Nguồn vốn luôn là điều quan trọng nhất đối với một Startup. Một trong những nơi mà các bạn khởi nghiệp thường nghĩ đến đó là các nhà đầu tư, quỹ đầu tư. Ngoài hỗ trợ bạn về tiền, họ còn có thể giúp bạn nhiều thứ khác như kinh nghiệm, mối quan hệ, niềm tin vào dự án nhiều người đang theo đuổi, giá trị thương hiệu của nhà đầu tư. Bài viết này, TopChuan xin chia sẻ cách tiếp cận các nhà đầu tư hiệu quả và thành công. Mong bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn.
Tìm kiếm từ những “nhà đầu tư ẩn danh” xung quanh bạn
Trước khi vội vàng tìm kiếm những nhà đầu tư mạo hiểm tầm cỡ hãy chắc chắn rằng bạn không bỏ qua những “nhà đầu tư ẩn danh” xung quanh mình. Hãy nhớ đến những mối quan hệ gần xung quanh bạn: gia đình, bạn bè, người thân,… . Đây đôi khi là những nguồn lực, những “nhà đầu tư ẩn danh” này rất mạnh mẽ có thể ủng hộ bạn đôi khi không cần điều kiện. Đối với những mô hình khởi nghiệp đang ở giai đoạn ý tưởng, nguồn vốn đầu tiên mà các nhà khởi nghiệp nên tiếp cận là: 3F (Family – gia đình, Friends – bạn bè, Fools – nhà đầu tư). Với nguồn vốn từ gia đình, bạn bè, bạn sẽ thoải mái hơn về thời gian trả nợ cũng như lãi suất vay. Tất nhiên điều đó phụ thuộc vào mối quan hệ cá nhân, niềm tin mà họ dành cho bạn cũng như dự án của bạn có khả thi không, bạn có thuyết phục được những “nhà đầu tư ẩn danh” này không. Và có một mặt trái là không phải ai bắt đầu lập nghiệp cũng có lợi thế gia đình, bạn bè và người thân để vay tiền.
Tiếp cận thông qua các cuộc thi
Các cuộc thi dành cho các Startup trẻ rất nhiều và được tổ chức thường xuyên bởi các tổ chức, trường đại học, các nhà đầu tư,… nhằm tìm ra những dự án tiềm năng. Nếu các bạn tự tin về dự án của mình hãy mạnh dạn đăng ký tham gia và hãy tham gia bằng hết sức của mình. Đừng quan trọng bạn sẽ thắng hay thua, hãy quan trọng là đây cũng cơ hội rất tốt để nhà đầu tư chú ý đến dự án của bạn. Nếu như bạn không có mối quan hệ lớn thì cách tham gia những cuộc thi dành cho Startup sẽ giúp bạn gây chú ý đến những nhà đầu tư.
Tiếp cận thông qua các hội thảo, sự kiện
Hiện nay, những sự kiện trong nước và kết hợp với nhà đầu tư nước ngoài hiện nay được tổ chức rất nhiều, không khó để bạn có thể đọc thông tin và ghi tên tham gia. Bạn có thể lên mạng tìm kiếm thông tin về các sự kiện, hội thảo lớn hay các buổi tọa đàm về kinh doanh, khởi nghiệp, tham gia để học hỏi kinh nghiệm cũng như tìm cách tiếp cận các nhà đầu tư. Đây là nơi tập trung rất nhiều nhà đầu tư để bạn có thể tiếp xúc và xây dựng các mối quan hệ.
Vay ngân hàng
Dòng tiền từ các ngân hàng là nguồn mà nhiều nhà khởi nghiệp nghĩ đến. Không những khó khăn bởi có quá nhiều giấy tờ thủ tục mà áp lực nặng nề hoàn vốn trong thời gian ngắn khiến các Startup không dám mạo hiểm để tiếp cận dòng tiền này. Nhưng nếu bạn muốn, hãy lựa chọn ngân hàng nào trong cộng đồng của bạn hiểu được loại hình hoạt động mà bạn theo đuổi, tham khảo lãi suất, các gói vay cẩn thận trước khi quyết định lựa chọn ngân hàng sẽ vay.
Luôn gặp nhà đầu tư với những nhà đồng sáng lập
Bạn hãy luôn gặp nhà đầu tư cùng với người đồng sáng lập hay cố vấn của mình – những người có thể hỗ trợ cũng như cùng bạn thuyết phục tốt hơn nhà đầu tư. Không nên đi 1 mình nếu bạn chưa đủ giỏi, chưa đủ tự tin để tiếp xúc với nhà đầu tư. Khi có sự hỗ trợ kế bên sẽ lấp đi chỗ trống phần nào về kinh nghiệm của bạn. Dù sao hai cái đầu vẫn sẽ tốt hơn một cái đầu.
Tiếp cận thông qua lời giới thiệu
Không phải tự nhiên mà người ta lại chế vui ra câu “Nhất quan hệ, nhì tiền tệ” đâu. Bỏ qua cái ý nghĩa tiêu cực của vế sau đi thì cách tiếp cận với nhà đầu tư thông qua một lời giới thiệu hoặc đề xuất từ một người có uy tín là cách làm thông minh nhất vì họ sẽ bảo lãnh cho bạn. Thông thường, trừ khi là dự án nổi bật, có nhiều nhà đầu tư săn đuổi, đa phần các nhà đầu tư sẽ rót vốn theo lời giới thiệu từ một cá nhân quen uy tín. Điều này như một đảm bảo thành công chắc chắn hơn. Nếu bạn có các mối quan hệ rộng thì việc này khá thuận lợi. Ngược lại, bạn có thể áp dụng mạng xã hội LinkedIn dành cho doanh nghiệp, tìm những mối quan hệ cần thiết để tiếp cận nhà đầu tư. Nếu không có những mối quan hệ này, tỷ lệ thành công của Startup khi tiếp cận với nhà đầu tư không cao.
Có thể bạn thích: