song ca “Chiếc đèn ông sao” của 2 bé…
Tiết mục 2: Rước đèn tháng Tám (tiết mục solo ca)
Dù là ngày xưa hay ngày nay thì rước đèn luôn được xem là một hoạt động đặc sắc và được các bạn nhỏ trông đợi nhất trong mỗi dịp Trung thu. Hình ảnh các em tay cầm những chiếc đèn đủ sắc “xanh lơ”, “tím tím”, “xanh lam”, “trắng trắng” với nhiều hình dáng khác nhau, nào là “đèn bươm bướm”, “đèn thiên nga”, “đèn ông sao”, “đèn cá chép” lung linh và hồn nhiên vui đùa bên mâm cỗ “bánh dẻo”, “bánh nướng” dưới trăng luôn làm thích thú người xem. Và những hình ảnh đầy thân thương này đều xuất hiện trong ca khúc “Rước đèn tháng Tám”. Trong đêm văn nghệ hôm nay, chúng ta sẽ được nghe lại ca khúc này qua phần trình bày của bé…
Tiết mục 3, tiết mục 4,…
Lời kết:
Cứ mỗi khi rằm tháng Tám đến, chúng ta lại nhắc nhở nhau về sự tích chú Cuội, sự tích Hằng Nga… Niềm vui của thiếu nhi chúng ta khi Trung Thu về là thấy ánh trăng vẫn luôn đúng hẹn, được cùng chúng bạn đi rước lồng đèn, được cha mẹ mua cho tấm bánh đặc biệt mang tên NGÀY HỘI THÁNG TÁM, được xem múa lân, được vui ca nhảy múa theo tiếng trống múa lân.
Thay mặt cho những người làm chương trình, chúng tôi xin chúc các em mãi luôn giữ được sự trong trắng, solo sơ, hồn nhiên của tuổi thơ, dù mai này có lớn khôn, không còn trẻ thơ như ngày nào, thì tâm hồn các em vẫn giữ được sự bình an thư thái, giữ được nụ cười tươi tắn mãi như hôm nay! Chúc cho tâm hồn mọi người luôn đẹp như ánh trăng rằm và cuộc sống này luôn ngọt ngào như những chiếc bánh trung thu!
Có thể bạn thích: