Có lẽ hiện nay, rất nhiều bạn trẻ không còn xa lạ với thể loại truyện dài, và cũng có nhiều bạn muốn bắt đầu sự nghiệp của mình bằng thể loại này, hoặc chỉ đơn giản là muốn viết lên những câu chuyện của mình như một niềm đam mê. Nhưng nhiều bạn vẫn còn bỡ ngỡ, không biết bắt tay viết như thế nào, nhiều lúc bị cụt ý tưởng, nhiều lúc bối rối và không biết phải viết tiếp như thế nào. Dưới đây là những kinh nghiệm nhỏ để làm những điều trên, tôi không nghĩ nó sẽ giúp được nhiều cho bạn, vì kinh nghiệm là mỗi người tự rút ra, nhưng ý muốn nó cũng sẽ giúp được phần nào, nhé! Thật ra truyện dài là một thể loại văn học ra đời muộn. Thời gian nó xuất hiện so với các thể loại khác trễ hơn rất nhiều nhưng được phát triển nhiều nhất trong nhiều năm trở lại đây. Sẽ có người thấy truyện dài tương tự tiểu thuyết vì các thể loại văn học tương tự nhau có thể xếp thành một nhóm. Nhưng, truyện dài có nội dung từ một truyện ngắn kéo dài, đó là khả năng khai triển ý của người viết sâu hơn với các tình tiết dài hơn so với truyện ngắn. Truyện dài nếu chỉ xoay quanh vài nhân vật chính thì gọi là truyện dài thuần chất, nhưng truyện dài nếu được đầu tư về nhiều tuyến nhân vật một cách đồ sộ thì nó đã thành tiểu thuyết rồi (ví dụ như một tiểu thuyết kinh điển của William Shakespeare có đến 500 hero khác nhau). Truyện dài không phong phú về hero như tiểu thuyết nhưng ít ai nhận ra điều đó. Chúng thuộc một nhóm nhưng không phải là một, bạn chú ý phân biệt nhé.
1. Nắm bắt mọi ý tưởng
Bạn đang đi trên đường, bạn đang ngồi ở công viên, bạn đang làm việc nhà, bạn đang ngồi học, hay bạn đang làm rất nhiều việc khác, và bỗng bạn có một ý tưởng muốn sáng tác một câu chuyện. Trong đầu bạn đã mờ mờ tưởng tượng ra một tình tiết nào đó tâm đắc, thì việc bạn cần là bắt tay vào và phát triển ý tưởng của bạn thành một câu chuyện, của bạn, do bạn, và bạn chính là tác giả. Vâng, không gì là không thể, tin tôi đi, ý tưởng của bạn sẽ rất tuyệt.
Hãy nắm bắt mọi ý tưởng bạn có. Viết lại. Và bước đầu tiên cho một tác phẩm là vậy. Ở điều này tôi khuyên bạn nên có một quyển sổ tay bên người để lúc nào cũng sẵn sàng ghi lại.
2. Lập bố cục truyện chính (code)
Có ý tưởng, đừng viết ngay vào chi tiết mà hãy lập một bố cục rõ ràng.
Việc lập một bố cục về tên tác phẩm, tên các chương chính, nội dung chính của các chương giúp bạn không “bí ý tưởng”. Theo tôi, ý tưởng là cái vô hạn, nhưng nếu không có một điều làm xuất phát điểm thì “bí” ý tưởng là một điều dễ xảy ra khi chúng ta viết. Vì vậy, lập ra một bố cục ban đầu giúp bạn định hình được những điều chính mà bạn muốn truyền đạt.
Thường thì một bố cục sẽ gồm các nội dung cốt lõi (chủ yếu là những ý nghĩa mà bạn muốn truyền đạt qua câu chuyện). Tôi không khuyên bạn giới hạn số chương, nhưng ít nhất hãy khái quát những chương “cần phải có” để chúng ta có hướng đi rõ ràng và cụ thể hơn.
Ví dụ:
Câu chuyện của tôi tên là “Hối hận có kịp không”.
Tôi muốn viết câu chuyện này về gia đình, về lỗi lầm vô ý và những chuyển biến bất ngờ bởi những quyết định vội vàng xoay quanh hai chị em là An và Hiếu.
* Code chính ở đây tôi lập là: 10 chương:
– Chương 1-3: Mở đầu: Cuộc sống vui vẻ và mâu thuẫn dẫn đến xung đột và quyết định sai lầm.
– Chương 3-6: Khởi điểm của bi kịch: những vui vẻ khi nhận nhận định rằng quyết định của mình là sáng suốt.
– Chương 6-8: Cao trào: Bắt đầu nhận ra sự sai lầm.
– Chương 9-10: Kết thúc và ý nghĩa.
* Code cụ thể là những hành động, những sự kiện sẽ xảy ra và quan điểm của nhận vật trong từng giai đoạn (là cố chấp, bồng bột hay vân vân).
Lời khuyên cho bạn là hãy dùng sơ đồ tư duy (mindmap) để triển khai bố cục, hãy ghi những ý tưởng ở dạng từ khóa. Ví dụ:
– Chương 1-3:
+ Vui vẻ, hạnh phúc
+ Quan tâm sai cách
+ Tức giận
+ Quyết định sai lầm,…
5. Những lưu ý nhỏ nhưng rất quan trọng
1. Làm thế nào khi bí ý tưởng?
Việc bí ý tưởng là điều thường xuyên xảy ra với những bạn không viết thường xuyên hoặc là bỗng dưng bị “cụt” cảm xúc.
Để khắc phục việc này bạn hãy tạm “dừng bút”, kiếm một vài truyện ngắn hoặc truyện cực ngắn cùng chủ đề mà đọc, như vậy sẽ có thể lấy lại chút cảm xúc.
Và đi đâu đó cho khuây khỏa, đi nhìn trời nhìn sông nhìn cỏ gì đó, làm những việc mà mình chưa làm thử đi, như đi bộ dạo phố, xắn ống quần lên và đi nhổ cỏ,… vân vân, có rất nhiều cách để bạn lấy lại cảm xúc và ý tưởng. Hãy thả lỏng đi và đừng làm mình bị ức chế!
2. Làm thế nào để có một lối diễn đạt hay?
Để diễn đạt câu văn một cách mượt mà, bạn hãy chú ý về cách dùng từ, hãy linh hoạt trong câu đơn và câu ghép để tạo điểm đặc biệt cho mình.
3. Có nhất thiết phải làm như những bước trên hay không?
Câu trả lời là không, việc viết là của mỗi người và còn tùy cảm hứng, nếu bạn có thể bắt tay vào viết ngay thì có thể bỏ qua những điều không cần thiết.
3. Bắt tay vào viết
Việc bắt tay vào viết là một điều tất yếu bạn cần phải làm nếu muốn tạo ra đứa con tinh thần của chính mình. Những ý tưởng dù có hay đến đâu mà bạn không bắt tay vào để hiện thực hóa chúng thì những ý tưởng đó cũng chỉ là đồ bỏ đi mà thôi. Vâng, xin nhấn mạnh là những ý tưởng đó sẽ trở thành đồ bỏ đi. Tôi từng thấy có nhiều bạn trao đổi ý tưởng với tôi rất hay và ấn tượng, nhưng các bạn ấy chây lười, trì hoãn và dần dần tôi thấy học lãng quên đi nhiệt huyết ban đầu. Và sự quên bắt đầu cho sự vùi lấp. Ý tưởng dù hay đến đâu mà không viết thì thật uổng phí.
Chuyện viết, khi bắt tay vào viết, có người viết liền một mạch, có người khoảng vài ngày lại mới viết, cũng có người ngày nào cũng viết,… Dù cách viết như thế nào thì bạn hãy tin vào chính mình, hãy tin vào câu chuyện trong trí tưởng tượng của mình, và đặc biệt là “đừng bỏ quá lâu”! Bỏ quá lâu sẽ làm bạn quên và hoặc là bạn quên luôn, hoặc là khi viết lại bạn lại phải nghiên cứu chính những ý tưởng mà mình đã từng rất am hiểu.
4. Sửa chữa
Sửa chữa là một bước quan trọng để hoàn thành câu chuyện của bạn. Có thể câu chuyện ban đầu của bạn chưa được như bạn mong muốn, nhưng hãy cứ viết và có niềm tin vào câu chuyện cũng như chính người viết, có thể câu chuyện ban đầu chưa hay nhưng phải viết thì mới nhận ra mình thiếu cái gì để truyền đạt ý mình muốn một cách hoàn hảo nhất. Bạn hãy sửa theo hai bước:
1. Tự sửa chữa:
Sửa chữa ban đầu là sửa lại:
– Ngữ pháp.
– Chính tả.
– Nội dung đã nêu lên ý bạn muốn chưa?
Bạn biết đấy “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, nhiều bạn trẻ bây giờ vì đọc ngôn tình và convert đâm ra bị loạn ngữ pháp, câu cú lủng củng và có những tiền tố hậu tố thừa. Bản thân tôi, trước hết là người đọc cảm thấy tôi sẽ “quay lại” hoặc “thoát” ngay những truyện kiểu như vậy. Vì sao? Bởi vì ngoài kia có rất nhiều truyện hay sách hay, ngữ pháp ổn, câu cú tốt, nội dung miễn chê và dễ đọc thì tại sao tôi phải tốn thời gian ngồi vừa đọc vừa ráng sắp xếp từ trong câu và ráng hiểu câu đó đang muốn nói gì? Nhớ nhé, ngữ pháp và câu cú là điều tạo tạo điểm đặc biệt đầu tiên với bạn đọc. Trau chuốt câu văn và viết đúng nó là tôn trọng Quốc ngữ cũng như tôn trọng chính người viết và bạn đọc.
2. Nhờ bạn đọc và beta reader:
Đăng truyện của mình lên một diễn đàn, trang web hoặc blog uy tín để người khác đọc và nhận xét, như vậy sẽ khiến bạn nhận ra nhiều điều hơn và có phương pháp sửa chữa để câu chuyện được gọt dũa hay hơn. Và nếu được, hãy tìm kiếm những người có trình độ và cái nhìn khách quan, hãy tìm kiếm những người đọc tích cực. Như vậy, tôi tin bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn bạn tưởng nhiều.
Có thể bạn thích: