Nguyễn Ái Quốc (1890-1969), là tên gọi rất nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh, được dùng từ năm 1919 đến năm 1925. Bút danh Nguyễn Ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ, nhiều truyện kí và tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, viết trên đất Pháp, bằng tiếng Pháp trong thời gian từ 1922 đến 1925. “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc (18-6-1925) ở Trung Quốc giải về giam ở Hỏa Lò và sắp bị xử án, còn Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Tác phẩm đã khắc họa được hai anh hùng có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc. Va-ren: gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả than vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam. Mời các bạn tham khảo 1 số bài tóm tắt tác phẩm đã được TopChuan.com tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài tham khảo số 4
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa Va-ren, tên toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ và Phan Bội Châu, hiện là một người tù bị bắt giam vì hoạt động Cách mạng. Trong cuộc gặp gỡ tại nhà tù giam giữ Phan Bội Châu, Va-ren ra sức dùng lời lẽ dụ dỗ người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu phản bội dân tộc, làm tay sai cho Pháp. Những với tinh thần dân tộc, ý chí Cách mạng của mình, Phan Bội Châu đã đáp trả Va-ren bằng thái độ dửng dưng, khinh bỉ thậm chí là nhổ vào mặt tên toàn quyền Đông Dương ấy.
Bài tham khảo số 1
Va-ren là đảng viên Đảng xã hội Pháp nhưng đã phản bội lý tưởng lại sắp sang nhận chức toàn quyền Đông Dương. Lúc bấy giờ ở nước ta đang dấy lên phong trào đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. Trước áp lực của công luận, Va-ren thì gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương, hứa sẽ âu yếm vụ việc ấy. Nhưng thực chất đó chỉ là một lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.
Ra Hà Nội, hắn vào xà lim dụ dỗ Phan Bội Châu từ bỏ lý tưởng để hợp tác với Pháp. Suốt buổi gặp gỡ, Phan Bội Châu chỉ im lặng dửng dưng khinh bỉ sự đê hèn của Va-ren. Sự im lặng, dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy tính năng kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương đi chăng nữa.
Bài tham khảo số 5
Va-ren từng là đảng viên của Đảng xã hội Pháp nhưng lại phản bội lí tưởng và đường lối của Đảng. Hắn được cử sang Đông Dương để lãnh đạo và nắm quyền làm ông chủ toàn quyền. Trong bối cảnh đó nhân dân ta đang đấu tranh gay gắt đòi phải thả Phan Bội Châu đang bị bắt giữ ở trong tù ra. Nhầm xoa dịu tình hình và trấn an dư luận nên Va-ren hứa sẽ đảm đương vụ việc và xử lí 1 cách công bằng nhanh gọn nhất. Tác phẩm đã khắc hoạ cuộc trò chuyện giữa Va-ren và nhà yêu nước Phan Bội Châu. Hắn đi vào nhà giam và đứng trước xà lim, thuyết phục nịnh nọt để nhà cách mạng của chúng ta phải từ bỏ suy nghĩ chống Pháp, từ bỏ đừng lối cách mạng của mình. Tuy nhiên trong suốt buổi Phan Bội Châu chỉ im lặng không nói một lời và tỏ thái độ khinh bỉ với ông toàn quyền Đông Dương kia. Qua đó thể hiện được bản chất mưu mô, bẩn thỉu của Va-ren, đại diện cho Đương Dương rộng lớn; và sự bất khuất, tinh thần đáng mếm mộ của nhà cách mạng Phan Bội Châu tiêu biểu cho khí phách dân tộc.
Bài tham khảo số 3
Đoạn trích khắc hoạ hai anh hùng có tính cách hoàn toàn đối lập nhau: Va-ren thì gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương; Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng, tiêu biểu cho khí phách của dân tộc Việt Nam. của dân tộc Việt Nam.
Bài tham khảo số 2
Va-ren là đảng viên Đảng xã hội Pháp nhưng đã phản bội lý tưởng lại sắp sang nhận chức toàn quyền Đông Dương. Lúc bấy giờ ở nước ta đang dấy lên phong trào đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. Trước áp lực của công luận, Va-ren hứa sẽ âu yếm vụ việc ấy nhưng thực chất đó chỉ là lời hứa để xoa diệu công luận. Ra Hà Nội, hắn vào xà lim dụ dỗ Phan Bội Châu từ bỏ lý tưởng để hợp tác với Pháp. Suốt buổi gặp gỡ, Phan Bội Châu chỉ im lặng dửng dưng khinh bỉ sự đê hèn của Va-ren.
Có thể bạn thích: