Lười biếng chính là rào cản lớn nhất khiến con người không thể thành công được. Nếu bạn là người đang nuôi con trong độ tuổi ăn học, bạn sẽ cảm thấy vô cùng đau đầu khi con mắc chứng lười học. Hãy tham khảo một vài kinh nghiệm mà TopChuan.com chia sẻ dưới đây, chắc chắn bạn sẽ tìm ra cách “điều trị” cho con thành công.
Có thái độ thưởng- phạt đúng lúc, đúng mức
Một lời khen ngợi đặt đúng chỗ sẽ phát huy giá trị đến vô cùng. Cha mẹ không nên “tiết kiệm” lời khen khi con có những cố gắng đáng kể. Lời khen của bạn sẽ là động lực giúp trẻ tự giác, chủ động và tích cực hơn trong việc học hành. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên nhắc nhở, phê bình và có hình thức phạt con đúng lúc, đúng mức khi trẻ có thái độ chây lì, tự ti, buông xuôi, lười học. Khen thưởng luôn đặt bên cạnh hình phạt, bạn sẽ giúp con hiểu được ích lợi của học hành và lỗi sai khi con có thái độ không tích cực trong việc học.
Chú ý đến môi trường học tập của con
Trẻ không thể học tập trung được khi xung quanh có quá nhiều tiếng ồn hoặc âm lượng thu hút sự chú ý. Với những trẻ lười học thì việc tạo môi trường học tập cho con là vô cùng cần thiết. Bạn nên thiết kế cho con một góc học tập thoáng đãng, ngăn nắp, yên tĩnh. Có như vậy, con mới có hứng thú học tập và tập trung cao độ hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên thúc ép và dùng những lời lẽ mắng nhiếc nặng nề, bạn hãy khơi gợi tính tự giác cho con bằng những quy ước ngầm. Ví dụ, sau giờ ăn bữa tối 1 tiếng, con nhất định phải ngồi vào bàn học. Như vậy, tâm lí của trẻ sẽ thoải mái và việc học hành sẽ diễn ra “dễ chịu” hơn.
Cùng con lên thời gian biểu phù hợp
Để giúp con cân bằng giữa việc học và chơi, cha mẹ có thể thỏa thuận và cùng đưa ra một thời gian biểu ưng ý cho con. Bạn có thể khuyến khích con bằng cách, giảm bớt thời gian học tập nhưng con phải đảm bảo học ít nhưng chất lượng, khi con ngồi vào bàn học con cần có thái độ học tập nghiêm túc, tập trung. Từ đó, bạn căn cứ vào thời gian biểu của con để có cách an ninh hợp lí. Bạn hãy quan sát xem con học hành thế nào, giữa thời gian học và chơi có chênh nhau nhiều không và đặc biệt con học có “vào” không. Một lưu ý nhỏ cho các cha mẹ đó là: Việc an ninh của bạn phải diễn ra một cách bí mật, bạn nên dành những lời động viên khích lệ con hợp lí khi con có thái độ và thành tích học tốt, ngược lại bạn cũng cần nhắc nhở phê bình khi con vẫn “chứng nào tật đấy” lười nhác học hành.
Dùng lời “ngọt bùi” giảng giải cho con
Với những cô cậu mắc chứng lười học, cha mẹ không thể áp dụng “roi vọt” được bởi càng làm như vậy con của bạn càng thấy áp lực, chán nản hơn bao giờ hết. Thay vào đó, bạn nên dùng những lời lẽ nhẹ nhàng, khéo léo khuyên nhủ con. Lười biếng là một tật xấu nếu không biết cách sửa chữa sẽ sinh ra nhiều rắc rối và hậu quả theo sau. Bạn hãy phân tích để con hiểu tác hại của lười biếng, con sẽ bị thụt lùi so với các bạn trong lớp, hoặc con sẽ bị “mất điểm” trong mắt thầy cô và bạn bè. Chắc chắn rằng khi được nghe những lời phân tích nhẹ nhàng, thấu đáo, con của bạn sẽ phần nào ý thức được tác hại của việc lười học và thêm quyết tâm xóa bỏ chúng.
Phối hợp tốt với giáo viên
Gia đình và nhà trường chính là nền tảng của việc giáo dục trẻ. Cả hai đều cần có sự phối kết hợp chặt chẽ, linh hoạt mới có thể rèn trẻ thành công. Bạn cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đúng mức với giáo viên trong việc rèn cặp con mỗi ngày. Khi thầy cô giáo có những hình thức thưởng- phạt với con, cha mẹ cũng nên biết và tôn trọng. Có như vậy, việc giáo dục trẻ mới đạt hiệu quả như mong muốn. Bạn nên thường xuyên trao đổi các thông tin về tình hình học hành của con cái với thầy cô giáo để có những biện pháp uốn nắn con kịp thời.
Có thể bạn thích: