Với học sinh lớp 5, việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả là điều vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học tiếp lên các lớp trên. Việc giúp các em hoàn thành tốt bài văn miêu tả sẽ góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học mà còn giúp các em khám phá được những cái đẹp qua việc xây dựng văn bản. Và trong bài viết hôm nay, TopChuan.com xin giới thiệu tới các bạn những biện pháp giúp học sinh lớp 5 yêu thích và học tốt văn miêu tả hay nhất.
Quan sát, lập dàn ý chi tiết
Lập dàn ý là một khâu vô cùng quan trọng khi làm văn. Có nhiều bạn học sinh đã chủ quan và cho đó là khâu không cần thiết, nhưng thực tế chứng minh rằng hầu hết các bạn giỏi văn đều xem trọng việc lập dàn ý. Chính vì thế, để giúp các học sinh học tốt văn miêu tả, giáo viên cần hướng dẫn các em lập dàn ý trước khi làm thành một bài văn hoàn chỉnh. Có lập được dàn bài thì mới có thể tìm ý, sắp xếp ý, viết thành một bài văn mạch lạc, bố cục rõ ràng, ý văn trong sáng.
Chẳng hạn với đề bài: Miêu tả về một cảnh đẹp ở quê hương, nơi em đang sinh sống.
- Đầu tiên, giáo viên nên cho học sinh chuẩn bị ở nhà, quan sát cảnh đẹp ở địa phương, ghi lại những điều quan sát được.
- Trong tiết học kết tiếp, dựa trên cơ sở những kết quả quan sát đã có, các em sẽ lập dàn ý cho bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương, sau đó tập chuyển một phần trong dàn ý thành đoạn văn hoàn chỉnh.
- Sau đó, hướng dẫn cách lập dàn ý của một bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương bao gồm 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
- Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoạt sự thay đổi theo thờ gian.
- Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
- Dựa theo dàn ý chung này, giáo viên nên giúp các em lập dàn ý chi tiết cho từng cảnh đẹp mà các em lựa chọn
Ví dụ: Dàn ý cho bài văn tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
Mở bài: Giới thiệu về cánh đồng vào buổi sáng: Em vốn là một người con của nông thôn, của mảnh đất bao la bát ngát đồng xanh. Tuổi thơ của em luôn gắn liền với hình ảnh của những cánh đồng thơm mùa sữa chín hay cánh đồng thơm mùi rơm rạ vào mùa gặt. Em rất yêu cánh đồng quê em vào buổi sáng sớm, nó luôn cho em một cảm giác bình yên và thư thái. Chỉ có ai sống tại nông thôn, gần gũi với cánh đồng thì mới hiểu rõ được cảm giác này. Cánh đồng quê em vào buổi sáng vô cùng đẹp.
Thân bài:
a) Tả khái quát
- Buổi sáng quê em rất bình yên và thanh bình
- Tiếng gà gáy vang xa, báo hiệu một ngày làm việc mới đã đến
- Mặt trời thức giấc sau một giấc ngủ dài
- Cánh đồng tựa như một tấm lụa trải dài mang màu áo xanh tươi mát
b) Tả chi tiết
- Khi bình minh xuất hiện, cánh đồng như được bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc.
- Khi mặt trời lên cao, sương dần tan, cánh đồng hiện lên, màu xanh của lúa đang thời con gái che kín cả mặt ruộng, đẹp hệt như một tấm thảm xanh.
- Gió xuân từ phía trên đồi cao tuôn về thung lũng tạo nên những đợt sóng lúa đuổi nhau vội vàng.
- Đây đó, thấp thoáng bóng người ra thăm ruộng, làm cho những chú chim bắt sâu lúa giật mình bay vọt lên cao.
- Những chú trâu đang lim dim mắt, chuẩn bị một ngày làm việc mới
- Những chú cò bay lượn, ngã mình xuống từng cọng lúa như đang tận hương vị buổi sáng
- Con đường làng trải dài, thẳng tắp
- Nắng nhẹ khẽ luồn qua nhánh cây, kẽ lá
c) Tả hoạt động:
- Mọi người dần bắt đầu công việc của mình
- Các cô chú nói cười vui vẻ vác cuốc ra đồng
- Thấp thoáng có vài bóng tát nước dưới đồng ruộng
- Cậu bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu
- Còn em thì đang tung tăng trên đường đi học
Kết bài: Nắng đã lên cao mà em vẫn thẫn thờ ngắm mãi dải lụa xanh này không biết chán. Màu xanh hôm nay, màu xanh của niềm tin hi vọng, chắc chắn sẽ báo hiệu một mùa gặt bội thu.
Tìm hiểu cấu tạo bài văn tả cảnh hoặc tả người
Từ một văn bản mẫu, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định mở bài, thân bài, kết bài của bài tập làm văn tả cảnh, tả người.
Cho học sinh rút ra ghi nhớ về cấu tạo của bài văn tả cảnh (tả người ).
Sau đó lưu ý cho học sinh về cách trình bày bài tập làm văn sao cho tách bạch rõ 3 phần của một bài tập làm văn.
Cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh
Để học sinh học tốt tập làm văn, trước khi thực hiện một yêu cầu của đề bài nào đó, giáo viên cần giúp học sinh hệ thống hoá các từ ngữ liên quan đến chủ đề bài viết, để học sinh có vốn từ ngữ mà vận dụng trong khi làm bài. Từ đó giúp các em đỡ phải lúng túng.
Ví dụ: Khi dạy bài tập làm văn: tả quang cảnh phiên chợ thôn quê bằng trí tưởng tượng của em
Giáo viên cần giúp các em hệ thống hoá các từ ngữ thuộc chủ đề phiên chợ. Chẳng hạn: đông nghịt, gánh, bưng, khiêng, vác, ồn ã, sặc sỡ, vãn dần, vơi đi,…
Chọn đề tài gần gũi, quen thuộc với học sinh
Đối với học sinh yếu và những học sinh gia đình không có điều kiện quan sát thực tế, những đề tài xa lạ là điều cần tránh. Các em đến trường học tập bằng ngôn ngữ Tiếng Việt tương đối hạn hẹp mà giáo viên lại yêu cầu các em hình dung, tưởng tượng rồi đặt câu, viết một bài văn miêu tả hoàn chỉnh với một đối tượng mà các em chưa nhìn thấy bao giờ thì đúng là điều quá sức đối với các em.
Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát
Quan sát theo trình tự từ xa đến gần và ngược lại, từ trong ra ngoài, từ bao quát đến chi tiết và ngược lại. Ghi chép những điều đã quan sát được. Tổ chức quan sát từng đối tượng cụ thể. Có thể hướng dẫn quan sát theo nhiều hình thức: quan sát trực tiếp đối tượng (buổi chào cờ đầu tuần, quang cảnh trước buổi học, trong giờ ra chơi, thầy giáo, cô giáo, người thân,…); quan sát ở nhà (ngôi nhà em đang ở, buổi sum họp của gia đình, quang cảnh con đường nơi em ở vào buổi sáng, …); quan sát qua báo, đài (một ca sĩ đang biểu diễn, một danh hài mà em thích, ….);…
Có thể bạn thích: