Thư viện là nơi lưu trữ những tinh hoa, trí tuệ của nhân loại. Ở trong những thư viện ấy có rất nhiều loại sách đa dạng, phong phú về thể loại sẽ khiến bạn chỉ muốn cắm trại tại thư viện luôn. Cùng điểm mặt qua những thư viện thú vị nhất thế giới nhé.
Thư viện quốc gia Đức
Thư viện quốc gia Đức nằm ở thành phố Frankfurt sở hữu số lượng sách vào khoảng 18.500.000 cuốn sách. Thư viện này được thành lập nhằm mục đích lưu trữ toàn bộ các ấn phẩm và băng đĩa ảnh hưởng đến lịch sử của nước Đức. Điều đặc biệt là thư viện này còn lưu giữ các ấn phẩm viết về cuộc chiến tranh thế giới nhất và thế chiến thứ hai cùng các tài liệu tuyên truyền của các nước có tham gia vào chiến tranh. Thư viện quốc gia Đức có 3 cơ sở, một ở Frankfurt, một ở Berlin và một ở Leipzig, tổng số sách, số tài liệu, ấn phẩm ở thư viện này lên đến 24.100.000 vật phẩm. Không chỉ có vậy, bất kỳ ai định in ấn thứ gì đều phải cung cấp bản sao cho thư viện này nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bảo sao lại không nhiều sách cơ chứ?
Thư viện và cơ quan lưu trữ Canada
Thủ phủ Ottawa là nơi thư viện và cơ quan lưu trữ Canada được xây dựng. Đây là nơi dành riêng gìn giữ và bảo tồn lịch sử đất nước Canada. Nó được chính thức được biết đến với cái tên Viện lưu trữ quốc gia. Thư viện có chiều rộng gấp gấp đôi sân vận động bóng đá cộng lại, với 48 gian phòng lưu trữ, phòng nghiên cứu và phòng thí nghiệm có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ với số tiền đầu tư lên đến 89 triệu đô la. Trong kho sách của thư viện có cuốn sách cổ nhất viết về lục địa Bắc Mỹ bởi Flavius Josephus – sử gia đầu tiên của thế kỷ 15 vào năm 1470. Chỉ có những người có đặc quyền mới có thể được chiêm ngưỡng và sử dụng cuốn sách này cùng 1 số ít cuốn sách quan trọng khác được bảo quản một cách cẩn mật trong thư viện. Bên cạnh đó, thư viện cũng lưu trữ và bảo quản rất nhiều ấn phẩm của rất nhiều các nhà xuất bản. Đây là một thư viện khổng lồ với bộ sưu tập khổng lồ với 18.800.000 đầu sách cùng rất nhiều tài liệu ảnh hưởng đến lịch sử ở đủ mọi thể loại. Muốn tới tận nơi để chiêm ngưỡng tận mắt quá đi.
Thư viện Quốc gia Nga
Thư viện của Viện Khoa học hàn lâm Nga thuộc Saint Petersburg, chính phủ Liên bang Nga trao cho đặc quyền sưu tầm các công trình nghiên cứu, tư liệu và sách trên toàn quốc. Sách ở đây bạt ngàn luôn nhưng chỉ có các đối tượng là công nhân viên chức, những người là thành viên của Viện Khoa học hàn lâm Nga, những người học cao mới có thể nghiên cứu trong thư viện. Thư viện này được xếp thứ 3 trên toàn thế giới với nguồn tài liệu là các bản ghi chép về giới khoa học, các tổ chức từ thiện, nhà văn và những nghiên cứu của người nông dân nước Nga. Thư viện được quyền sao chép miễn phí mọi bản thảo, công trình nghiên cứu của bất cứ viện khoa học hay cá nhân nào. Số lượng sách sách và các công trình nghiên cứu khoa học đã lên tới con số 20 triệu. Dù có vụ hỏa hoạn xảy ra đã làm mất đi 1 số ít lượng sách nhưng người ta vẫn chưa thể thống kê được hết số sách đã mất. Giá như có thể được tận mắt xem những cuốn sách trong thư viện này hay dạo quanh một vòng thì thích biết mấy nhỉ?
Thư viện quốc hội Hoa Kỳ
Thư viện lớn nhất thế giới đó chính là thư viện Quốc hội Mỹ. Thư viện khổng lồ này được sáng lập năm 1800 tuy nhiên nó đã bị đốt cháy hai lần trong chiến tranh. Thư viện Quốc hội Mỹ được xây dựng tại Washington khiến cho nơi đây có một ánh mắt tốt, phong cảnh tao nhã, tươi đẹp. Tổng số chỗ ngồi trong thư viện là khoảng 1500 chỗ. Số sách mà Thư viện Quốc hội Mỹ lưu trữ thì hết sức phong phú, số lượng có trên tám mươi triệu sách, tư liệu, hình vẽ các loại, hơn 33 triệu bản thảo của danh nhân được lưu trữ. Tại đây có cả bài diễn văn nhận thức của vị Tổng thống thứ nhất của nước Mỹ và những bài diễn thuyết khi tranh cử của Tổng thống Mỹ qua các đời. Các giá sách trong thư viện mà được xếp nối tiếp với nhau sẽ có chiều dài hơn 500 km. Giữa thư viện chính, thư viện phụ và tại nhà lớn của Quốc hội, sách đều được đưa đi bằng những phương tiện cơ giới, chỉ khoảng 40 giây là sách có thể được đưa tới tay độc giả. Tôi đã từng ước giá như mình được đến thư viện khổng lồ này một lần để có thể chiêm ngưỡng những cuốn sách có một không hai tại nơi đây thì sẽ tuyệt biết bao. Tuy được mở rộng đến công chúng nhưng chỉ có những quan chức cấp cao của Mỹ mới có thể tra cứu tại nơi đây.
Thư viện Quốc gia Trung Quốc
Thư viện Quốc gia Trung Quốc là thư viện lớn nhất Châu Á. Thư viện quốc gia này được xây dựng tại Bắc Kinh. Nơi đây sở hữu tầm khoảng 26,3 triệu đầu sách, đặc biệt hơn nữa đây là nơi lưu trữ số lượng tài liệu và các bản thảo viết tay về lịch sử Trung Quốc hàng đầu thế giới. Sách vở quá nhiều, bạn có thể tha hồ mà chọn đọc những cuốn sách mà bạn thích. Tại nơi đây có biết bao bản ghi chép được viết lên các bản khắc từ thời nhà Thanh. Đây là một thư viện rộng lớn, chứa rất nhiều sách, cứ nhìn số lượng sách có trong thư viện là muốn gom hết đồ đạc vào bên trong đó ở rồi. Nếu có cơ hội, các bạn yêu sách sẽ muốn tiêu tốn cả tháng trời ở đây nhỉ? Rất nhiều các thư viện nhỏ ở khắp Trung Quốc tham gia vào việc đóng góp cho thư viện này. Thư viện này còn có trong tay các bản thảo ghi chép trên xương và mai rùa riêng của mình, cùng các cuốn sách và sách thực hành với khoảng 115 loại ngôn ngữ khác nhau.
Có thể bạn thích: