Sống trên đời giống như đang chèo thuyền ngược dòng nước, chỉ có không ngơi nghỉ mới có thể tới được bến bờ. Cũng vậy, con người phải cố gắng vượt qua trở ngại và có lập trường kiên định thì mới có thể biến ước mơ thành hiện thực. Sẽ có những giai đoạn trong cuộc đời mà bạn buộc phải đối mặt với khó khăn đến mức muốn bỏ cuộc, buông xuôi ý định thực hiện mục tiêu. Tuy nhiên, từ bỏ không phải là một sự lựa chọn. Người dễ dàng từ bỏ mục tiêu thì không bao giờ làm được việc lớn. Nên nhớ rằng thành công không bao giờ đến một cách dễ dàng. Muốn nếm trái ngọt thì phải là người gieo hạt, kiên nhẫn chăm sóc cây từng ngày và bảo vệ nó trước sóng gió. TopChuan.com xin giới thiệu những câu chuyện hay về sự kiên trì, cố gắng trong cuộc sống. Hi vọng qua những câu chuyện này các bạn sẽ có được những bài học hay cho chính bản thân mình.
Chiếc rìu của người tiều phu
Trên núi có một tiều phu đốn củi kiếm sống, phải khó khăn lắm anh mới dựng được ngôi nhà gỗ nhỏ để có thể che gió che mưa.
Một ngày, anh mang củi đã đốn được đi vào trong thành đổi lấy hàng hóa, mãi tới xế chiều mới về đến nhà, thì phát hiện nhà của mình đang bị cháy.
Hàng xóm đều chạy đến giúp anh ta dập lửa, nhưng vì trời đã chạng vạng tối mà gió lại thổi rất mạnh, nên không thể dập cháy được. Mọi người đều hết cách, chỉ biết đứng 1 bên nhìn ngọn lửa thiêu đốt căn nhà gỗ.
Khi lửa đã tắt, anh tiều phu tay cầm một cây gậy, đi vào căn nhà đã cháy rụi không ngừng lục bới tìm kiếm.
Người đứng ngoài xem đều cho rằng anh ta đang tìm bảo vật gì đó, nên đều rất tò mò đứng quan sát.
Sau nửa ngày, tiều phu cuối cùng cũng hưng phấn hô lên: “Tôi tìm thấy rồi, tôi tìm thấy rồi!”.
Những người hàng xóm nghe thấy thế đều nhao nhao nhìn về trước xem rốt cuộc đó là cái gì, nhưng chỉ thấy tay anh ta đang cầm cái rìu sắt. Tiều phu tràn đầy tự tin nói: “Chỉ cần có cái rìu này, tôi có thể làm một ngôi nhà mới kiên cố vững chắc hơn”.
Bài học rút ra:
Người thành công không phải là người chưa từng bị đánh bại, mà là sau khi bị đánh bại, vẫn kiên cường, tích cực rảo bước tiến lên phía trước.
GIEO GIỐNG!
Hạt đậu xanh nảy mầm chỉ sau một đêm ủ với bông ẩm, hạt ớt cần khoảng 48h, đu đủ cần 15 – 20 ngày, hạt táo cần đến 3 tháng và phải ngâm hạt trong nước ấm trước khi gieo. Cây nào có thời gian nảy mầm của cây đó, không cưỡng ép được. Miễn là môi trường thuận lợi, nước nôi đầy đủ.
Trong công việc và cuộc sống cũng vậy. sẽ có những lúc chúng ta gieo hoài, gieo hoài mà sao không thấy kết quả. Chúng ta bắt đầu nhìn qua bên cạnh thì thấy bạn bè, đồng nghiệp phát lộc và nảy sinh rất nhiều hoa trái. Tự nhiên chúng ta hoài nghi chính bản thân mình, hoài nghi môi trường không phù hợp, hoài nghi tất cả và mất dần sự tự tin ban đầu. Điều này hoàn toàn bình thường. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta thất bại.
Bài học rút ra:
Chúng ta chỉ đang gieo những hạt giống khác với những người xung quanh mà thôi. Chỉ cần tiếp tục kiên trì, tiếp tục chăm bón đúng cách thì chắc chắn bạn sẽ gặt được thành quả. Đừng bỏ cuộc. Công việc cũng vậy, ái tình cũng vậy.
Cuộn băng gạc thứ 12
Tại một bệnh viện nổi tiếng ở Mỹ, một vị bác sĩ ngoại khoa có thâm niên sắp thực hiện một ca phẫu thuật giải phẫu phần bụng cho bệnh nhân. Khi đó một ý tá mới đến đã giúp ông chuẩn bị dụng cụ giải phẫu.
Khi phẫu thuật xong đến lúc cần phải khâu vết thương, cô y tá trẻ này lại dám yêu cầu bác sĩ ngừng khâu lại.
Tất cả y tá đều rất ngạc nghiên, ông ấy là bác sĩ nổi tiếng làm sao có thể sai sót được? Một ý tá nhỏ bé sao lại dám nói như vậy với ông ấy trước mặt mọi người?
Trước đó cô y tá đã tuân theo trình tự kiểm tra toàn bộ thiết bị và vật dụng y tế xem có còn nguyên vẹn hay không, cô nói với bác sĩ: “Tôi đã chuẩn bị 12 cuộn băng gạc, bây giờ chỉ có 11 cuộn, vẫn còn một một cuộn chưa lấy ra, phải tìm ra cuộn đó”.
Không ngờ bác sĩ lại quả quyết tuyên bố: “Không, tôi đã lấy toàn bộ ra rồi”.
Cô y tá trẻ vẫn kiên trì: “Không, chúng ta đã dùng 12 cuộn băng gạc”.
Bác sĩ chầm chầm nói: “Tôi sẽ gánh chịu toàn bộ, cô khâu vết thương lại đi”.
“Không, không, không được là không được!”, cô y tá trẻ nhất quyết không chịu làm.
Lúc đó bác sĩ ngẩng đầu lên, lấy ra cuộn băng gạc thứ 12 mà ông cố lén giấu đi, rồi cười nói: “Với sự kiên trì này, cô ở nơi đâu cũng có thể thành công”.
Bài học rút ra:
Nhiều người hiện đại chỉ muốn làm việc qua loa đại khái cho xong. Nhưng nghiêm túc trong công việc, kiên trì đến cùng cũng là một loại mỹ đức. Phải chăng chúng ta đang khiếm khuyết nó? Nếu bạn là cô ý tá trẻ kia, bạn cũng sẽ làm như vậy hay lựa chọn quay mặt làm ngơ?
Trụ Vương đào hầm
hời Trụ Vương, hôn quân nắm quyền, rất nhiều hiền tài chết oan trong ngục. Ngày nọ, có thêm hai người vào ngục lao. Họ là hai cha con, nghe nói là thủ hạ của Chu Vũ Vương.
Như nhiều người khác, con trai vừa vào ngục đã hoàn toàn tuyệt vọng. Vào đây thì chỉ có một con đường chết. Xưa nay, chưa có một phạm nhân nào có thể sống mà ra ngoài. Người cha an ủi con trai, nhất định sẽ nghĩ ra cách, nhất định sẽ có hy vọng.
Phát hiện lớn này khiến người cha vô cùng ngạc nhiên và vui mừng. Ông càng phấn khởi hơn khi phát hiện tiếng nước chảy ở ngay căn phòng lao này của họ. Vậy cũng đồng nghĩa là nếu cứ từ trên tường đục lỗ ra bên ngoài thì sẽ có cơ hội thoát ra khỏi ngục lao bằng đường hầm.
Mới đầu người con không đồng ý nhưng sau khi được bố thuyết phục hai cha con đã quyết định làm. Vậy là hai cha con lợi dụng thời gian sinh hoạt cá nhân để tìm dụng cụ đào đất, đục lỗ. Họ tìm được những viên đá, cây gỗ sắc bén, thậm chí còn tìm được nửa cây mâu. Nửa cây mâu này đã tăng thêm sự tự tin và sự dũng cảm cho họ. Người cha nói dối là có thói quen vẽ tranh, mượn bút và giấy từ tay lính canh ngục, vẽ một bức tranh dùng để che miệng hầm.
Tối đến, họ bắt đầu hành động bí mật. Đây là một nhiệm vụ đầy khó khăn, nguy hiểm. Hai người luân phiên canh gác, một người trong số đó che chở. Khi một người đang đục lỗ, người còn lại sẽ cố ý phát ra tiếng ngáy rất lớn. Cứ như vậy, 1 năm qua rồi lại một năm, có nhiều lúc, người con sắp kiên trì không nổi nữa nhưng người cha vẫn luôn hết sức tự tin mà động viên cậu, miêu tả với cậu cuộc sống ngoài kia tươi đẹp thế nào.
Mười năm sau, cuối cùng thì hai cha con cũng đục được một đường hầm. Vào một đêm trăng cao gió mát nọ, họ thành công chạy trốn khỏi ngục tù. Vũ Vương long trọng tiếp đãi hai người. Một năm sau, Vũ Vương phạt Trụ, hai cha con lập được chiến công.
Bài học rút ra:
Kiên trì suốt mười năm vẫn như một ngày, điều này không phải ai cũng có thể làm được. Trên đời không có việc gì khó, chỉ cần chịu cố gắng, hai cha con ngoan cường ấy chính là sự diễn giải tốt nhất.
Con ngựa chờ làm nghiệp lớn
Có một con thiên lý mã trẻ tuổi, đang đợi Bá Nhạc đến phát hiện ra nó.
– Thương gia đến, nói: “Bạn sẵn lòng đi theo tôi không?”
Ngựa lắc đầu nói: :”Tôi là thiên lý mã, sao có thể đi theo thương gia vận chuyển hàng hóa được?”
– Binh lính đến, nói: “Bạn có muốn đi theo tôi không?”
Ngựa lắc đầu nói: “Tôi là thiên lý mã, một binh sĩ bình thường sao có thể phát huy hết khả năng của tôi?”
– Thợ săn đến, nói: “Bạn sẵn sàng đi theo tôi không?”
Ngựa lắc đầu nói: “Tôi là thiên lý mã, sao có thể đi theo hầu thợ săn?”
Ngày qua ngày, năm qua năm, con ngựa vẫn chưa tìm được cơ hội lý tưởng cho mình.
Rồi một ngày, khâm sai đại thần phụng mệnh đến nhân gian tìm kiếm thiên lỹ mã. Thiên lý mã gặp được khâm sai đại thần, nói: “Tôi chính là thiên lý mã mà ông muốn tìm.”
Khâm sai hỏi: “Bạn có tiếp nối đường đi trên đất nước chúng ta không?”, Ngựa lắc đầu.
“Bạn đã từng ra trận, có kinh nghiệm tác chiến chưa?”, Ngựa lắc đầu
Khâm sai lại hỏi: “Tôi có thể dùng bạn vào việc gì?”
Ngựa trả lời: “Tôi có thể 1 ngày đi được một nghìn dặm, một đêm đi được 800 dặm”
Khâm sai đại thần cho ngựa chạy thử một đoạn đường. Ngựa cố gắng hết sức chạy tiến lên phía trước, nhưng chỉ được vài bước nó đã thở hồng hộc, mồ hôi chảy đầm đìa.
“Bạn già rồi, không dùng được!”, nói xong khâm sai liền bỏ đi.
Bạn thân mến, hôm nay những nỗ lực dường như bình thường của bạn đều là tích lũy cho tương lai. Mỗi một lần kinh nghiệm, một lần không vui, bị từ chối đều đặt nền móng cho thành công sau này. Không phải chờ đến lúc già, không chạy nổi nữa mới hối hận.
Bằng cấp không có nghĩa là có năng lực, văn bằng không có nghĩa là có văn hóa, quá khứ huy hoàng chỉ là lịch sử để nhớ lại. Vì vậy, ngày hôm qua như thế nào không quan trọng, quan trọng là hôm nay ra sao, ngày mai sẽ thế nào!
Bài học rút ra:
Trong cuộc sống chúng ta có thể gặp nhiều khó khăn, gian khổ nhưng chỉ cần nỗ lực, kiên trì vượt qua thì nhất định sẽ có một tương lai tốt đẹp!
Thành công không phải là một đường thẳng mà nó là một hành trình gập ghềnh, gian nan. Nhưng nếu bạn luôn xác định rõ mục tiêu, hiểu kỹ những thế mạnh và nguồn lực của mình bạn sẽ tìm được con đường ngắn nhất để đi tới đó.
Câu chuyện chiếc đồng hồ mất tích
Một ngày nọ, một người nông dân bị mất một chiếc đồng hồ. Ông nhớ ra, ông chỉ đi loanh quanh kho thóc và ông đã tìm kiếm nhưng không hề thấy.
Đây không chỉ là một chiếc đồng hồ để xem giờ mà đây là món quà mà người vợ quá cố đã dành tặng ông, nên có ảnh hưởng rất nhiều về giá trị tình cảm.
Sau 1 thời gian dài ông đi tìm nhưng không thấy, người nông dân đã nhờ đến sự trợ giúp của những cậu bé cô bé đang chơi ở bên ngoài. Ông hứa với bọn chúng sẽ thưởng cho ai tìm được chiếc đồng hồ.
Khi nghe thấy được thưởng thì những đứa trẻ nhanh chóng chạy tìm đồng hồ xung quanh kho thóc, có đứa tìm cả bên ngoài. Nhưng không có đứa trẻ nào tìm thấy được, nên ông đã đề nghị không tìm kiếm nữa và quyết định từ bỏ.
Tuy nhiên, có một bé trai chạy đến và xin ông thêm cơ hội để tìm lần nữa. Người nông dân nhìn đứa trẻ khá chân thành nên ông đã đồng ý cho đứa bé tìm lại lần nữa. Một lúc sau, đứa bé đã chạy ra và cầm trên tay chiếc đồng hồ mất tích của ông.
Người nông dân rất vui mừng và hạnh phúc, nhưng bên cạnh đó cũng khá là băn khoăn không hiểu vì sao cậu bé lại tìm thấy và không từ bỏ, khi những đứa trẻ khác đã từ bỏ vì không tìm thấy.
Và câu trả lời của cậu bé đã khiến người nông dân nhận ra được nhiều điều. Cậu bé trả lời: “Cháu đã không làm gì cả, chỉ ngồi im để bắt đầu lắng nghe. Trong thời gian im lặng đó, cháu đã nghe thấy tiếng kim giờ, kim phút, kim giây chạy. Từ đó cháu lần theo tiếng đồng hồ và đã tìm ra nó.”
Bài học rút ra:
Qua câu chuyện trên thì nhiều người nghĩ đó chỉ là một câu chuyện hết sức bình thường, nhưng thật ra nó mang một ý nghĩa hết sức thâm thúy. “Với một sự tĩnh lặng ngay bên trong tâm hồn sẽ hoàn toàn chiến thắng được sự hoạt động của não bộ. Hãy luôn để tâm trí của bạn có 1 thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hàng ngày.”
Ngoài ra câu chuyện còn mang ý nghĩa không bao giờ bỏ cuộc trước mọi khó khăn dù là dễ hay khó, giúp chúng ta rèn luyện được tính kiên nhẫn, nhẫn nại và kiên trì sẽ giúp bạn luôn thành công trong mọi việc.
Câu chuyện của nhà thơ lớn đời Đường – Lý Bạch
Nhà thơ lớn đời Đường – Lý Bạch lúc nhỏ đọc sách không chăm chỉ, thường trốn học. Một lần, ông không kiên trì nổi trên lớp học, bèn chạy đến vùng ngoại thành vui chơi. Ông đến một bờ suối, gặp được một bà lão tóc trắng nhoang nhoáng mài sắt.
Ông đứng đó thật lâu, mắt không chuyển động nhìn bà lão cứ mài sắt không ngừng, cảm thấy kỳ lạ hỏi: “Bà lão, bà mài cái này để làm gì?” Bà lão mỉm cười: “Làm kim khâu”. “Vậy sao có thể thành công?”. “Thành công chứ, nhất định có thể thành công, chỉ cần thời gian thôi”. “Ồ!”, Lý Bạch trầm trồ.
Câu trả lời tự tin của bà lão lay động ông mạnh mẽ! Thế là ông vội vàng xoay người trở về học đường. Từ lúc ấy hăng hái học tập, cuối cùng đạt được thành tựu lớn.
Bài học rút ra:
Đây chính là nguồn gốc của “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Câu chuyện này trăm ngàn năm nay vẫn khuyến khích chúng ta từng bước một đi đến thành công. Rất nhiều lúc, chúng ta không phải không thể thành công, mà là cách thành công chỉ còn một bước, nhưng chính là vì bước này chúng ta không kiên trì đến cùng nên mới thất bại.
Có thể bạn thích: