Trong chúng ta, ai ai cũng đều muốn mình trở nên giỏi giang hơn. Vậy phương pháp là gì? Nếu bạn chưa có phương pháp thì hãy đọc bài này để tham khảo nhé!
Sử dụng các khóa học online để tự học thêm
Ngoài giờ học trên lớp, học sinh có thể học thêm trực tuyến bởi đây là phương pháp học hiệu quả giúp học sinh chủ động về thời gian học/ôn tập.
Với các bạn chưa nắm vững hoặc muốn học nâng cao theo sát chương trình học trên lớp, bố mẹ có thể xem xét lựa chọn các chương trình học online cung cấp hệ thống bài giảng, ví dụ và kho bài tập cơ bản, nâng cao phong phú, bám sát chương trình của Bộ GD VN để tự ôn tập và luyện tập nâng cao.
Chuẩn bị bài trước khi nghe giảng
Học sinh tiểu học cũng thường được yêu cầu xem trước bài sẽ học, nhưng với học sinh THCS, và THPT việc này cần được làm với mức độ động não sâu, nếu không khi nghe giảng các con sẽ loay hoay ghi chép rất nhiều mà vẫn khó nắm bắt được các ý chính.
Làm các bài tập cùng dạng
Làm các bài tập cùng dạng là 1 trong những những cách giúp bạn ghi nhớ phương pháp giải, rèn luyện trí nhanh nhạy khi gặp một bài tương tự. Có thể giải nhiều khiến bạn nhàm chán và cảm thấy vô vị. Nhưng bạn nên nhớ rằng: Không có gì là vô ích cả.
Hãy đọc sách nhiều hơn
Sách là nơi kết tinh tri thức của nhân loại lưu truyền qua bao đời nay. Trong mỗi cuốn sách đều chứa đựng những kiến thức tốt đẹp để mỗi người mở mang kiến thức của mình. Đặc biệt, học sinh cần đọc kĩ sách giao khoa ở nhà để khi lên lớp nghe giảng có thể tiếp thu 1 cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Chất lượng chứ không phải số lượng
Chất lượng chứ không phải số lượng về thời gian học tập quyết định kết quả học tập. Tuổi teen cũng là thời điểm vàng để phát triển chiều cao, mà 1 trong những các yếu tố quan trọng để phát triển tối đa chiều cao và trẻ phải ngủ đủ, ngủ sớm.
Hãy đi ngủ từ 9-10h tối. Trước đó, hãy dành một phần hai tiếng để thư giãn bằng những video hài, những cuốn sách, hay bản nhạc hay, để làm đầu óc thoải mái và đi vào giấc ngủ ngon lành.
Học ở không gian yên tĩnh
Đây là 1 cách tốt nhất để học. Bởi khi yên tĩnh chúng ta mới có thể tập trung, giúp chúng ta giảm thiểu tối đa số giờ học của mình.
Lên lịch học tập
Có nhiều ngày rãnh rỗi bạn chẳng biết làm gì. Trái lại, vào một số ít ngày khác, bạn phải học rất nhiều những vẫn không thể kịp. Đó là do bạn chưa phân bố thời gian học tập. Vì vậy mới thấy lên lịch học tập là việc rất quan trọng.
Đặt ra mục tiêu cụ thể cho bản thân
Việc đặt ra mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn phấn đấu tốt hơn. Mỗi lần sau khi đặt ra mục tiêu, bạn hãy tự hỏi bản thân mình ” Tại sao mình lại muốn làm việc này?”. Sau đó, hãy ghi tất cả những lí do đó ra giấy. Chỉ khi các lí do này đủ mạnh, đủ lớn thì nó sẽ thúc đẩy bạn hoàn thành mục tiêu.
Học xong, ôn lại bài ngay
Rất nhiều học sinh định nghĩa việc “học bài ở nhà” là “ôn và chuẩn bị bài ngày mai”. Điều này là đúng nhưng chưa đủ, khi về nhà, việc đầu tiên cần làm là “ôn lại bài vừa học trên lớp”, kế đến mới là “chuẩn bị bài ngày mai”.
VD: Hôm nay vừa học môn Toán, ngày mai lại có môn Hóa. Nếu để môn Toán đến tuần sau (ngày có tiết tiếp theo) mới học thì xem như bạn đang học lại từ đầu, thời gian nhớ bài sẽ lâu hơn. Thay vào đó, hãy học (và học thuộc lòng, làm hết bài tập) Toán ngay khi về và khi thuộc rồi mới chuyển sang môn Hóa. Trong những ngày tiếp theo, nếu có thể hãy tận dụng cơ hội tiếp tục ôn lại bài môn Toán khi có thể (bằng cách làm thêm bài tập, đi học thêm hoặc giảng lại bài cho bạn cùng lớp).
Cứ như vậy, cho đến khi có tiết Toán tiếp theo thì khi ôn lại bạn sẽ tiếp thu nhanh hơn, đồng thời trút bỏ được gánh nặng bài tập về nhà (không phải “nước đến chân mới nhảy”).
“Học trước, chơi sau”
Học sinh ngày nay có quá nhiều cám dỗ từ các thiết bị công nghệ như máy tính để bàn, smartphone…nên dễ dàng xao nhãng việc học. Không ít bạn lấy lý do “Vừa đi học trên lớp về, cần phải nghỉ ngơi, giải trí đã.” để sa đà giải trí bằng những thiết bị có màn hình. Đúng là cần thư giãn sau 1 ngày một buổi học ở trường, nhưng hãy thư giãn bằng những trò vận động có lợi cho sức khỏe. Và sau phần vận động thể dục thể thao hay tắm táp thì vẫn luôn phải là học trước, chơi sau và học đến hết bài thì mới nghỉ hẳn để chơi. Hãy tranh thủ khoảng thời gian buổi chiều, tối khi não còn hoạt động hiệu quả để học bài. Tối muộn chỉ nên thư giãn để chuẩn bị đi ngủ.
Ngoài ra, chú ý không nên học liền mạch mà cần những quãng giải lao ngắn (Đó cũng là lý do mỗi tiết học trên lớp chỉ kéo dài 45p, sau đó học sinh sẽ có 5-10p nghỉ giải lao). Học ở nhà cũng nên như vậy: Học 25 phút, nghỉ 5 phút, hoặc hoặc 45p, nghỉ 10ph hoặc hoặc học 90p nghỉ 20p.
Làm lại những bài bị điểm kém
Trong đời học sinh, hiếm có bạn nào chưa từng nhận điểm xấu. Chẳng ai không buồn khi điểm kém nhưng vấn đề nằm ở cách đối diện với nó: trốn tránh hay sẵn sàng đương đầu để rút ra bài học kinh nghiệm. Cần nhìn thẳng vào những lỗi sai trong bài kiểm tra, làm lại cho đến khi hoàn hảo. Điểm kém cũng phản ánh bạn học yếu phần kiến thức đó nên cần dành những ngày tiếp theo để bổ sung, lấp lỗ hổng. Đừng chỉ lẳng lặng tiếp tục học những bài mới vì lỗ hổng chưa lấp có thể cũng chính là nỗi lo của bạn trong những bài kiểm tra sau này.
Có thể bạn thích: