Lửa là một phát minh vĩ đại của loài người. Cho nên để tôn vinh nó lửa gắn liền với những thần thoại, cổ tích, gắn liền với các vị thần và sức mạnh. Trong thần thoại Hy Lạp, lửa là đại diện của vị thần Hephaistos. Lửa xứng đáng là một điều chúng ta nên hiểu rõ ràng. Bạn đốt một que diêm, rồi nó sẽ tắt ngúm, bạn đốt một cái cây, rồi nó cũng sẽ tàn lụi,… Nhưng, cũng có những ngọn lửa cháy mãi không thôi, cháy trường tồn cùng với trời đất này. Có những ngọn lửa như vậy, ma mị, huyền bí.
Đền thờ lửa Yanar Dag
Nước Cộng Hòa Azerbaijan (A-déc-bai-gian) có lẽ không còn xa lạ đối với các tín đồ yêu bóng đá thế giới, Tuy nhiên, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một điều thú vị khác của đất nước này, đó là ngọn núi cháy không bao giờ tắt Yanar Dag (Ngọn núi cháy).
Đây là một bức tường lửa dài 10 mét, là một đám lửa cháy liên tục trên một sườn đồi trên bán đảo Absheron, trên biển Caspi gần Baku, thủ đô của Azerbaijan – nơi được mệnh danh như “Vùng đất lửa”.
Thật ra đây là một mỏ khí thiên nhiên. Những ngọn lửa phát ra từ lỗ thông hơi trong sa thạch, hình thành và tăng lên độ cao 10 mét. Không giống như núi lửa bùn, lửa Yanar Dag cháy khá đều đặn vì sự rò rỉ khí gas từ lòng đất, vì cháy liên tục nên không khí ở đây hầu như cũng bao phủ bởi một tầng khí gas nồng nặc. Vì thế mà các nhà địa chất đã tìm hiểu và phỏng đoán rằng đây là một mỏ khí lớn.
Ngọn lửa bắt đầu cháy từ năm 1950 bởi một mục tử đi qua đã vô tình đốt nó. Ngọn lửa cháy lan ra và làm những con suối gần đó cũng như bốc cháy theo, những ngọn suối ấy được gọi là Yanar Bulaq. Người dân địa phương tìm đến dòng nước để tắm chữa bệnh. Theo dân gian, ngọn núi này có liên hệ nhiều với tôn giáo từ nghìn năm trước nên người dân rất tôn thờ ngọn lửa này.
Đây là một ngọn núi thú vị, có tầm vóc như một địa điểm du lịch lôi cuốn của Azerbaijan, hằng năm một lạng lớn khách du lịch đến đây để ngắm ngọn lửa thú vị này.
Lửa ở “Cổng địa ngục”
“Cổng địa ngục” (hay “Cửa vào địa ngục”) là tên mà người dân ở làng Derweze gọi ngọn lửa này.
Cổng địa ngục nằm ở giữa sa mạc Karakum, thuộc làng Derweze, tỉnh Ahal của quốc gia Turkmenistan – quốc gia với lịch sử nổi trội về các Alexander Đại Đế.
Thật ra Cổng địa ngục là một mỏ khí thiên nhiên. Đây là một trong những những mỏ khí thiên nhiên có trữ lượng lớn nhất trên thế giới. Nó được phát hiện năm 1971 bởi các nhà khoa học của Liên Xô. Các nhà địa chất của Liên Xô đã tiến hành đặt dàn khoan ở đây vì cho rằng đó là mỏ dầu. Nhưng không may, đất phía dưới dàn khoan bị sập và tạo thành một hố lớn với bán kính nhân 2 rộng 70 mét. Tuy không có thiệt hại về người nhưng một lạng lớn khí metan đã thoát ra gây nguy cơ làm ảnh hưởng đến môi trường và người xung quanh. Để tránh thiệt hại về rò rỉ khí độc, các nhà địa chất đã chọn cách đốt để khí này cháy hết, dự kiến là nó sẽ cháy hết trong vài tuần sau đó, nhưng bạn thấy đấy, ngọn lửa ấy vẫn cứ cháy mãi cho tới bây giờ.
Có lẽ, Cổng địa ngục là một điều thú vị với chúng ta. Nhưng nếu ngọn lửa ấy tắt Trái Đất sẽ phải hứng chịu một lạng lớn khí metan đấy! Cho nên, cứ hy vọng là nó rực cháy mãi như vậy!
Ngọn lửa ở cánh đồng than Jharia
Đây là một hầm lửa nằm ở thị trấn Jharia, Jharkhand, Ấn Độ.
Ấn Độ là một quốc gia có các mỏ than lớn nhất nhì thế giới, nhất là thị trấn Jhria – nơi được mệnh danh như quê hương của một trong những những mỏ than lớn nhất thế giới. Hoạt động khai thác than ở Ấn Độ diễn ra sôi nổi từ đầu thế kỉ XVIII. Vì vậy, các mỏ than đóng góp một trong những những phần không hề nhỏ cho kinh tế nước này phát triển. Tuy nhiên cũng không ít những vụ tai nạn xảy ra ở các mỏ than này, đặc biệt là hiện tượng cháy mỏ than khi các nhà khai thác chuyển từ khai thác ngầm sang khai thác lộ thiên, làm than dễ bốc cháy trong môi trường hơn.
Hầm lửa này là một là mỏ than lớn của thế giới, được phát hiện vào năm 1916 và đã cháy rực hơn trăm năm nay. Hầm lửa là tập hợp của khoảng 70 ngọn lửa chập thành một. Từ khi bốc cháy, các cơ quan khai thác và đường sắt luôn cố gắng dập tắt nó nhưng đến hiện tại thì nó vẫn cháy đấy thôi.
Ngọn lửa sau thác nước ở Pennsylvania
Đứng từ xa, ta dễ dàng nhận ra ánh sáng vàng cam phát ra ở sau màn nước. Ở đó có một ngọn lửa đang cháy. Ngọn lửa nằm trong động nhỏ khuất sau một màn nước đổ liên tục ngày đêm của một thác nước. Trong khi bên ngoài đổ nước suốt ngày đêm, thì ngọn lửa vẫn cháy rực lên một cách kì ảo.
Nó nằm ở khu bảo tồn Shale Creek, phía nam Công viên Chestnut Ridge ở Tiểu bang Pennsylvania của Mỹ. Các nhà khoa học phát hiện ra hang động nhỏ sau thác nước có thể phát ra khí etan và propan tự nhiên, có thể cháy. Ngọn lửa này có thể rực cháy quanh năm, nhưng cũng có lúc bị dập tắt và phải đốt lại.
Đây là một ngọn lửa tự nhiên huyền bí nhất thế giới. Trong khi các ngọn lửa vĩnh cửu khác cháy được là vì các yếu tố như môi trường, nhiệt độ, khí đặc biệt xung quanh nó, thì ngọn lửa này lại được các nhà khoa học chứng minh rằng nhiệt độ trong động nhỏ này không đủ để duy trì sự cháy như vậy. Thật kì lạ phải không? Phải chăng có một thế lực huyền bí nào ở đây? Đó còn là câu trả lời chờ đợi chính bạn khám phá đấy!
Ngọn lửa ở đền Jwalamukhi
Ngọn lửa cháy mãi ở đền Jwalamukhi, Ấn Độ.Ở Việt Nam, các bạn có từng nghe về vùng đất đỏ Tây Nguyên hay chưa? Không đơn giản như cấu tạo địa lí, vùng đất này được người dân lưu lại với truyền thuyết về rồng: khi xưa, có một con rồng rất hung ác và làm nhiều điều ác, nhưng những con người dũng cảm ở đây đã quyết mình chiến đấu với con rồng. Sau nhiều lần chiến đấu, con rồng bị người dân đánh bại, máu rồng chảy thành sông và thấm vào đất, tạo nên vùng đất đỏ ở Tây Nguyên bây giờ. Vâng, có lẽ truyền thuyết này cũng không liên quan đến ngọn lửa ở đền Jwalamukhi cho lắm (cười ngại), nhưng điều tôi muốn nói là mỗi thứ trên thế giới này đều có truyền thuyết của nó, và ngọn lửa ở đền Jwalamukhi cũng vậy. Thật ra truyền thuyết về vùng đất đỏ cũng có nét tương đồng với truyền thuyết về ngọn lửa ở đền Jwalamukhi, đó là những gì còn lại của một trong những những phần thân xác, nhưng rùng rợn hơn, ở đền Jwalamukhi là một trong những những phần thân xác người.
Theo truyền thuyết Hindu, Daksha là một trong những những người con của Chúa Brahma cư trú ở Tây Bắc. Lưu truyền lại rằng, Sati (con gái út của Daksha, Daksha có rất rất nhiều con) và chúa tể Shiva (chồng của cô) không được Daksha chấp nhận, ông rất không thích Shiva. Trong một bữa tiệc, vua Prajapati Daksha đã làm nhục Sati, khiến nàng căm phẫn nhảy vào lửa hiến tế, tự thiêu mình. Để trả thù, Shiva đã chặt đầu của Daksha và sát phạt đất nước này, ông lang thang đi khắp nơi với cơ thể không trọn vẹn của vợ mình. Cuối cùng, thần Vishnu cắt cơ thể của Sati thành nhiều mảnh rải khắp những nơi mà Shiva đi qua. Một phần lưỡi của Sati rơi vào đền Jwalamukhi, nơi này về sau được thờ Nữ Thần Ánh Sáng. Được cho là linh thiêng, nhất là ngọn lửa trong ngôi đền cứ rực cháy mãi như thế này.
Có thể bạn thích: