Ở trẻ em, do kháng thể yếu hơn so với người lớn nên rất dễ mắc các bệnh về nhiễm khuẩn, nhiễm virus. Đồng thời, có một số bệnh về tâm thần kinh, bệnh bẩm sinh thường hay gặp ở lứa tuổi thiếu nhi nhưng lại ít gặp ở người lớn. Sau đây TopChuan.vn xin thống kê 10 bệnh thường gặp ở trẻ em, góp phần giúp các bậc cha mẹ có hướng đề phòng và điều trị kịp thời nếu phát hiện con em mình mắc phải.
Bệnh thương hàn
Thương hàn là chứng bệnh đường tiêu hóa do nhiễm phải loại vi trùng mang tên Salmonella enterica serovar Typhi. Bệnh này rất dễ lây lan khi vi trùng trong phân người bị bệnh nhiễm vào thức ăn hay thức uống và truyền sang người khác. Hàng năm trên thé giới có khoảng khoảng 16 – 33 triệu người mắc bệnh thương hàn, 5 – 6 trăm nghìn người chết. Tổ chức Y tế Thế giới đã đặt thương hàn vào loại bệnh truyền nhiễm công cộng nghiêm trọng. Bệnh lây lan nhiều nhất ở lớp trẻ em 5 – 16 tuổi. Đặc trưng của bệnh là sốt liên tục, sốt cao lên đến 40 °C, vã nhiều mồ hôi, viêm dạ dày ruột và tiêu chảy không có máu. Ít gặp hơn là hiện tượng ban dát, chấm màu hoa hồng có thể xuất hiện. Thương hàn không ra gây tử vong ở hầu hết các ca bệnh. Nhiều loại kháng sinh được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh thương hàn ở các nước phát triển. Nếu điều trị kịp thời với kháng sinh, tỷ lệ tử vong giảm xuống chỉ còn xấp xỉ 1%. Nếu không được điều trị, thương hàn sẽ tồn tại trong ba tuần đến một tháng. Tử vong có thể xảy ra khoảng 10% – 30 % trong những trường hợp không được điều trị.
Bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do loại vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là màng giả xuất hiện ở chỗ nhiễm trùng. Một số nòi vi khuẩn tạo ra độc tố gây lên viêm cơ tim và viêm dây thần kinh ngoại biên. Bệnh lây truyền đa phần do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng bởi các chất tiết đường hô hấp hoặc qua các chất dịch ở sang thương ngoài da có chứa vi khuẩn bạch hầu.Ở các vùng ôn đới, bệnh thường xảy ra qua đường hô hấp, đỉnh điểm vào các tháng mùa đông. Bệnh bạch hầu là bệnh của trẻ em, chiếm 80% xuất hiện ở những trẻ dưới 15 tuổi không được chủng ngừa. Tỷ lệ này cao nhất ở những nơi tập trung dân nghèo.
Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và phát triển của cơ thể. Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do vấn đề ăn uống không đúng cách, giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai. Trẻ mắc bênh suy dĩnh dưỡng có thể xảy ra các nguy cơ như tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, chậm phát triển thể chất và tâm thần, ảnh hưởng đến tầm vóc, giảm phát triển cả hệ cơ và xương. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường chậm chạp, lờ đờ, giao tiếp kém, kéo theo sự giảm học hỏi, tiếp thu.
Tăng động giảm chú ý
Rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Đặc điểm chung của bệnh là những hành vi hiếu động quá mức, đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý. Căn bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ giao tiếp với mọi người. Theo thống kê mới đây, cứ 100 trẻ thì có từ 3 – 5 trẻ mắc rối loạn này với một số triệu chứng bắt đầu trước tuổi lên 7. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu với 1.594 học sinh ở hai trường tiểu học tại Hà Nội cho thấy, tỉ lệ mắc bệnh là 3,01%.
Tự kỷ
Tự kỷ liên quan đến sự phát triển bất thường của não bộ và hành vi biểu hiện trước khi đứa trẻ lên 3 tuổi và có quá trình tiến triển không suy giảm. Nó đặc trưng bởi sự suy giảm trong giao tiếp và các phản xạ xã hội, cũng như hạn chế và cư xử lặp đi lặp lại. Trong một thống kê gần đây của Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ cho thấy, tỷ lệ trẻ bị bệnh tự kỷ đang ngày một gia tăng. Cứ 88 trẻ thì có một trẻ bị bệnh tự kỷ. Còn ở Việt Nam, mấy năm gần đây bệnh tự kỷ cũng có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê của ngành giáo dục Hà Nội, tự kỷ là khuyết tật có tỉ lệ cao nhất ở trường học, trẻ tự kỷ chiếm khoảng 30% số trẻ mắc các khuyết tật học đường. Con số này cũng chưa nói lên hết thực trạng, vì còn rất nhiều trẻ tự kỷ không thể đến trường khi đến tuổi đi học. Điều đáng lo ngại là thông tin liên quan đến căn bệnh này ở châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng còn nhiều hạn chế, vì vậy có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị cho trẻ.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, bệnh gặp nhiều ở trẻ em (trên 90%). Bệnh có thể bị rải rác hoặc bùng phát thành các vùng dịch nhỏ vào mùa hè ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Biểu hiện của bệnh là những mụn nước, bọng nước ở tay, chân và ở miệng. Rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán nhầm với các bệnh da khác như thủy đậu, phỏng dạ, chốc, dị ứng,…dẫn đến điều trị sai phương pháp và làm bệnh càng lan tràn. Bệnh do một số chủng virus đường ruột gây ra. Trong những năm gần đây, ở khu vực Đông Nam Á xuất hiện những vụ dịch bệnh tay chân miệng do Enterovirus typ 71 gây nên. Khác với các chủng Coxsackie cổ điển, chủng Enterovirus typ 71 có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong. Virus này có tính chất lây lan rất mạnh và truyền trực tiếp từ người sang người. Người lành bị nhiễm virus do hít hay nuốt phải các giọt nhỏ chất tiết đường tiêu hoá, hô hấp được phát tán khi người bệnh ho, hắt hơi. Virus cũng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước hoặc tiếp xúc với phân của bệnh nhân.
Bệnh Hemophilia
Hemophilia là hiện tượng rối loạn của hệ thống đông máu. Đông máu là một quá trình mà qua đó máu thay đổi từ dịch lỏng thành trạng thái đông đặc nhằm ngăn chặn chảy máu. Có một số loại bệnh hemophilia. Tất cả các loại đều có thể gây ra chảy máu kéo dài. Nếu có chảy máu và có một vết cắt, máu sẽ bị chảy trong một thời gian dài hơn so với những người bình thường. Nếu vết cắt nhỏ thường không có nhiều vấn đề. Vấn đề cần quan tâm là chảy máu từ các vết thương lớn và chảy máu nội sâu vào trong khớp. Hemophilia là một căn bệnh suốt đời. Nhưng nếu điều trị thích hợp và biết cách chăm sóc bản thân hợp lý, hầu hết mọi người hemophilia có thể duy trì lối sống và hoạt động bình thường. Lúc đầu, vì tính di động hạn chế, một em bé với hemophilia thường sẽ không có nhiều vấn đề liên quan đến chảy máu. Nhưng khi em bé bắt đầu tham gia các hoạt động di chuyển xung quanh, rơi xuống và chạm vào mọi thứ, lúc đó vết bầm tím trên bề mặt da có thể xảy ra. Đối với các trẻ năng động, chảy máu vào mô mềm có thường xuyên hơn.
Có thể bạn thích: