Hà Nội không chỉ mang nét đẹp cổ xưa với cầu Long Biên trăm tuổi mà Thủ đô còn hiện đại, trẻ trung với những cây cầu mang tính thời đại, trọng yếu và phong cách riêng. Chúng ta cùng điểm mặt những cây cầu trong lòng Hà Nội.
Cầu Thanh Trì
Là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàng Mai với quận Long Biên, được coi là dự án cầu lớn nhất Đông Dương hiện nay. Đây là cây cầu nối tuyến cao tốc huyết mạch của Thủ đô nối đi các tỉnh phía Bắc tạo điều kiện thuận lợi cho các xe trọng tải lớn được lăn bánh mà không phải chờ đợi vì cảnh ách tắc giao thông.
Cầu Thăng Long
Được xem là công trình thế kỷ của tình hữu nghị Việt Xô sau 11 năm thi công (1974-1985) đồng thời là cây cầu có quy mô lớn vào loại tốt nhất Việt nam và vùng Đông Nam Á thời điểm đó. Đây là cây cầu nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm, nối liền Thủ đô với sân bay quốc tế Nội Bài, cửa ngõ quan trọng đưa khách quốc tế đến Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Cầu Long Biên
Được người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20 trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), cầu Long Biên đã trở thành biểu tượng lịch sử chứng kiến bao đổi thay của Thủ đô Hà Nội. Khi mới xây dựng, cầu chủ yếu dành cho xe lửa và 2 bên có đường cho người đi bộ, thưa thớt vài loại xe thô sơ, chủ yếu là xe tay kéo. Từ năm 1920 trở đi, khi ô tô du nhập vào Việt Nam và phổ biến hơn thì 2 bên đường mới được mở rộng. Ngày nay, cầu Long Biên cho cả xe máy qua cầu và cây cầu này vẫn là điểm thu hút những bạn trẻ chụp hình ảnh cưới và ngắm bãi nổi sông Hồng.
Cầu Chương Dương
Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam khong cần có sự trợ giúp kĩ thuật của các kỹ sư nước ngoài nối trung tâm quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. Cây cầu này được xây dựng 1 cách nhanh chóng bằng các vật liệu “ đầu thừa đuôi thẹo” trong sự dở dang của cầu Thăng Long. Nhưng cầu Chương Dương đã đi vào lịch sử Hà Nội với tất cả tình ái của mỗi người dân Thủ đô khi trở thành “cứu cánh” cho cầu Long Biên đang ngày “yếu” đi.
Cầu Nhật Tân
Là 1 trong những những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh, kết cấu nhịp cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng. Cầu được xem là biểu tượng mới của Thủ đô Hà Nội với 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô. Cầu Nhật Tân không chỉ có ý nghĩa lớn về kinh tế và còn có ý nghĩa chính trị, xã hội trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Có thể bạn thích: