Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại đã có rất nhiều các bậc anh tài, bách gia tranh minh, để lại danh tiếng lừng lẫy về tài thao lược của mình, mỗi thời mỗi bậc cao nhân để xem ai giỏi hơn ai thì thật là khó, nhưng trong số đó vẫn nổi lên những đại quân sư tiêu biểu nhất, sau đây TopChuan.com sẽ giới thiệu tới các bạn những chiến lược gia tài ba này.
Quản Trọng (725 – 645 TCN)
Đây được coi là nhà chính trị gia, nhà quân sư nổi danh của nước Tề, ngoài ra còn là triết gia nổi tiếng thời Xuân Thu, Quản Trọng họ Quản tên Di Ngô, tự Trọng, thường được gọi là Quản Tử, Quản Kính Trọng.
Hồi nhỏ cuộc sống của ông rất khó khăn, mất cha từ khi còn nhỏ, chỉ còn 1 mình mẹ già, cho nên phải đi kiếm sống từ nhỏ bằng nghề buôn bán, sau đó nhờ được giúp đỡ ông đã làm đến chức Thượng khanh của nước Tề tương đương chức Thừa Tướng. Trong thời gian làm quan ông đã đưa ra nhiều chính sách cả cách hợp lý và tiến bộ, nhờ đó nước Tề ngày càng trở nên hùng mạnh, trong thời gian chấp chính 40 năm đã tổ chức lại các các cấp quan lại, chọn người tài, trừng phạt kẻ ác, xây dựng hệ thống thuế khóa, là người có công lớn giúp Tề Hoàn Công tạo dựng bá nghiệp thời Xuân Thu.
Trương Lương (250 – 186 TCN)
Trương Lương tự là Tử Phòng, là danh thần khai quốc nổi tiếng thời nhà Hán, cùng với Hàn Tín, Tiêu Hà tạo thành “Tam kiệt hà Hán” đóng vai trò quan trọng giúp Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ lập nên nhà Hán.
Với tài mưu trí của mình ông đã góp công không nhỏ giúp nhà Hán xây dựng cơ nghiệp đi vào ổn định, ngoài ra còn giúp lôi kéo chư hầu đi theo nhà Hán, mượn sức chư hầu tiêu diệt nước Sở, sau này ông đã được phong chức Lưu Hầu.
Sau khi việc lớn đã hoàn thành, ông đã khiêm nhường lui về khỏi trốn quan trường. Năm 186 TCN thì qua đời thọ 76 tuổi, người đời sau suy tôn ông là mưu thánh.
Khương Tử Nha (1156 – 1017 TCN)
Khương Tử Nha là người được mệnh danh là ông tổ cố vấn quân sự, tên thật là Khương Thượng, tự là Tử Nha, là người phò tá cho 6 vị vua của nhà Chu, ông còn được coi là thủy tổ của nước Tề nên còn được gọi là Thái Công Vọng, tục gọi là Khương Thái Công.
Ông được coi là nhà thao lược kiệt xuất nhà quân sự đại tài nhất trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, được tôn là Võ Thánh, bậc thầy về binh gia, có can dự tác động sâu rộng và lâu dài ngàn đời, ông còn được coi là “bách gia tông sư” vì hầu hết các giáo thời đó như Nho, Đạo, Pháp, Binh và các giáo khác đều coi ông là người của giáo mình.
Khương Tử Nha có cuộc sống phiêu diêu tự tại, kiên nhẫn chọn quan sát thiên cơ, không vội vàng cho đến khi gặp được minh chúa, phò tá Cơ Xương giúp nhà Chu lớn mạnh.
Ông thọ tới 139 tuổi thì qua đời, tên tuổi mãi rạng danh muôn đời.
Gia Cát Lượng (181 – 234)
Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, người đất Dương Đô, quận Lang Nha đời Đông Hán, là nhà chính trị quân sự kiệt suất của Trung Quốc thời tam quốc phân tranh.
Thuở nhỏ ông vừa đi học vừa làm ruộng ở ngoại ô thành Tương Dương. Sau đó theo Lưu Bị chinh chiến khắp mọi nơi, hình thành thế chân vạc trong thời Tam quốc, và được sắc phong làm Thừa Tướng.
Ông được coi là nhà ngoại giao cự phách, nhà phát minh tài năng là một trong những chiến lược gia tài ba nhất thời bấy giờ.
Sau khi qua đời ông được phong làm Trung Võ hầu, người đời còn gọi là Võ Hầu.
Lý Tư (280 – 208 TCN)
Lý Tư xuất thân là người đất Thượng Sái thuộc nước Sở, sinh ra vào giữa lúc chiến quốc loạn lạc nhưng đó cũng là lúc để tài năng được thể hiện.
Ông là thừa tướng dưới thời vua Tần Thủy Hoàng, là người có công rất lớn giúp nhà Tần thống nhất chư hầu, đưa Trung Quốc trở thành nước phong kiến tập quyền, thống nhất về tự do, đo lường và tư tưởng, phản đối việc xây dựng chế độ quận huyện, bãi bỏ chế độ phân phong.
Những chính sách của ông có giá trị hết sức to lớn mãi về sau, có can dự tác động ra tầm thế giới. Tuy nhiên tài giỏi là thế nhưng sau này khi nắm quyền thế trong tay, ông lại thay đổi, chạy theo tư lợi và giết hại Hàn Phi Tử. Cuối cùng ông bị Triệu Cao giết vào năm 208 TCN lúc đó khoảng hơn 60 tuổi.
Có thể bạn thích: