Vào mùa mưa, có rất nhiều căn bệnh chẳng biết từ đâu kéo đến khiến cho chúng ta thấy mệt mỏi và khó chịu. Vì vậy, hôm nay TopChuan.com xin đưa ra những căn bệnh dễ gặp nhất vào mùa mưa để các bạn có thể phòng tránh chúng nhé!
Các bệnh tiêu hóa
Những bệnh mà dễ mắc vào mùa mưa thì phải kể đến bệnh tiêu hóa. Chính không khí ẩm thấp vào mùa mưa làm cho các vi sinh vật dễ phát triển, làm thức ăn dễ hư rồi dẫn đến trường hợp ăn vào bị rối loạn tiêu hóa. Tiêu chảy là trường hợp thường xuyên xảy ra nhất. Chúng ta hãy ăn chín uống sôi để phòng ngừa bệnh tiêu hóa. Ngoài ra cũng phải tập thói quen rửa tay trước siêu thị hoặc sau khi đi vệ sinh. Bệnh tiêu chảy là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu như chúng ta biết giữ gìn vệ sinh tốt.
Nước ăn chân
Bệnh nước ăn chân có biểu hiện với những kẽ ngón chân bị viêm do nấm Candida. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này xuất phát từ môi trường ở kẽ ngón chân ẩm thấp làm cho vi nấm phát sinh. Vào mùa mưa, việc bạn thường xuyên phải lội nước, tiếp xúc với nước bẩn trên đường là điều khó tránh khỏi và từ đó, nước bẩn tiếp xúc với da chân tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm sinh sôi nảy nở nhanh hơn. Nhất là với những người đi tất kín, đi giày cả ngày trong tình trạng chân ẩm thấp rất dễ bị viêm kẽ do da ẩm ướt. Và tình trạng mưa nhiều càng làm căn bệnh có diễn biến tồi tệ hơn.
Triệu chứng thường gặp của người bị nước ăn chân là da đỏ hồng, rướm máu, quanh rìa da bị mủn có màu trắng, ít ngứa, có cảm giác hơi đau rát, nếu tổn thương kéo dài gây ngứa và dịch tiết có mùi hôi rất khó chịu.
Giải pháp:
- Đảm bảo vệ sinh chân tay, không xỏ tất, đi giày trong thời gian dài, khi giày hoặc tất ẩm thấp phải tháo ra ngay. Rửa chân sạch bằng xà phòng và lau khô chân sau khi tiếp xúc với nước bẩn.
- Dùng thuốc khử có iod như Betadine, nước muối, các loại bột diệt nấm ở bàn chân và kẽ ngón chân.
Nhiễm trùng da
Triệu chứng thông thường của nhiễm trùng trong mùa mưa là hiện tượng viêm nang trứng trên khuôn mặt (viêm nang lông), mụn trứng cá. Bị nhiễm trùng da thức là bị tổn thương da với nốt sẩn nhỏ nhô lên từ các nang lông, lúc đầu có màu hồng, về sau mãn tính thường có màu hơi thâm đen, mỗi nang lông là một sẩn. Chưa hết, bạn cũng dễ dàng mắc các bệnh viêm da mủ, bệnh viêm kẽ. Ngoài ra bạn cũng có thể thấy hiện tượng mụn nước, mụn mủ trên da, tập trung ở những vùng hở như mặt, cánh tay, chân, khi dập vỡ tạo vết trợt loét, trên có vảy màu vàng hoặc màu hơi nâu, xung quanh có viền vảy hoặc quầng đỏ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do vi khuẩn, nấm sinh sôi nảy nở vào mùa mưa nhanh hơn. Có người dễ bị nhiễm trùng hơn do đổ mồ hôi nhiều, mất nước, nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời và độ ẩm. Nguyên nhân hình thành bệnh thường xuất phát từ điều kiện vệ sinh kém, siêu thị thiếu chất… Vào mùa mưa, căn bệnh này có xu hướng gia tăng hơn bởi vào mùa mưa vì chúng ta thường phải chú ý dọn dẹp vệ sinh vào thời tiết có đặc trưng ẩm thấp và nóng oi. Điều này vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển trên da.
Giải pháp: Luôn cố gắng giữ cơ thể khô ráo, tránh mồ hôi ra nhiều. Đi tắm thường xuyên, cẩn trọng khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Uống đủ 10-12 cốc nước và sử dụng dưỡng ẩm cho làn da của bạn.
Bệnh về đường hô hấp
Theo Bác sĩ Hoàng Đình Hữu Hạnh, hiện đang công tác tại Trung tâm Chăm sóc hô hấp – Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, khi những cơn mưa đến bất chợt sẽ khiến cho nhiệt độ xuống thấp, cũng là lúc vi khuẩn sẽ hoạt động mạnh và “tấn công” vào hệ hô hấp của con người. Một số căn bệnh chúng ta dễ gặp về đường hô hấp trong mùa mưa là: cảm lạnh, đau đầu, viêm họng, viêm phổi… Trong đó, đối tượng dễ mắc bệnh về đường hô hấp nhất là trẻ em dưới 10 tuổi do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, và những người lớn tuổi vì lúc này hệ miễn dịch đã suy yếu.
Để phòng ngừa những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp, chúng ta cần phải tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể bằng cách bổ sung vitamin C, các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, sữa… Ngoài ra, cần thường xuyên uống nước gừng tươi cũng có thể giúp bạn phòng bệnh cảm cúm hữu hiệu.
Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm xuất hiện nhiều vào mùa mưa, có thể gây tử vong nếu bị xuất huyết ồ ạt hoặc trụy tim mạch. Hiện nay bệnh sốt xuất huyết đã hoành hành ở 128 quốc gia, với hơn 3,9 tỉ người bị bệnh, chiếm 40% dân số toàn cầu. Tại Việt Nam, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, so với cùng kì năm 2016, số ca bệnh nhân bị sốt xuất huyết tại Hà Nội năm nay đã tăng gấp 3 lần.
Để phòng ngừa căn bệnh này, mọi người cần phải diệt muỗi và diệt loăng quăng tận gốc. Chúng ta phải loại bỏ những nơi sinh sản và phát triển của chúng bằng cách làm sạch thau rửa và đậy kín tất cả các thùng, chum chứa nước. Khi đi ngủ cần phải mắc ải và bắt muỗi thật kĩ. Ngay khi có các triệu chứng như đau đầu, nôn mửa, sốt và lạnh thì cần đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị.
Có thể bạn thích: