Chiến dịch Điện Biên Phủ là một chiến dịch huyền thoại, với chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của Quân đội nhân dân Việt Nam, buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán Hội nghị Genève, đồng thời thay đổi đánh giá của toàn thế giới về sức mạnh, tinh thần của nhân dân Việt Nam. Đây là một trận chiến với nhiều ý nghĩa lịch sử to lớn, nhiều máu và nước mắt đã đổ xuống, nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những điều thú vị xoay quanh trận chiến này.
Thiết bị phản pháo thua… khúc gỗ
Câu chuyện kéo pháo của Chiến dịch Điện Biên Phủ có lẽ từ lâu đã nằm lòng trong mỗi chúng ta, đi vào thơ ca, sử sách. Nhưng mấy ai biết được rằng, để đối phó với các thiết bị phản pháo hiện đại của Pháp thời bấy giờ, quân ta đã sử dụng 1 cách rất… thô sơ. Các chỉ huy pháo binh đã lập trận địa nghi binh bằng cách dùng gỗ thui đen thành khẩu pháo giả, nghếch nòng lên, khi pháo thật phát hỏa thì chiến sĩ phụ trách nghi binh từ trong công sự, ném bộc phá, tung lên không trung, làm cho 80% bom đạn của Pháp dùng phản pháo đã dồn vào đánh pháo giả, từ đó bảo vệ được những trọng pháo quý giá của ta. Trong suốt chiến dịch, quân ta chỉ mất đúng một khẩu pháo 105 ly.
Game Việt dựa theo Chiến dịch Điện Biên Phủ
Cuối năm 2011, EMOBI GAMES Việt Nam đã phát hành game FPS (bắn súng dưới góc nhìn thứ nhất) 3 chiều đầu tiên của Việt Nam dựa theo nội dung của Chiến dịch Điện Biên Phủ với tựa đề 7554 (7/5/1954). Sau vài năm thì nhà phát hành ngừng bán game vì doanh thu bi lụy nhưng vẫn cổ vũ người chơi dùng bản crack để có thể hiểu thêm về lịch sử Việt Nam, nhất là giới trẻ.
Lực lượng đông đảo nhất
Là trận đánh lớn nhất Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, dĩ nhiên lực lượng phía hai bên ta và địch đều do nhiều thành phần, lực lượng hợp thành. Nhưng lực lượng đông đảo nhất trong trận đánh này lại là… dân công vận tải của quân ta, với số lượng lên đến 260.000 người. Trong đó nổi bật nhất là đoàn 20.000 xe đạp thồ, mỗi xe có thể chở hàng hóa khoảng 200 – 300 kg, kỷ lục lên đến 325 kg. Suốt chiều dài 56 ngày đêm chiến dịch, dân công vận tải của ta đã vận chuyển tổng cộng 14.950 tấn gạo, 266 tấn muối, 62 tấn đường, 577 tấn thịt, 565 tấn lương khô ra chiến trường, sau khi trừ đi tiêu hao dọc đường.
Nhận hàm tướng… trong tù
Ngày 15/4/1954, để động viên tinh thần quân lính, Pháp đã thăng quân hàm Chuẩn tướng trước thời hạn cho Đại tá Christian de Castries (Đờ Cát). Sau đó, lon Chuẩn tướng cùng một bức thư màu hồng của vợ và 1 số rượu, bánh kẹo gửi cho Đờ Cát được thả dù xuống… trận địa quân ta. Sau khi đầu hàng và bị bắt thành tù binh, ông ta đã được trao tận tay số hàng trên.
Ngoài làm tù binh cho Việt Nam, ông còn từng làm tù binh cho Đức năm 1940 nhưng sau đó vượt ngục năm 1941.
Đồng minh địch viện trợ quân ta
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân Mỹ đã hỗ trợ rất nhiều khí tài quân sự và lương thực cho Pháp bằng cách ném từ trên máy bay xuống. Nhưng tiếc thay cho Pháp, hầu hết hàng hóa đề rơi vào trận địa… quân ta, vì máy bay Mỹ không dám căn đường thả hàng chính xác do lo bị quân ta tiêu diệt, 1/4 kho đạn pháo của ta (5.500 viên) là do Mỹ biếu không bằng cách ấy. Jean Pouget, sĩ quan phụ tá cho tướng Navarre (Na – va) của Pháp đã viết trong cuốn “Nhật ký chiến sự” của mình như sau: “Có tới 1/2 kiện hàng rơi ngoài bãi thả.
Ngày 1-4, hơn 1/2 số hàng thả rơi ngoài vị trí.
Ngày 6-4, hơn mười khẩu pháo không giật 75mm thả xuống Điện Biên, lính Pháp chỉ thu được hai khẩu, số còn lại coi như làm quà cho Việt Minh. Ngày 9-4, trong tổng số 195 tấn hàng tiếp tế đã thả chỉ thu được… 6 tấn.
Ngày 13-4, máy bay C-119 của Mỹ đã “trút toàn bộ số đạn pháo 105mm xuống trận địa Việt Minh, coi như tiếp tế đạn cho đối phương!”. Ngày 18-4, hơn 30 tấn hàng “rơi lạc” sang trận địa Việt Minh.
Ngày 27-4, có tới 70% số dù hàng rơi lạc mục tiêu.
Ngày 5-5, hầu hết số hàng do C-119 thả xuống đều rơi xuống trận địa Việt Minh”
Có thể bạn thích: