Ồn ào, mất trật tự, chạy nhảy lung tung là hiện trạng của hầu hết các lớp mầm non hiện nay khiến cô giáo đau đầu. Đôi khi vì thế mà các cô cũng chẳng thể làm xong những phần việc của mình như: dọn dẹp lớp, chuẩn bị thức ăn,… và những kinh nghiệm quản lý trẻ mầm non trật tự, khi cô giáo không ở trong lớp, có thể sẽ giúp ích.
Rèn tính kỷ luật ngay từ đầu năm
Nghe có vẻ đơn giản những không nhiều các cô giáo mầm non có thể làm được điều này. Ngay từ đầu năm học các cô cần tạo thói quen khi nghe hiệu lệnh của cô (xắc xô, hoặc cô vỗ tay vài lần, hoặc tiếng 1 dụng cụ âm nhạc nào đó vang lên – cần cố định từ đầu năm) thì cả lớp cần trật tự lắng nghe cô.
Khi cô ra ngoài không ở trong lớp, trẻ sẽ chịu sự quản lý của một bạn A, B, C nào đó, phải im lặng, trật tự và khi cô vào lớp thì bạn sẽ báo cáo cho cô biết lớp có ngoan không.
Vừa mềm vừa rắn, yêu thương trẻ nhưng cũng phải cho trẻ biết cô nghiêm khắc, không chiều hư trẻ. Và về sau trẻ sẽ quen với những điều mà cô đã quy ước, dù là trong lớp có cô hay không có cô cũng đều trật tự, ngoan ngoãn.
Cho trẻ thi đua bằng điểm số
“Cô giáo cần rèn cho trẻ ngồi ngoan ngay từ đầu năm, không được tự ý đi lại khi cô không ở trong lớp, hoặc không có sự cho phép của cô. Ai ngoan sẽ được cô gọi lên chấm điểm 10 vào tay, giờ ăn cơm không chịu xúc cơm, thì động viên ai ăn nhanh chấm điểm 10 thế là bạn nào cũng ăn ngon, bé lười ăn cũng phải ăn nhanh 2 bát. Bé nào cũng thích đến nỗi về tắm không cho bố mẹ lau vào. Mỗi hôm đổi 1 kiểu, hôm mở tivi nhảy nhót cho cả lớp đứng theo hàng nhảy theo. Hôm đọc bài thơ bài hát mới, hôm kể chuyện, hôm bất lực thì gọi những bạn hư lên đấm lưng bóp tay cho cô. Còn hôm nào khàn tiếng không đọc được nữa thì lôi kẹo ra, ai ngồi ngoan khi về thưởng kẹo…. “
Đó là kinh nghiệm quản lý lớp của một cô giáo mầm non. Theo như cô chia sẻ, khuyến khích trẻ bằng việc cho điểm số sẽ cho trẻ có tinh thần thi đua, và vì thích được khen nên cũng sẽ làm tốt hơn. Con trẻ là vậy, chỉ cần cô hiểu tâm lý và tìm cách rèn luyện trẻ theo tâm lý ấy, thì đảm bảo trẻ vui mà cô giáo cũng không phải mệt mỏi, thay vì la hét vì hãy khen trẻ thật nhiều.
Không để trẻ có thời gian “rảnh”
Không có việc gì làm thì đương nhiên bé phải chạy nhảy, nói chuyện, đùa nghịch rồi. Chính vì thế, các cô giáo đừng để các bé “rảnh”, hãy cho bé hoạt động vận động liên tục để các bé không có thời gian rãnh rỗi. Cô có thể lấy màu, giấy cho bé tô vẽ, bé chán rồi thì lại cho bé đi đội hình (xếp hàng, đi vòng tròn, hình chữ u, rồi xếp hàng,….), 1 ->2 tuần đầu cô phải hướng dẫn bé, về sau khi bé đã quen thi cô giáo chỉ cần ra dấu tay thì bé sẽ thực hiện theo đội hình cô ra dấu, vừa tập cho bé nề nếp, vừa giữ lớp im lặng, và cô cũng có thể làm những việc của cô.
Cho trẻ chơi trò chơi im lặng, ai im lặng lâu nhất chẳng hạn và tranh thủ khoảng 10 – 15 phút rời khỏi lớp, cô yên tâm hơn.
Cho trẻ nghịch nhất quản lý lớp
“Kinh nghiệm sương máu của em là: bạn nào nghịch nhất, quậy nhất cho làm lớp trưởng quản lớp…”. Một nhận xét khá hóm hỉnh nhưng cũng là một ý kiến hay. Bởi lẽ, nguyên nhân lớp mất trật tự, phần lớn là vì một, hoặc hai em nào đó nghịch ngợm khiến các bạn hùa theo. Chính vì thế, “cho trẻ nghịch nhất quản lý lớp” nghe có vẻ vô lý nhưng hiệu quả vô cùng.
Theo như cách này, cô hãy giao nhiệm vụ cho trẻ, khen trẻ và từ đó trẻ sẽ cảm thấy mình có trách nhiệm hơn, tự tin mình sẽ làm được để cô giáo phải tự hào.
Cô giáo có thể cho những trẻ này các chức vụ như: Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó,…
Đừng hâm dọa trẻ
Tuyệt đối đừng vì muốn trẻ im lặng, trật tự mà lại hâm dọa trẻ với nhiều câu nói nặng nề, làm tổn thương tâm hồn trẻ.
Cô giáo cần có thời gian hiểu tâm sinh lý từng trẻ, đề ra nội quy, sau đó sẽ tìm biện pháp cho từng cháu nếu vi phạm nội quy sẽ bị phạt trong khoảng thời gian nhất định, nếu con quá hiếu động cô có thể chia sẻ cùng phụ huynh để phụ huynh thông cảm và chấp nhận đấy là việc bình thường, mỗi đứa trẻ đều có khả năng riêng nên được tôn trọng. Quan tâm trẻ hơn, thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với trẻ, tổ chức nhiều hoạt đông chơi, hoạt động học, tập văn nghệ, tạo hình… không để cho trẻ có quá nhiều thời gian rảnh, trống giờ cũng là cách hiệu quả.
Nói đơn giản thì người lớn sao con trẻ vậy, thỉnh thoảng cũng nên cho trẻ được “xõa” 1 hôm, không theo khuôn khổ trẻ được tự do, thoải mái làm điều mình thích sẽ rất phấn khởi cũng sẽ nghe lời cô hơn.
Tóm lại, cô giáo chỉ cần tôn trọng song song với nghiêm khắc với trẻ, nghiêm khắc với cả chính bản thân mình về vấn đề kỉ luật, nề nếp của lớp bạn chắc chắn sẽ khác!
Có thể bạn thích: