Sự tác động xấu của con người cũng như sự biến đổi của thiên nhiên, môi trường đang dần đẩy ngày càng nhiều loài động vật đến bờ tuyệt chủng. Sau đây là 6 loài động vật đã bị tuyệt chủng trong vòng 10 năm qua.
Tê giác đen Tây Phi
Sinh sống ở Châu Phi, tê giác đen Tây Phi là một phân loài tê giác rất hiếm của loài tê giác đen. Loài này sở hữu thân hình to lớn với chiều dài từ 3 – 3,8 m, cao 1,4 – 1,7 m và nặng 800 – 1.300 kg. Nó có hai sừng: chiếc sừng thứ nhất và thứ hai có chiều dài lần lượt là từ 0,5 – 1,3 m và 2 – 55 cm. Nó đã từng sinh sống khắp ở sa-van tây trung Phi cho đến khi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế tuyên bố rằng loài tê giác đen Tây Phi này đã tuyệt chủng vào năm 2011 do sự săn bắt tận diệt một cách dã man, độc ác, tàn nhẫn của con người.
Cá heo sông Dương Tử
Cá heo sông Dương Tử hay còn được gọi là Nữ thần sông Trường Giang hay Cá heo vây trắng là loài cá heo sông đặc hữu, từng sinh sống ở hạ lưu sông Dương Tử, Trung Quốc. Nhưng sau đó, theo thời gian, do sự tác động của con người, quá trình công nghiệp hóa, thủy điện, đánh bắt, loài cá này dần bị sụt giảm nhanh chóng số lượng. Đã có nhiều nỗ lực, phương án được đưa ra để bảo tồn loài này nhưng cuộc thám hiểm cuối năm 2006 đã xác nhận không tìm thấy cá thể nào trên sông. Và chúng bị tuyên bố đã tuyệt chủng vào năm 2006.
Dê núi Pyrenean Ibex
Dê núi Pyrenean ibex là một trong bốn phân loài của dê rừng Tây Ban Nha (còn được gọi là dê rừng Iberia), sinh sống ở bán đảo Iberia. Loài này từng phổ biến nhất trong dãy núi Cantabria, miền Nam nước Pháp và ở phía Bắc dãy Pyrenean. Sau đó, nó lại là nạn nhân tiếp theo của sự săn bắt quá mức dẫn đến tuyệt chủng vào năm 2000.
Hiện nay, khoa học đang nỗ lực nghiên cứu với hi vọng có thể hồi sinh lại loài động vật này.
Báo gấm Đài Loan
Báo gấm Đài Loan hay còn gọi là Báo mây Formosan là một phân loài báo gấm, sinh sống ở Đài Loan và là loài mèo đặc hữu của đảo Đài Loan. Chúng có những vết hình đám mây trên bộ lông. Răng nanh của chúng to hơn so với những loài động vật họ Mèo khác. Khả năng leo trèo tốt, sự nhanh nhẹn giống như sóc tương tự như mèo rừng Nam Mỹ.
Thức ăn của chúng là những động vật có vú lớn sống trên mặt đất nhưng đa phần là các loài động vật có vú sống trên cây, ví dụ như là vượn, khỉ đuôi lợn hay khỉ, các động vật có vú khác như nai, nhím hay chim chóc và gia súc, chúng thích săn mồi theo kiểu tấn công bất ngờ bằng cách nhảy từ trên cây xuống rồi chộp con mồi. Chúng thường sống ở các cánh rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng được coi là có vị trí rất quan trọng trong văn hóa của thổ dân Đài Loan là người Rukai, bởi họ rất tự hào khi khoác lên mình chiếc áo da báo gấm. Đến năm 2013, loài động vật này đã bị tuyệt chủng do những cuộc khai thác gỗ rừng tự nhiên lớn và bừa bãi, dần cướp đi nơi ở của chúng.
Rùa đảo Pinta
Loài rùa to lớn này là một trong 11 phân loài của phức hợp loài rùa Galápagos – động vật đặc hữu của quần đảo Galápagos sinh sống ở đảo Pinta, Ecuador. Sau khi người dân bắt đầu đặt chân, thống trị vùng đảo này, loài rùa Pinta bắt đầu bị săn bắt quá đà cho đến khi cá thể rùa cuối cùng là “cụ” Lonesome George qua đời và loài động vật này chính thức bị tuyệt chủng vào năm 2012.
Cú Bermuda Saw-whet
Loài cú này sinh sống ở Bermuda. Tuy nhiên, do số lượng của cây tuyết tùng và cây cọ lùn giảm sút nhanh chóng, sự xuất hiện của các loài động vật ăn thịt và đối thủ cạnh tranh không phải loài bản địa đã khiến cú Bermuda Saw-whet dần dần trở nên hiếm đi và tuyệt chủng vào năm 2014.
Có thể bạn thích: