Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Những thi phẩm của ông để lại đã, đang và sẽ là những món ăn tinh thần vô cùng lớn lao và có ý nghĩa với độc giả, khán giả. Rất nhiều vở kịch của ông được công diễn thành công trên những sân khấu lớn nhỏ. Sau đây là những vở kịch bất hủ khi người ta nhắc đến Lưu Quang Vũ.
Nàng Sita
Vở chèo đề cao tình ái chung thủy, đức hi sinh và khát vọng làm người. Mặc dù vở chèo được dàn dựng cách đây khá lâu nhưng trên sân khấu ngày nay, nó vẫn phù hợp với thời đại bởi ý nghĩa vở kịch và sức sống lâu bền của nó đối với những người mếm mộ bộ môn kịch nói Việt Nam. Đây cũng được xem là vở kịch thành công vang dội khi mỗi lần công chiếu, nhà hát kịch Hà Nội đều đông chật kín khán giả. Điều đó cho thấy được tài năng và sự xuất chúng trong nghệ thuật viết kịch của Lưu Quang Vũ.
Bệnh sĩ
Vở kịch là 1 trong những những tác phẩm hài kịch nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ nói về bối cảnh xã hội 26 năm trước đây với những vấn đề mang nhiều ý nghĩa xã hội và cuộc sống mà đến ngày nay người ta còn thấy thấm nhuần. Vở kịch là lời phê phán một kẻ có tính “sĩ diện hão”, nói rộng ra là phê phán những con người trong xã hội lúc đó thời bao cấp.
Vở kịch được công diễn với sự tham gia diễn xuất của nghệ sĩ ưu tú Tuấn Hải, Phú Đôn, Xuân Bắc và tập đoàn diễn viên Đoàn Biểu diễn I. Vở kịch cán mốc 100 đêm diễn lớn nhỏ trên rất nhiều sân khấu kịch nổi tiếng trong nước. Với sự diễn xuất hài hước, hóm hỉnh theo lối hài kịch, tác phẩm thu hút rất nhiều sự đón đợi của khán giả nhưng ẩn sau đó là cả một bức thông điệp còn nguyên giá trị mà Lưu Quang Vũ gửi gắm.
Lời thề thứ 9
Lời thề thứ 9 cũng là 1 trong những những tác phẩm kịch thành công vang dội của Lưu Quang Vũ. Đây là vở kịch được công diễn khắp cả nước. Đây cũng là vở kịch đem lại nhiều thắng lợi huy chương cho những nghệ sĩ diễn vở kịch này. Cách đây 30 năm nhưng vở kịch vẫn được giới chuyên môn và khán giả khẳng định nó vẫn vẹn nguyên giá trị ban đầu. Nó nói đến vấn đề nhức nhối đến tận bây giờ là vấn đề thời sự nóng hổi chống tham nhũng, tiêu cực, đút lót. Vở kịch cũng nói lên những trăn trở, suy tư của những người dân với những bậc chính quyền cấp trên về những vấn đề bức xúc trong cách giải quyết vấn đề.
Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Vở kịch được lấy từ cốt truyện giai thoại dân gian Trương Đồ Nhục. Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành công một tác phẩm kịch nói hiện đại và lồng vào trong đó rất nhiều những triết lí nhân văn, đạo đức sâu xa về con người, về cuộc đời, về sự sống và cái chết. Đây được xem như tiết mục kịch đặc sắc nhất của nhà viết kịch tài ba này. Rất nhiều những sân khấu kịch lớn nhỏ tại Việt Nam diễn vở kịch và trong khuôn khổ nhà trường, rất nhiều trường cấp 3, đại học diễn lại vở kịch với sự mếm mộ và ái mộ tác giả cũng như bộ môn kịch Việt Nam.
Mùa hạ cuối cùng
Vở kịch là những suy tư, trăn trở, kỉ niệm 1 thời khó quên của tuổi học trò, 1 thời niên thiếu không dễ quên của mỗi con người. Tác phẩm là tiếng nói, là mong muốn, ước mơ của những thế hệ trẻ tham gia xây dựng đất nước với mong muốn đem lại những điều hữu ích, tuyệt vời cho đất nước, trở thành những người công dân có ích và có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với xã hội. Vấn đề giáo dục được đặt lên hàng đầu khiến cho vở kịch có tính giáo dục và mang tính thời đại rất lớn, thu hút rất nhiều các bậc cha mẹ và con cái đón xem trong những lần công diễn.
Có thể bạn thích: