Đã bao lần bạn thức khuya chỉ vì mải mê đọc một cuốn tiểu thuyết hoặc chăm chú xem một bộ phim hay. Đã bao lần bạn tự dặn mình phải nỗ lực nhiều hơn khi được nghe câu chuyện thành công của người khác. Đã bao lần bạn thay đổi ý kiến khi tham khảo một bài viết hết sức thuyết phục trên tạp chí. Có thể nói, chuyện kể có một sức mạnh vô hình có thể thay đổi suy nghĩ thành hành động cũng như cảm nhận của người nghe nên đặc biệt được các nhà lãnh đạo tận dụng. Chuyện giúp ta hình dung mơ ước và biến chúng thành sự thật mà những cách diễn đạt khô khan khác chẳng thể nào làm được.
Câu chuyện về ông lão bán hoa quả và 3 cậu nhân viên
Ông chủ của một quầy bán hoa quả, do tuổi cao không thể đứng lâu bán hàng được, nên đã dán một tờ thông báo tuyển người bán hàng. Vài hôm sau, có một người thanh niên đến xin việc, anh ta hỏi ông chủ trả lương cho anh ta bao nhiêu một tháng? Ông chủ quầy hoa quả cười nói: “Quầy hoa quả của tôi chỉ là một quầy nhỏ, tôi sẽ trả cho cậu 1/10 số tiền cậu bán được, bán ngày nào trả luôn ngày đấy”. Anh này nghe xong, ngắm nghía một lúc quầy hoa quả cũ kỹ rồi cau mày nói: “Tôi từ chối, vì như vậy chả có sự bảo đảm gì cả”. Nói xong, anh ta liền bỏ đi.
Sau đó lại có một người thanh niên khác đến xin việc, cũng hỏi lương tháng ông chủ sẽ trả bao nhiêu? Và ông chủ quầy hoa quả cũng nói với anh ta y hệt những gì đã nói với anh thanh niên trước. Và anh này cũng từ chối. Lại qua vài ngày, có một cậu bé đến xin việc, hỏi ông chủ trả lương thế nào? ông chủ lại nói hệt những gì nói với những người trước. Cậu bé nghe xong cười nói: “những ngày lễ và cuối tuần, ông có thể trả thêm cho cháu lên 2/10 được không? Còn nếu như ngày nào mà bán được 30 triệu tiền hoa quả trở lên, thì trả cho cháu 3/10 số tiền bán được?”. Ông chủ quầy hoa quả nghe xong vừa cười vừa xoa đầu cậu bé và đồng ý.
cậu bé ngày nào cũng mang hoa quả ra rửa sạch và thay đổi vị trí bày của các loại quả cho nhau, ngày lễ hay cuối tuần còn làm mấy tờ rơi khuyến mãi cho ai mua 3 triệu tiền hoa quả tặng thêm 300 ngàn tiền hoa quả tùy chọn. Cứ như vậy, chưa đầy một tháng, cậu bé đã nhận được 30 triệu tiền lương tương đương mỗi ngày nhận được trên 3 triệu đồng. Rồi vài năm sau, cậu đã kiếm được khá nhiều tiền, liền mua lại quầy bán hoa quả của ông chủ cũ, rồi nhờ vào sự nhanh nhẹn hoạt bát của mình cậu mở thêm nhiều cửa tiệm bán hoa quả khác nữa, nhờ vậy sau này cậu đã trở nên giàu có.
Thế gian này không có một ông chủ nào tặng cho bạn sự vinh hoa phú quý, thứ mà họ cho bạn chỉ có thể là “cơ hội”, còn thành công thăng tiến là thứ bạn phải tự mình có được.
Trói voi bằng dây thừng
Một vị khách đi ngang qua khu của những con voi thì bất ngờ dừng lại. Anh ta cảm thấy khó hiểu khi 1 loài vật to lớn như vậy lại chỉ bị trói bằng một sợi dây thừng mỏng manh vào chân trước, chẳng có xích hay lồng sắt gì cả. Lẽ tất yếu là những con voi này có thể giật đứt dây trói này bất cứ khi nào chúng muốn. Nhưng vì lí do nào đó mà chúng đã không làm vậy.
Anh ta hỏi người quản tượng gần đó. Tại sao những con vật này chỉ đứng yên ở đây mà không thử cố thoát ra? “Dễ hiểu thôi”, người quản tượng nói, “khi chúng còn là voi con thì chúng tôi dùng dây thừng để trói chúng là đủ. Khi lớn lên, chúng vẫn nghĩ rằng chúng không giật đứt dây được. Những con voi này vẫn tưởng là dây thừng đủ sức trói chúng nên chúng cũng chẳng bao giờ thử cố thoát ra. Vị khách rất ngạc nhiên. Hóa ra những con voi này có thể dễ dàng giật đứt sợi dây bất cứ khi nào. Nhưng chỉ vì chúng nghĩ là chúng không thể nên cứ mãi đứng im một chỗ. Cũng giống những con voi này, bao nhiêu người trong chúng ta lãng phí nhiều cơ hội trong cuộc sống chỉ đối kháng giản vì ta nghĩ rằng ta không thể làm điều gì đó vì lần trước ta đã thử và thất bại.
Thất bại là mẹ thành công, quan trọng là ta không bao giờ được ngừng nỗ lực.
Ava DuVernay: Từ PR sang đạo diễn, nhà sản xuất, nhà làm phim và biên kịch.
Ngày nay, cái tên Ava DuVernay không còn xa lạ với công chúng qua các bộ phim đình đám như Selma, Phim tài liệu Thứ 13… Đặc biệt hơn, cô còn là nữ đạo diễn xuất sắc của Hollywood, đồng thời là người phụ nữ da màu đầu tiên làm đạo diễn cho bộ phim bom tấn có kinh phí khủng 100 triệu USD – “Nếp gấp thời gian”. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng DuVernay xuất thân từ ngành báo chí, sau đó cô theo đuổi sự nghiệp trong ngành PR trong nhiều năm và cuối cùng chuyển hướng sang làm phim như hiện tại. Đến năm 32 tuổi, cô mới lần đầu chạm tay đến máy quay. Tuy ngành làm phim hoàn toàn mới lạ với cô vào lúc đó, nhưng những kinh nghiệm gần 10 năm trước trong ngành PR hỗ trợ cô rất nhiều trong công việc này.
Đừng giới hạn bản thân trong lĩnh vực đầu tiên mà bạn chọn, dù cho bạn đã đi được bao lâu. Nếu một ngày, bạn cảm thấy không muốn bước tiếp trên con đường mình đã đi bấy lâu nay và phát hiện có những thứ khác khiến bạn khao khát hơn, đừng ngần ngại thay đổi. Bạn hoàn toàn có thể chuyển hướng sự nghiệp và đạt được thành công, đừng e ngại các rào cản về ngôn ngữ, giới tính, tuổi tác… Chỉ cần bản thân luôn cố gắng hướng đến sự tiến bộ qua mỗi ngày, mọi nỗ lực thay đổi đều sẽ được đền đáp xứng đáng.
Kiểm soát cảm xúc (Cơn giận)
Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé rất dễ tức giận. Người cha mới quyết định đưa cho cậu bé một túi đinh và nói rằng mỗi lần cậu tức giận thì phải đóng một cây đinh vào bức tường. Trong ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 37 chiếc đinh vào bức tường. Cậu bé dần dần bắt đầu kiểm soát cảm xúc trong vài tuần tiếp theo, và số đinh bị đóng vào tường ngày một ít đi.
Cậu bé phát hiện ra kiểm soát cơn giận còn dễ hơn việc đóng số đinh đó vào tường.
Cuối cùng, cũng tới cái ngày cậu bé không còn mất kiểm soát cảm xúc nữa. Cậu ta mới báo cho cha hay và thế là người cha đề xuất cậu bé mỗi ngày nhổ một chiếc đinh ra nếu như ngày hôm đó cậu kiểm soát được cảm xúc của bản thân.
Nhiều ngày trôi qua và cuối cùng cậu bé cũng tới nói với cha rằng tất cả số đinh đã được nhổ ra. Người cha nắm lấy tay con và dẫn cậu bé tới chỗ bức tường. “Con đã làm rất tốt, con trai ạ, nhưng hãy nhìn vào những lỗ hổng sót lại trên tường. Bức tường sẽ không bao giờ còn được như trước nữa. Khi con nói chuyện trong cơn tức giận thì sẽ để lại những vết sẹo giống như vậy. Khi con cầm dao đâm người khác rồi sau đó rút ra thì bất kể con có xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa thì vết thương vẫn còn đó.”
Hãy kiểm soát cơn giận của bản thân và đừng nói gì với người khác trong lúc bạn giận dữ, vì sau này bạn có thể sẽ hối hận. Trong cuộc sống, có những thứ mất đi rồi bạn không thể lấy lại được.
Andy Weir: Từ lập trình viên sang tiểu thuyết gia viết truyện khoa học giả tưởng
Andy Weir luôn biết mình hâm mộ truyện khoa học giả tưởng từ khi ông còn là một cậu thiếu niên. Ngay từ nhỏ, ông đã ôm mộng trở thành nhà văn. Trả lời phỏng vấn trên tờ Newsweek vào năm 2017, Weir chia sẻ rằng “Tôi luôn biết mình thích cái gì. Nhưng khi đó tôi nghĩ trở thành nhà văn không đảm bảo cho bản thân có 1 cuộc sống ổn định và đầy đủ, nên tôi chọn con đường trở thành một lập trình viên máy tính”.
Việc học ngành kỹ sư phần mềm cũng không phải là kế hoạch dự phòng của Weir. Ông cũng hâm mộ việc lập trình và có niềm hứng thú to lớn với ngành công nghệ thông tin. Vào năm 20 tuổi, Weir đã dành phần lớn thời gian đầu tư cho việc viết lách. Nhưng khi đó ông không thành công. Sau đó, ông quay trở lại việc lập trình và xem việc viết lách như một sở thích.
Nhiều năm sau, ông tự xuất bản tiểu thuyết “Người về từ sao Hỏa” sau nhiều lần bị các tòa soạn từ chối. Tác phẩm này đã tạo nên thành công vang dội trên khắp thế giới và trở thành 1 trong những những tiểu thuyết ăn khách nhất. Andy Weir bắt đầu nổi tiếng và chính thức theo đuổi nghiệp nhà văn. Sáu năm sau, ông tiếp tục xuất bản tác phẩm để đời “Artemis”, cũng là một tiểu thuyết thành công không kém “Người về từ sao Hỏa”, đồng thời tác phẩm này còn được chuyển thể thành phim. Mặc dù Weir không trải qua bất kỳ trường đào tạo viết lách, cũng không có môi trường tiếp xúc thường xuyên với mạng lưới cộng đồng nhà văn nào, nhưng bằng chính việc nuôi dưỡng sở thích qua từng ngày và không ngừng cố gắng, ông đã thật sự thành công với đam mê từ thuở nhỏ của mình.
Ina Garten: Từ công chức nhà nước sang đầu bếp, viết sách nấu ăn và dẫn chương trình truyền hình
Từ một nhà phân tích chính sách hạt nhân của Nhà Trắng, Ina Garten đã trở thành một đầu bếp chuyên viết sách về siêu thị và dẫn chương trình truyền hình. Bà là người đã trải qua đến hai lần chuyển hướng sự nghiệp trong đời. Lần đầu tiên là khi bà từ bỏ công việc nhà nước đang ổn định của mình để mua một cửa hàng thực phẩm tên là “Barefoot Contessa” và sau đó tự điều hành kinh doanh. Lần thứ hai là khi bà quyết định bán cửa hàng sau gần 20 năm gắn bó để trở thành đầu bếp rồi viết một cuốn sách nấu ăn mang chính tên của cửa hàng đó. Hơn nữa, bà còn là người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng “Food Network” và tiếp tục xuất bản nhiều cuốn sách hướng dẫn nấu ăn khác.
Ina đã chọn con đường trở thành đầu bếp, viết sách nấu ăn, dẫn chương trình liên quan ẩm thực. Theo đuổi điều trái tim mách bảo, bà đã trở thành 1 trong những những đầu bếp giàu nhất thế giới. Bạn có thể đang có một công việc ổn định, nhưng đến một giai đoạn nào đó trong cuộc đời, có thể bạn sẽ muốn tự tạo nên một cái gì đó thật riêng cho chính mình hoặc được sống với những sở thích của bản thân. Đừng sống 1 cuộc đời quá phẳng lặng, hãy thử sức từ những thay đổi dù là nhỏ bé nhất. Cùng với tinh thần dám thử sức và phá bỏ giới hạn của bản thân, bạn có thể tạo nên điều khác biệt cho cuộc sống của chính mình.
Có thể bạn thích: