Để làm tăng thêm gia vị cho bữa cơm gia đình mình, thay vì những món ăn mang đậm chất truyền thống, bạn có thể tự tay làm một vài món ăn mang hương vị Hàn Quốc để chiêu đãi cả nhà. Thú vị hơn đây đều là những món ăn “quốc dân” của xứ sở Kim Chi, nhưng cách làm vô cùng solo giản và dễ thực hiện.
Bánh gạo cay
Bạn có thể tự làm món bánh gạo cay ngay chính tại căn bếp nhỏ nhà mình, theo khẩu vị của riêng mình mà không nhất thiết phải bó buộc hay áp chế theo một công thức nhất định của Hàn Quốc.
Thành phần:
– Bột gạo nếp và gạo tẻ
– Nước lọc
– Xì dầu, nước tương Hàn Quốc, ớt bột
– Muối, đường, tỏi.
Cách làm:
Bạn cần cho bột gạo nếp và gạo tẻ cùng chút muối và nhào đều thành một khối bột mịn. Và ủ bột trong tầm 60 phút.
Sau khi ủ bột xong, cần cho bột vào hấp cách thủy trong vòng 20 phút để cho bột chín.
Khi bột chín cần để nguội và nhào lại lần nữa cho bột dẻo hơn dùng dao cắt từng miếng bột và nặn thành khối dài.
Sau dùng dao cắt mỗi miếng bánh gạo dài 7cm- 10cm.
Chuẩn bị nước sốt, cho tất cả những hỗn hợp trên và hòa tan cùng nước lọc, đun sôi trên bếp rồi thả bánh gạo vào đun tiếp 10 phút rồi tắt bếp.
Thành phẩm:
Bánh gạo được thấm đều nước sốt, nước sốt dẻo quánh có vị cay và ngọt nhẹ. Khi ăn bánh gạo dẻo dai, không bị nhão. Món bánh gạo cay ngon nhất là ăn lúc nóng, bánh sẽ mềm và không bị dính. Ngoài ra bạn cũng có thể xào bánh gạo cùng hải sản, hay rau củ quả.
Canh rong biển
Theo người Hàn Quốc trong ngày sinh nhật của mình được ăn một bát cánh rong biển sẽ đem lại những điều may mắn, tốt lành ở tuổi mới.
Còn Việt Nam canh rong biển có vô vàn tác dụng như giảm mỡ máu, giải độc gan, những người cao huyết áp, giúp phòng chống các bệnh ung thư và đường tiêu hóa.
Nguyên liệu:
– Rong biển đã chế biến sẵn
– Gừng khô, tỏi khô, hành
– Tôm hoặc một vài loại hải sản cùng rau củ quả nếu thích.
– Nước mắm, đường, muối.
Cách làm:
Cho rong biển khô vào ngâm cùng nước để cho rong biển mềm.
Sau đó vớt rong biển ra cho vào bát, trộn đều cùng 1 số loại gia vị như muối, nước mắm, hành tỏi.
Nếu bạn nấu rong biển cùng hải sản và thịt thì bạn cần sơ chế và xào qua.
Sau cùng đung nước sôi và thả rong biển vào đợi sôi 5 phút rồi tắt bếp.
Thành phẩm:
Canh mùi thơm, không bị tanh. Lá rong biển có màu xanh lục, khi ăn giòn và không bị nát.
Canh rong biển thường được nấu theo 2 cách cơ bản đó là canh rong biển chay và canh rong biển thịt bò. Tùy theo khẩu vị của gia đình mà bạn có cách nấu phù hợp. Dù nấu theo cách nào thì canh rong biển cũng mang đến những lợi ích nhất định.
Canh kim chi
Kim chi ngoài ăn sống ra bạn còn có thể dùng để nấu canh, bát canh kim chi ấm hổi, cay nồng, chua chua ăn cũng cơm
nóng thì đúng là tuyệt cú mèo trong những ngày đông.
Nếu hôm trước làm kim chi mà dùng không hết sợ để lâu sẽ bị chua, thì bạn có thể dùng chính số kim chi ấy nấu cùng một vài nguyên liệu.
Nguyên liệu:
– Kim chi muối
– Nấm chim châm
– Đậu phụ
– Thịt ba chỉ
– Hành, tỏi, nước mắm, muối, bột ngọt.
Cách làm:
Đầu tiên bạn cần thái thịt nhỏ, hoặc có thể băm cho vào xào cùng với kim chi
Khi xào kim chi cùng với thịt nên cho một ít gia vị, xào tầm 5 phút bạn đổ nước vào và đun sôi.
Nước canh sôi bạn bỏ đậu cùng nấm vào sau cùng đợi sôi lại rồi tắt bếp.
Thành phẩm:
Canh kim chi có màu cam của ớt bột, nước canh sánh lại có vị cay và ngọt nhẹ.
Đậu, nấm không bị nát vẫn giữ được độ giòn.
Gimbap
Thay vì mua sẵn hay ra ngoài hàng ăn trực tiếp, bạn cũng có thể tự tay làm những chiếc gimbap thật ngon và bắt mắt, không kém phần hấp dẫn.
Nguyên liệu:
– Rong biển
– Cơm trắng
– Dưa chuột, cà rốt, rau sống
– Nước tương hoặc sốt.
Cách làm:
– Bạn cần rửa sạch tất cả các nguyên liệu và để ráo nước. Rau sống, dưa chuột, cà rốt gọt vỏ, thái dài với chiều dài bằng là rong biển
– Nếu nhân là trứng hoặc xúc xích thì bạn cần làm chín những nguyên liệu này, sau cũng thái sợi chỉ như cà rốt và dưa chuột. Để gimbap được dẻo, trong quá trình nấu cơm, bạn nên chọn gạo dẻo trắng, tránh nấu gạo khô trong khi làm gimbap sẽ không được đẹp.
– Sau cùng bạn trải là rong biển ra, trải đều cơm trắng lên mặt là rong biển và cho 1 đến 2 miếng dưa chuột, cà rốt, rau và cuộn chặt tay.
– Khi ăn cắt gimbap thành những miếng dài 3cm- 4cm.
Thành phẩm:
Gimbap phải tròn, nhân và cơm cùng rong biển phải xen lẫn nhau tạo nên sự hài hòa.
Hấp dẫn hơn ngoài gimbap thông thường có thể biến tấu với gimbap chiên xù vô cùng dễ ăn và hấp dẫn.
Kim Chi
Kim chi là một món ăn truyền thống của người Hàn, mới du nhập và Việt Nam trong vài năm trở lại đây nhưng lại trở thành món ăn yêu quý của rất nhiều người. Cũng giống như dưa muối của Việt Nam mang vị đặc trưng là chua thì kim chi Hàn Quốc lấy vị cay làm chủ đạo. Nhiều người nói rằng kim chi Hàn Quốc cũng giống như dưa muối của Việt Nam.
Nguyên liệu:
– Cải thảo
– Ớt bột Hàn Quốc
– Cà rốt
– Hành, tỏi, muối, đường, nước mắm
– Lê, táo
– Cùng một vài gia vị khác.
Cách làm:
Để làm được kim chi ngon không bị mềm, bạn cần rửa cái thảo thật sạch, sau đó ngâm trong nước muối khoảng từ 30 – 40 phút.
Cho táo, lê, tỏi, hành, vào xay cho thật mịn và nhuyễn.
Sau cùng bạn trộn đều tất cả những hỗn hợp trên thành một dạng sền sệt và quết đều hỗn hợp nên lá cải thảo, sao cho gia vị ngấm thật đều vào từng lá.
Cuối cùng bạn xếp chỗ cải thảo đó vào 1 hộp sạch và cho vào tủ lạnh.
Thành phẩm:
Một đĩa kim chi ngon đúng chuẩn vị Hàn Quốc cần có vị chua và giòn của cải thảo, cay của ớt bột, bạn cần mua đúng ớt bột của Hàn để đảm bảo chất lượng nhất. Kim chi từ khi bắt đầu làm đến thời điểm ăn được tầm 3 đến 4 ngày và cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Lưu ý: Để mua được những nguyên liệu trên đảm bảo nhất, bạn có thể mua tại các hệ thống siêu thị, hoặc tác động bán thực phẩm Hàn.
Có thể bạn thích: