Bún là món ăn thường gặp trong ăn uống Việt Nam. Nó có mặt ở khắp mọi nơi, đi đến người ta cũng bắt gặp loại thực phẩm này. Có thể nói chúng chỉ xếp sau cơm và phở. Đi hết hình chữ S của Việt Nam ta sẽ thưởng thức được món bún với nhiều cách thức chế biến, hương vị và cả hình thức của nó cũng vô cùng đa dạng và mang nét trưng của từng vùng, từng địa phương. Cùng điểm qua top 7 món bún nổi tiếng và quen thuộc nào.
Bún thịt nướng
Khác với các loại bún khác, bún thịt nướng không dùng nước dùng.Bún thịt nướng là một món ăn phổ biến và được yêu dấu của cả Ba miền đất nước. Bún thịt nướng mỗi nơi đều giữ cho mình một hương vị đặc trưng riêng tùy theo khẩu vị từng miền Bắc, Trung, Nam. Món bún này có thể dùng làm điểm tâm, bữa chính hay giữa bữa đều phù hợp, rất ngon và hấp dẫn. Yêu cầu của món Bún thịt nướng là thịt được nướng vàng đều, có vị đậm đà cùng hương thơm của sả và vừng; nước mắm chua ngọt vừa ăn; và các loại rau dùng kèm đa dạng.
Chà! một món ăn có thể thay thế cơm mà có thể được ăn vào từng miếng thịt được nướng vàng thơm phức cùng ít đậu phộng rang vàng ươm nữa thì còn gì bằng.
Bún chả Hà Nội
Hà Nội biết đến không chỉ với nét cổ kính và là thủ đô của Việt Nam. Mà bước chân tới miền đất này, con người ta phải nức mũi, thích mắt với các món ăn mà không đâu có thể lẫn được. Bún chả nơi đây Bún chả là món ăn cùng bún, chả thịt lợn nướng trên than hoa và bát nước mắm chua cay mặn ngọt. Món ăn xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam, là thứ quà có sức sống lâu bền nhất của Hà Nội . Bún chả có nét tương tự món bún thịt nướng ở miền Trung và miền Nam, nhưng nước mắm pha có vị thanh nhẹ hơn.
Với nguyên liệu như:
Chả: thịt lợn nạc vai làm chả băm, thịt ba chỉ, thịt nầm làm chả miếng. Bún: bún lá hoặc bún rối. Nước mắm: pha loãng cùng với các gia vị khác như đường, mì chính, nước cốt chanh, dấm thanh, tỏi băm, ớt băm, tinh dầu cà cuống. Dưa góp chua ngọt: đu đủ xanh (hoặc cà rốt, su hào, hành tây). Đĩa rau sống: xà lách, húng Láng, ngổ, giá đỗ, kinh giới.Gia vị ăn cùng khác bày đĩa: tỏi băm, ớt băm, dấm thanh, hạt tiêu xay, chanh quả cắt miếng.
Ai chưa có dịp đặt chân lên miền đất thủ đô để thưởng thức món ăn này thì còn chần chừ gì cầm lấy chiếc điện thoại và tìm kiếm quán ăn gần nhất có món ăn này để nếm trải mùi vị thủ đô nào.
Bún mọc
Loại bún này xuất phát từ làng Mọc (làng Nhân Mục), Nhân Chính, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội.Món này có thành phần là giò sống, còn gọi là mộc, nên được gọi là bún mộc… Có thể ăn cùng với ớt, mắm tôm, satế, rau sống, chanh. Món này có thành phần là giò sống, còn gọi là mộc, nên được gọi là bún mộc. nguyên liệu thường dùng để làm bún mọc: sườn non, chả quế thái miếng, giò sống, thịt nạc băm, nấm mèo, nước mắm, đường, bún, rau sống, rau muống, chuối, mắm tôm, ớt thái lát, satế, hành, ngò, chanh.
Cách làm:
Hầm xương heo với khoảng 3 lít nước, cho thêm hành tím và khoảng 2 muỗng cà phê muối. Sau đó chỉ cần lấy khoảng 2/3 nước hầm xương (nước dùng). Có thể bỏ thịt gà, sườn non vào hầm chung với xương heo sau đó vớt ra, không được để rục chung với xương. Thịt gà chín xong, để nguội, tùy ý chặt miếng hay xé sợi.Cho bún ra tô, chan nước dùng vừa đủ, cho tiếp sườn non chặt miếng, chả viên, chả quế vào, rải hành ngò, hành phi, tiêu lên trên tô bún cho đậm đà và cũng là để trang trí bát bún. Có thể ăn cùng với ớt, mắm tôm, satế, rau sống, chanh.
Chạy ùa vào bếp làm cho người thân thiết một tô bún mọc ngon lành nào.
Bún Bò Huế
Nhắc tới Bún thì người ta sẽ nghĩ ngay đến Bún Bò Huế. Món ăn đặc sản của Thừa Thiên – Huế. Chữ “Huế” được thêm phía sau để chỉ xuất xứ của món ăn này. Nguyên liệu chính của món ăn này là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng. Người ta còn thường thêm vào thịt bò tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.
Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của chất Huế trong tô bún bò. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Các gia vị khác thường cho thêm là một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá, rau thơm, xà lách, rau cải con, bắp chuối xắt nhỏ. Chỉ qua mô tả thôi mà chúng ta đã có cảm giác một tô bún bò thơm lừng, nức mũi trước mắt rồi.
Bún riêu cua
Nhắc tới bún mà không tới Bún riêu cua quả là một thiếu sót to lớn của người sành ăn. Bún riêu cua không là đặc sản riêng của địa phương nào. Nó có mặt khắp nơi trên mọi miền đất nước. Bún riêu cua là một món ăn truyền thống Việt Nam được biết đến rộng rãi trên cả quốc tế.
Món ăn này gồm bún (bún rối hoặc bún lá) và ‘riêu cua’. Riêu cua là canh chua được nấu từ gạch cua, thân cua giã và lọc cùng với quả dọc, cà chua, mỡ nước, mẻ ngấu, nước mắm, muối, hành hoa. Bún riêu thường thêm chút mắm tôm để tăng thêm vị đậm đà, thường ăn cùng với rau ghém (rau diếp thái nhỏ hay cọng rau muống chẻ).Bún riêu là một món ăn có vị chua thanh, người Việt Nam thường dùng nhất vào mùa hè vì sự thanh mát, dịu nhẹ của nó. Từ món ăn truyền thống đã giúp không ít người từ quán vỉa hè trở thành nhà hàng siêu thị lớn. Cũng vì tính truyền thống và rộng rãi này đã giúp bún riêu cua ngày càng nổi tiếng. Hãy nhanh chân chạy tới quán gần nhất thưởng thức một tô bún riêu thơm phức nào.
Bún đậu mắm tôm
Bún đậu Trung Hương, ngõ Phất Lộc, một món bún nữa cũng khá nổi tiếng ở miền Bắc chính là bún đậu mắm tôm. Bún đậu mắm tôm hay bún đậu phụ mắm tôm là món ăn đơn giản, dân dã trong ăn uống miền Bắc Việt Nam. Đây là món thường được dùng như bữa ăn nhẹ, ăn chơi. Thành phần chính gồm có bún tươi, đậu phụ rán vàng, mắm tôm pha chanh, ớt và ăn cùng với các loại rau thơm như tía tô, kinh giới, rau húng, xà lách… Cũng như các món ăn dân gian khác, giá thành rẻ nên được nhiều người giới bình dân ăn nên thu nhập của những người buôn bán những món ăn này khá cao.
Lại là bún cũng có mắm mà lại là một món ăn hết sức hấp dẫn của ăn uống miền Bắc. Điểm qua 5 quán bún đậu nổi tiếng nào :
Bún đậu mắm tôm Hàng Khay, giá chỉ từ 45000 nghìn.
Bún đậu mắm tôm Cây Bàng, Đại La, giá chỉ 30000 nghìn
Bún đậu Trung Hương, ngõ Phất Lộc, giá chỉ từ 20000 – 50000 nghìn
Bún đậu gốc đa Ngõ Gạch, khoảng 50000 nghìn/ suất
Bún đậu lòng nướng khu Hoàng Cầu, giá dao động từ 20000 – 60000 nghìn.
Có thể bạn thích: