Một lớp học mầm non thì không thể nào thiếu được những góc chơi của bé, để lớp học trở nên thật lôi cuốn đối với trẻ. Đây sẽ là những nơi giúp khơi gợi niềm say mê học hành và tạo cảm hứng học cho các bé. Thế nhưng làm sao để có thể trang trí lớp học một cách phù hợp nhất? Hãy cùng TopChuan.com tìm hiểu về các hướng dẫn trang trí lớp học mầm non đẹp nhất nhé!
Hướng dẫn trang trí lớp học mầm non 2
Các cô giáo có thể phân ra các góc lớp với các chủ để khác nhau như:
Góc xây dựng: Đây là một góc hoc giúp trẻ phát huy sự sáng tạo của mình trong việc xây dựng hay thiết kế những không gian mà mình thích. Để trang trí cho góc học này, các cô giáo cần chuẩn bị các nguyên vật liệu xây dựng như: gạch, bộ lắp ghép, cổng, hàng rào, cây xanh, các hoại hoa, rau, cỏ, bàn ghế, đồ chơi xích đu,… Trang phục của bác thợ xây.
Góc Bác sỹ: Góc chơi này vừa tạo cho trẻ sự thương yêu khi tham gia trò chơi, lại vừa giúp các em tránh được nỗi sợ hãi mỗi khi phải khám bác sĩ ngoài đời thực. Để có thể trang trí góc lớp này thật hiệu quả và đúng như ý nghĩa mà nó đem lại, các cô giáo cần chuẩn bị các dụng cụ y khoa như mô hình răng miệng, hộp thuốc, ống xi lanh. Những thứ này các cô có thể mua từ cửa hàng bán dụng cụ y tế hoặc xin của tiệm thuốc tây.
Góc âm nhạc: đây là sẽ nơi để trẻ làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng những kỹ năng nghệ thuật vào các trò chơi cũng như các hoạt động sáng tạo, tạo điều kiện thể hiện khả năng music của trẻ. Để giúp góc music thực sự là nơi lôi cuốn, hấp dẫn đối với trẻ thì tốt nhất góc music không nên cố định, các kệ phải được đóng sao cho vừa tầm trẻ khi sử dụng, nên có bánh xe đẩy. Tại góc âm nhạc, cô giáo có thể để giấy báo, hay những loại giấy phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho trẻ có thể phát huy khả năng sáng tạo của mình để thiết kế ra những mẫu áo, váy… theo ý tưởng của trẻ, phục vụ chơi vũ hội hóa trang hay nhảy múa tự do,…
Góc siêu thị của bé: Ở lứa tuổi mầm non, các bé thường rất thích chơi đồ hàng. Vậy nên, tại lớp học các cô giáo cũng có thể trang trí một góc lớp với tên gọi ”Góc siêu thị của bé” để giúp trẻ có thể vui chơi theo đúng sở thích của mình. Để tạo nên sự sinh động cho góc lớp này, các cô giáo có thể thiết kế những kệ hàng hóa mô phỏng với thật nhiều đồ chơi thương yêu của trẻ.
Trang trí lớp học mầm non theo cách này sẽ giúp trẻ hiểu từng chủ đề và thương yêu vào mỗi khi tham gia giờ học, vui chơi. Đồng thời tạo nên sự đa dạng về các chủ đề và màu sắc cho lớp học cũng như phù hợp với lứa tuổi của trẻ mầm non.
Hướng dẫn trang trí lớp học mầm non 1
1. Trang trí góc chơi
Các góc chơi trong lớp sẽ phân chia thành các khu vực chơi và trang trí tên góc cũng như hình ảnh trang trí sao cho thật rực rỡ màu sắc, ngộ nghĩnh.
Tùy theo đặc điểm của lứa tuổi, tại các góc chơi ta xây dựng nội quy góc chơi với sự quy định về số lượng trẻ, thái độ khi chơi chung với các bạn, lời nhắc nhở cất dọn đồ chơi gọn gàng và đúng vị trí. Tên góc chơi có thể viết bằng tiếng Anh để tạo môi trường hội nhập trong lớp cho trẻ.
2. Trang trí góc tạo hình
Với góc tạo hình, cô giáo có thể trang trí với những bức tranh mẫu được thể hiện bằng nhiều hình thức và nguyên vật liệu khác nhau, để từ đó kích thích, gợi mở sự sáng tạo cho trẻ. Ngoài ra, các nguyên vật liệu để trẻ sử dụng trong góc chơi tạo hình cũng phải được chuẩn bị sao cho thật phong phú và vừa tầm tay với của trẻ, kích thích trẻ chơi và không hạn chế sự sáng tạo của mỗi trẻ.
3. Trang trí khoảng hiên sau của các lớp
Đây là một không gian lý tưởng với nắng và gió để các cô giáo có thể tận dụng làm góc thiên nhiên, nơi mà các con có thể trồng hay chăm sóc các cây cảnh của lớp. Và đó cũng sẽ là nơi để các cô và các con có thể tạo một không gian thư giãn giữa các hoạt động học tập và vui chơi trong ngày.
4. Tạo ra các món đồ chơi thật hấp dẫn với trẻ
Các cô giáo có thể vận dụng sự sáng tạo và khéo léo của mình để làm thêm thật nhiều đồ chơi từ chính những nguyên vật liệu tái sự dụng như: vở hộp sữa chua làm thành những chú heo con thật đáng yêu, những chú công nhiều màu sắc, hay những chiếc ống hút cũng có thể biến thành những chiếc xe đạp nhỏ xinh xắn.
5. Trang trí thêm
Ngoài ra, các cô giáo cũng thể để dành một góc lớp nào đó để cho trẻ có thể trưng bày sản phẩm của mình. Hay cũng có thể đóng khung hình ảnh của các bạn nhỏ và treo ở các góc trong lớp. Để từ đó giúp trẻ cảm thấy hứng thú học tập hơn vào mỗi ngày đến lớp.
Hướng dẫn trang trí lớp học mầm non 3
Các cô giáo cũng có thể trang trí lớp học theo hướng ”tạo môi trường mở cho bé” như sau:
Các cô giáo có thể sưu tầm và tận dụng tối đa những loại nguyên vật liệu sẵn có, nguyên vật liệu phế thải chẳng hạn như: hộp sữa, thìa sữa chua, len, vải, vỏ sò, vỏ ốc, ống hút, chai nhựa và đặc biệt là ta nên dùng vải nỉ vì màu sắc cũng như độ bền và sự chuyên dụng của loại vải này,…. Từ những vật liệu này, vận dụng sự sáng tạo của mình thì các cô có thể trang trí thành thật nhiều góc chơi cho trẻ, với những hình ảnh ngộ nghĩnh, dễ thương ,không gian hoạt động thân thiện sao cho phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, phù hợp với tên gọi của từng góc chơi để từ đó thu hút được sự hứng thú của trẻ trong quá trình học tập, vui chơi.
Lưu ý, các cô giáo nên bố trí các vật dụng, dụng cụ sao cho thật phù hợp, thuận tiện cho trẻ khi chơi để có thể tạo các góc học tập mở giúp trẻ hoạt động phù hợp với từng chủ đề cũng như từng độ tuổi của từng lớp.
Hướng dẫn trang trí lớp học mầm non 5
Đối với các lớp mầm non có lứa tuổi lớn hơn chẳng hạn như các trẻ sắp sửa bước vào lớp 1. Cô giáo có thể giúp trẻ trang bị vốn kiến thức nhất định để chuẩn bị tâm thế bước vào lớp 1. Các cô nên chuẩn bị 1 góc chơi thật thú vị về chữ cái được làm bằng những bức tranh có gắn liền với từ chỉ tên đồ dùng và chữ cái đó. Chữ số, truyện tranh với nhiều màu sắc hấp dẫn cũng có thể sẽ rất thu hút trẻ. Ngoài ra, các cô cũng nên xây dựng một vài góc lớp với chủ đề như:
Góc toán: Các cô giáo có thể xây dựng các bài tập toán như: đếm các đồ vật, khoan tròn các nhóm đối tượng, tìm số lượng tương ứng.
Góc kể chuyện sáng tạo và làm quen chữ viết: Cô giáo nên chuẩn bị những khung giấy hình vuông, (chữ nhật) thật nhiều màu,… để trẻ gắn những tranh minh hoạ truyện do mình vẽ, hay cô sưu tầm theo thứ tự rồi tự kể lại truyện. Phía dưới, cô giáo có thể chuẩn bị những túi bìa trong cứng có viền decan màu, để trẻ bỏ tranh vào những chiếc túi đó và kể chuyện theo cách thật sáng tạo. Với góc làm quen chữ cái, các cô có thể ghi những bài thơ, câu đố có kèm hình ảnh, từ đó giúp trẻ làm quen với các chữ cái và tập di chữ.
Hướng dẫn trang trí lớp học mầm non 4
Ngoài những góc chơi thú vị cho bé như vừa được kể ở trên, các cô giáo có thể thiết kể thêm một vài góc lớp với chủ đề như:
Bé đến lớp (bảng điểm danh): Đây sẽ là nơi giúp đề cao tinh thần học tập chuyên cần của các bé. Để có thể trang trí góc lớp này một cách hiệu quả, cô giáo có thể sử dụng những đồ dùng được đan bằng mây tre lá chẳng hạn như: quạt, rổ, miếng lót ly, tấm thảm kê… để tạo thành 1 chiếc thuyền buồm có khuôn mặt bạn gấu. Sau đó, phia thành 4 phần (4 tổ), rồi ùng gai dính để gắn hình các bé vào các ô, mỗi tổ 1 màu. Vào mỗi buổi sáng khi đến lớp các bé sẽ gắn hình của mình vào vị trí tổ của mình, nếu hình của bạn nào chưa được gắn lên thì cũng có nghĩa bạn đó nghỉ học ngày hôm đó. Khi chiều đi học về các bé sẽ gỡ hình ở cánh buồm gắn phía dưới thân thuyền.
Một ngày của bé: Đây sẽ là nơi giúp lưu lại những hoạt động trong ngày của bé. Các cô giáo có thể dùng những chiếc đĩa CD, VCD..cũ, rồi dán những hoạt động của bé trên mặt đĩa. Sau đó, cắt 1 miếng micca trong hình tròn có bán kính nhân 2 60cm, rồi gắn 1 kim chỉ ở tâm hình tròn sao cho kim chỉ có thể xoay tròn được. Dán thêm 1 miếng decan tròn màu xanh dương, trang trí thêm những hoạ tiết khu vực xung quanh hình tròn. Hay cô giáo cũng có thể sử dụng đồng hồ thật để làm bảng hoạt động 1 ngày của bé.
Bảng mừng sinh nhật bé: Sinh nhật là một ngày đặc biệt đối với bất cứ đứa trẻ nào, việc tổ chức bữa tiệc sinh nhật của trẻ tại trường sẽ giúp các bé biết ý nghĩa ngày sinh của mình và các bé sẽ biết trân trọng tình cảm của những người xung quanh bé. Vậy nên, ”Bảng mừng sinh nhật bé” cũng đóng vai trò quan trọng tại các lớp mầm non. Các cô giáo có thể tạo ra một bảng sinh nhật được làm từ nguyên vật liệu chính là giấy. Dùng len và nút áo để tạo thành khuôn mặt, cắt hai trái tim gắn thành 2 cánh tay. Lưu ý chừa khoảng trống để dán hình của những bé có sinh nhật trong tháng.
Có thể bạn thích: