Cây củ ấu được trồng ở các ao đầm khắp nơi trong nước ta. Trồng bằng hạt hay bằng chồi. Ngoài dùng để luộc ăn hoặc chế biến thành bột làm bánh, củ ấu còn có công hiệu tuyệt hảo trong hỗ trợ và điều trị các bệnh thường gặp mà mọi người không ngờ đến. Sau đây TopChuan.com sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số công dụng và bài thuốc trị bệnh từ củ ấu.
Trị mụn nhọt ở trẻ nhỏ
Ở trẻ nhỏ khi nóng lực hay bị nổi ghẻ nhọt, củ ấu có vị ngọt tính mát, vào tỳ, vị, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, bổ mát nên trong dân gian thường lấy nguyên củ ấu đốt thành than, thêm ít chu sa, băng phiến nghiền thành bột rồi trộn với nước sôi để nguội cho sền sệt. Hàng ngày lấy hỗ hợp đó bôi lên chỗ ghẻ nhọt sẽ hết sưng, đau ngứa. Cùng với đó lấy ruột ấu nấu cháo cho trẻ ăn, ghẻ nhọt sẽ càng mau hết.
Chữa chướng bụng ăn không tiêu
Trong một số bài thuốc dân gian củ ấu còn được dùng kết hợp với một số vị thuốc dùng chữa chứng tỳ vị hư nhược, siêu thị khó tiêu, đau bụng lạnh, đi cầu lỏng.
Nguyên liệu: Thịt quả ấu 50g; bạch truật, hoài sơn, mỗi vị 16g; sơn tra 10g; kê nội kim 6g và cam thảo bắc 3g.
Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu chuẩn bị trên sắc với 750ml nước còn lại 300ml chia thành 2 – 3 lần uống khi đói. Dùng liên tục 7 ngày để đạt hiệu quả.
Chữa mệt mỏi, mất ngủ
Ngoài việc dùng để nấu ăn củ ấu còn được biết đến với tác dụng trong việc cải thiện chứng mất ngủ, người mệt mỏi: Người ta dùng thịt ấu Sắc thuốc uống với liều lượng gồm thịt ấu 50g, cam thảo, hoàng cầm vừa đủ, 20g địa cốt, 10g câu kỷ tử đem sắc thành một bát nước. Ngày uống 2 lần uống liên tục khoảng một tuần lễ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chữa cảm nắng, giải rượu
Củ ấu sao cháy thường được dùng chữa nhức đầu, choáng váng do cảm nắng, say rượu. Hoặc có thể sử dụng 150 – 250g thịt quả ấu tươu nhai nát nuốt ăn để giải rượu nhanh chóng. Hoặc có thể giã nát thịt quả ấu rồi chế thêm nước sôi để nguội uống rồi uống thay nước.
Chữa viêm loét dạ dày
Theo Đông y, củ ấu vị ngọt chát, tính bình. củ ấu mang đến rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe cơ thể như protein, đường gluco, gluxit, canxi, kẽm, sắt, natri,…Công dụng thoát tả, giải độc, dùng chữa bệnh viêm loét dạ dày.
Nguyên liệu: Thịt ấu 30g, hoài sơn 16g, táo đỏ 16g, bạch cập10g, gạo nếp 100g.
Thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ để nấu cháo nhừ. Khi ăn cho 20g mật ong trộn đều. Sử dụng liên tục 7 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Có thể bạn thích: