Việt Nam xưa có một kho tàng vô cùng phong phú những câu chuyện cười hài hước và không kém phần đả kích sâu cay. Cười vì những thói hư tật xấu , cười vì những điều kì quặc trái với lẽ thường , cười đấy mà cũng răn dạy con người ta nhiều điều. Đặc biệt những giai thoại phổ biến và hài hước nhất phải kể đến những mẩu truyện cười về các nhân vật “truyền kỳ” dưới đây
Trạng Lợn
Cũng như nhiều người hùng khác như Trạng Quỳnh hay Ba Giai-Tú Xuất, Trạng Lợn xuất hiện như một người hùng trào phúng, đả kích những thói hư tật xấu của bọn quan lại. Ngoài ra, Trạng Lợn còn là một người hùng khôi hài bởi có rất nhiều câu chuyên để mua vui, khiến người đọc có thể ngả nghiêng cười. Cả cái nghề làm thịt lợn của ông cũng mang đến cho cuộc đời những chuỗi cười khi thì bôi bác, lúc lại hào hứng nghiêm túc, làm đảo lộn mọi điều; Ngay cả ông trời là đấng tôn nghiêm, cũng trở thành trò cười cho thiên hạ qua những câu chuyện của Trạng Lợn.
Có thể thấy, Trạng Lợn là 1 trong những những người hùng nổi tiếng nhất của truyện cười Việt Nam.
Tú Xuất
Nhắc đến Ba Giai thì không thể không kể đến nửa còn lại của cặp bài trùng ” Ba Giai – Tú Xuất” . Giai thoại “thứ nhất Ba Giai, thứ hai Tú Xuất” được người đời vô cùng yêu thích. Tú Xuất là một người thông minh, tri thức hơn người nhưng hay gặp thất bại trong khoa cử, từ ấy sinh ra tính hay bông đùa, trêu cợt, đặc biệt là đả kích vào những thói hư, tật xấu và những tiêu cực đương thời .Đặc biệt phổ biến là những mẩu chuyện về ông với phong cách cá tính, thích trào lộng và hay bày ra tình huống quái ác độc khiến đối tượng bị “chiếu tướng” phải dở khóc dở cười hay những giai thoại đầy mưu mẹo, lấy của quan tham chia cho dân nghèo. Từ bài bác toán căm ghét bọn “chó săn tay sai, nịnh bợ Tây” dùng lời thơ trào lộng chế giễu chúng, Ba Giai đã cùng Tú Xuất biểu lộ thái độ bất bình, không ưng ý cái trật tự xã hội ấy bằng trí tuệ theo cách riêng của mình để đánh gục uy thế của chúng bằng cách phơi trần bản chất và bộ mặt thực của chúng ra trước đông đảo quần chúng.
Trạng Quỳnh
Chắc hẳn những giai thoại về nhân vật “quái kì” này mỗi chúng ta không ai là không từng nghe nhắc đến. Trạng Quỳnh là nhân vật được nhân dân thần thánh hóa lên từ Trạng nguyên Nguyễn Quỳnh , trở thành một ông Trạng nổi tiếng với tính cách trào lộng. Đọc Trạng Quỳnh, ta có thể giải tỏa nỗi niềm và căng thẳng giữa bộn bề cuộc sống, phì cười với những tình tiết hài hước , hóm hỉnh .
Truyện kể trong thời gian mẹ Quỳnh mang thai có lần bỗng thấy một con vịt bầu to đang bơi lội thả thích trên mặt ao , bà tức cảnh sinh tình ngâm 1 câu thơ thì xem ra thật hợp tình hợp cảnh lại chứa chan thi vị ” Lênh đênh bầu trời mặt nước” . Ai ngờ chợt bà nghe tiếng trẻ con lảnh lót từ trong bụng mình phát ra ” Lẳng lơ quả quýt trên cành” thật là đối thanh đối ý đối lời . Bà mẹ sửng sốt vì sự khác thường ấy và tin rằng đứa con mình sinh sau này chẳng khác nhà trời xuất thế. Quả nhiên về sau, Quỳnh sinh ra và lớn lên như một nhân vật khác thường. Chuyện lạ đó đây còn lưư giữ trong trí nhớ người đời và còn bao nhiêu câu chuyện khác bạn có thể nghe ở video dưới đây
Xiển Bột
Xiển Bột là chắt của Trạng Quỳnh, tương truyền khi mới sinh ra, Xiển mặt vuông chữ điền, tai to như tai phật, mồm rộng, mắt sáng. Người ta gọi Xiển là Xiển Bột vì quê Xiển ở làng Hoằng Bột.
Xiển Bột nổi tiếng trong dân gian vì những câu chuyện cười dí dỏm, châm chiếm đã kích vào những thói xấu của xã hội, những quan lại, cường hào chuyên hiếp đáp dân lành. Những câu chuyện hài hước được kể lại cho thấy ông không những trừng trị bằng trí tuệ đối với các đối tượng quan lại, cường hào mà thậm chí còn hí lộng đến cả người đứng trên muôn người là nhà vua. Mời bạn nghe series truyện cười Xiển Bột tại đây
Ba Giai
Ba Giai là một biệt danh của một danh sĩ Việt Nam nổi tiếng ở cuối thế kỷ 19. Ông được biết nhiều bởi tài làm thơ châm biếm mà đối tượng chính là các quan lại tham nhũng, các người trọc phú. Trong giai thoại dân gian, ông được biết đến như là một người trong cặp bài bác trùng Ba Giai – Tú Xuất. Ba Giai được người đời nhớ đến bởi những trò đùa tinh nghịch, quậy phá sắc sảo, bừa bãi mà lại châm biếm chua cay, đến nỗi đương thời có câu:
Hễ ai mà nói dối ai,
Thì mồng một Tết, Ba Giai đến nhà.
Những giai thoại của hai ông 1 thời được lưu truyền sâu rộng ở miền Bắc, được dân gian hưởng ứng, xem là những câu chuyện để giải trí, mua vui.
Có thể bạn thích: