Hiện nay có rất nhiều người mắc chứng bệnh gút (gout) khiến mọi sinh hoạt rất khó khăn. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để chữa căn bệnh này, sau đây TopChuan.com xin giới thiệu với các bạn một vài cách chữa bênh gút để các bạn có thể tham khảo và áp dụng với bản thân bạn nhé!
Lá lốt
Cây lá lốt là loại cây thân thảo sống lâu năm trong điều kiện ẩm thấp mọc tươi tốt, rất gần gũi với các gia đình Việt. Bộ phận dùng làm thuốc chữa bệnh gút chính là lá, thân và rễ của cây. Theo đông y thì lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính khử khuẩn, giảm viêm đau khá tốt. Bên cạnh đó nó còn có tính ấm, có công dụng ôn trung, tán hàn, thường dùng trị các bệnh đau nhức xương khớp, viêm xương khớp, bệnh gút… Trong điều trị bệnh gút, lá lốt có thể giúp làm giảm lượng acid uric trong máu, giúp giảm cơn đau, sưng viêm, giảm sưng đỏ các khớp khá tốt.
Cách thực hiện: Lấy 100g lá lốt đã phơi khô, dùng nấu nước uống hàng ngày sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh gout 1 cách nhanh nhất. Bạn cũng có thể dùng lá lốt vào các món ăn hàng ngày để giảm bệnh. Ngoài ra, nếu bệnh nặng, bạn có thể phối hợp lá lốt cùng với các vị thuốc khác như rễ cỏ xước 30g, lá xương sông 25g, rễ bưởi bung 15g, lá lốt 50g. Tất cả đem sắc lấy nước uống kết hợp với ngâm tay chân có thể chữa các các chứng đau nhức xương khớp nghiêm trọng.
Đu đủ xanh và lá trà xanh
Trong đu đủ xanh rất giàu vitamin, kali, magie, các enzyme và chất dinh dưỡng có lợi cho đường tiêu hóa, dạ dày. Đặc biệt enzyme papain chiếm hàm lượng cao trong nhựa đu đủ xanh có hoạt tính chống viêm, giảm đau mạnh. Vì thế đu đủ xanh cũng là loại thực phẩm có thể dùng để chữa bệnh gút.
Trong lá trà xanh chứa nồng độ chất oxy hóa phong phú. Phổ biến nhất là các chất polyphenols và axit gallic, hai chất này rất hữu ích trong việc giảm đau các căn bệnh về khớp.
Cách thực hiện:
Bước 1: Đun sôi 2 lít nước sạch.
Bước 2: Lấy 1 quả đu đủ xanh có kích thước trung bình (khoảng 0,5kg) rửa sạch. Bỏ hạt, cắt đu đủ thành từng miếng nhỏ (không rửa lại để giữ nguyên được lượng nhựa đu đủ).
Bước 3: Bỏ đu đủ vào nồi nước đang sôi, đun thêm chừng 5 phút nữa.
Bước 4: Cho thêm vào 2 thìa lá trà xanh khô, rồi đun thêm 5 phút nữa.
Bước 5: Lọc bỏ đu đủ và trà xanh, chỉ lấy phần nước trong, để nguội.
Bước 6: Uống nước này thay nước lọc trong cả ngày. Uống 3 lần 1 tuần, liên tục trong vòng 1 tháng.
Đậu xanh
Trong Đông y đậu xanh có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Nhờ đó việc sử dụng đậu xanh trong các món ăn hàng ngày có thể giúp giảm phù nề, điều hòa ngũ tạng. Ngoài ra vỏ của đậu xanh còn có tác dụng giải độc, chữa mụn nhọt, làm mát cơ thể.
Cách thực hiện: Bạn nhớ để hạt đậu xanh để nguyên vỏ, ninh cho thật nhừ, không cho thêm bất cứ gia vị gì. Ăn đậu xanh đã ninh nhừ ấy vào mỗi buổi sáng và buổi tối. Mỗi bữa ăn một bát. Sáng thì ăn thay bữa sáng, tối ăn trước khi đi ngủ. Ăn liên tục như vậy trong 30 ngày sẽ giúp người bệnh giảm những cơn đau rõ rệt.
Lá trầu không và nước dừa
Trầu không là loài cây vô cùng quen thuộc với mỗi gia đình người dân Việt chúng ta. Nó có tên khoa học là Piper Betle, thuộc họ Hồ tiêu Piperaceae, là loại dây leo mọc nhiều ở nước ta cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á. Các nhà khoa học đã nghiên cứu rằng trong lá trầu có chứa 2,4% tinh dầu bao gồm các nhóm hoạt chất như: Eugenol, Chavicol, Chavibetol, Estragol… tổ hợp các chất ấy có tác dụng như chất chống viêm khớp, phục hồi các hư tổn ở khớp.
Còn nước dừa được dùng trong phối hợp trị liệu cùng với lá trầu mang một vai trò như chất hòa tan, giúp chiết xuất được hoạt chất trong lá trầu ra 1 cách nhanh chóng nhất.
Cách thực hiện: Mỗi sáng thức dậy các bạn hãy dùng 100g lá trầu tươi sau đó cắt nhuyễn ngâm vào trong một trái dừa xiêm vừa vạt nắp gáo. Chúng ta nên chắt bớt một chút nước dừa ra để khỏi bị tràn khi cho lá trầu nhuyễn vào, sau đó đậy nắp lại và ngâm đúng 30 phút. Sau một phần hai tiếng ta chắt ra ly, uống một mạch. Không ăn sáng ngay mà chờ đến khi nước dừa, trầu được cơ thể hấp thu hoàn toàn, sau khi đi tiểu trở lại rồi mới được ăn sáng. Làm như vậy trong vòng một tuần thì các cơn đau nhức do bệnh gút về đêm chắc chắn sẽ giảm hẳn. Người bệnh có thể ngủ ngon một mạch đến sáng và cảm thấy khoan khoái tươi tỉnh ra, cơn đau giảm đi vì thế mà đầu óc minh mẫn, dễ chịu. Cần phải uống liên tục trong 1 tháng liền để trị bệnh triệt để và hiệu quả.
Lá tía tô
Tía tô còn gọi là é tía, tử tô, xích tô. Tía tô có tính ấm, vị cay, tác động vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, không độc. Hạt tía tô có chứa tới 40% dầu béo, và nhờ chứa lượng tinh dầu lớn như vậy nên lá tía tô có tác dụng giảm đau, chống viêm, giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn giúp chữa nhanh cơn gút cấp tính.
Cách thực hiện:
Cách 1: Uống nước lá tía tô
Bạn lấy lá tía tô rửa sạch, đem đun sôi rồi chắt lấy nước uống hàng ngày cách thường xuyên. Việc uống thường xuyên sẽ giúp giảm sưng, chống viêm và tăng cường khả năng đào thải lượng acid uric ra khỏi cơ thể. Nhờ vậy mà bệnh nhân có thể khắc phục các triệu chứng bệnh nhanh hơn.
Cách 2: Đắp lá tía tô
Việc đắp lá tía tô sẽ giúp cho tình trạng đau khớp sẽ dịu đi nhanh chóng. Bạn dùng lá và cành tía tô rửa sạch, đem giã nát rồi đắp vào chỗ khớp bị sưng viêm, tình trạng sẽ nhanh chóng được cải thiện rõ rệt.
Cách 3: Ăn lá tía tô
Bổ sung lá tía tô vào bữa ăn hàng ngày sẽ vừa giúp tăng khẩu vị vừa giúp hấp thụ dưỡng chất tối đa nhất. Nhờ đó mà những cơn đau của bạn sẽ giảm 1 cách dần dần, giúp việc đi lại, hoạt động của bạn dễ dàng hơn.
Lưu ý: Những bài thuốc trên đây không tập trung vào tác dụng giảm đau ngay tức thời mà chủ yếu bồi bổ và tăng cường chức năng thải độc gan, thận – hai cơ quan chính quyết định sức khỏe xương khớp, hoạt huyết thông kinh lạc, giúp máu lưu thông và lấy lại sự cân bằng vốn có của cơ thể. Cụ thể là lượng acid uric trong máu sẽ giảm dần nhờ vào việc cải thiện chức năng gan, thận. Từ đó sẽ thúc đẩy bài tiết acid uric qua đường tiết niệu nhiều hơn, người bệnh sẽ dần dần hồi phục và giảm đau nhưng vẫn đảm bảo gan, thận, đường huyết hoạt động ở mức cho phép, không bị quá tải.
Có thể bạn thích: