Dù bạn là 1 giáo viên có kinh nghiệm lâu năm hay mới bắt đầu vào nghề thì cũng có những lúc bạn gặp phải 1 số ít tình huống bất ngờ xảy ra trong lớp học. Để tự tin dạy tốt trong các tiết học bạn đừng bỏ lỡ những mẹo nhỏ sau đây nhé.
Chuẩn bị bài
Để một tiết học chất lượng và bạn có được phong thái tốt, tự tin giảng dạy thì nhất định bạn phải chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp nhé. Hãy thử tưởng tượng các tình huống và các câu hỏi trước mỗi bài dạy bạn sẽ không bị bỡ ngỡ khi gặp các câu hỏi hóc búa của HS.
Khi học sinh không trả lời được câu hỏi
Là GV không có nghĩa cái gì chúng ta cũng biết, cũng hiểu sâu sắc. Nên khi lên lớp sẽ gặp không ít câu hỏi bất ngờ của học sinh mà tạm thời bản thân chưa có câu trả lời hoặc chưa hiểu sâu về câu hỏi của HS. Trong trường hợp này bạn không nên bối rối, cũng không nên trả lời một cách mơ hồ hay lờ đi mà hãy thử áp dụng những mẹo sau:
– Bạn có thể hẹn em ra chơi hoặc ra về sẽ trả lời riêng.
– Bạn có thể trả lời “Vấn đề trên rất dài, em có thể tự nghiên cứu, đi sâu hơn. Cô sẽ cho em sách để tìm hiểu vấn đề em quan tâm”. Hay là “Vấn đề rất hay nhưng hiện tại cô không nhớ rõ, ngày mai cô sẽ trả lời cho em nhé”.
– Trả lời khái quát, chuyển hướng lại trọng tâm bài giảng.
Giọng nói
Nhiều thầy cô không kìm chế được cảm xúc của mình, khi học sinh mất trật tự liền quát mắng om sòm làm các lớp xung quanh đều nghe. Nhưng bạn chú ý không nên như thế, chỉ nhắc nhỏ, không nên la hét. Nếu em đó không nhẹ có thể mời ra ngoài để không tác động đến các bạn và chất lượng giờ day. Lúc giảng bài nên thư thái, giọng nói vừa, không quá nhỏ để học sinh dễ hiểu. Nếu lớp quá đông có thể sử dụng thiết bị trợ giảng nhé.
Trình bày bảng
Rất nhiều thầy cô có thói quen trình bày bảng cẩu thả khiến học sinh khó quan sát, vừa mất thẩm mĩ. Vì vậy các thầy cô nên chia bảng ra các phần như phần nội dung chính, phần nháp… (chú ý nên dùng thước để chia bảng) để học sinh dễ quan sát và không nhầm lẫn khi ghi bài.
Dáng đi, đứng
Học sinh cũng rất để ý đến dáng đi, đứng của giáo viên trong mỗi tiết dạy nên bạn đừng xem nhẹ vấn đề này nhé.
Giáo viên nên đi thẳng, các bước đi vừa phải, chậm rãi. Khi đứng không nên dang chân quá rộng, hay ngồi vắt vẻo lên ghế, bàn. bước đi nên nâng cao dép, giày không để gây ra tiếng động quá mạnh làm học sinh chú ý. Nếu có 1 vài em không hiểu bài nên bước lại gần em đó và chỉ bài cho bạn ấy hiểu.
Viết và lau bảng
Bạn nên chỉ sử dụng một tay để viết bảng hoặc lau bảng thôi nhé, tay còn lại sử dụng để chấn chỉnh trang phục…vì khi trời nắng nóng mồ hôi nhiều, các thầy cô dùng thường có thói quen lấy tay để lau như vậy phấn sẽ bị dính vào mặt mũi khiến thầy cô mất tự tin. Và khi viết không nên tì mạnh tay lên bảng, chữ viết không nên quá to hoặc quá nhỏ, nên viết kích cỡ chữ đều nhau và thẳng hàng.
Có thể bạn thích: