Mỗi công trình kiến trúc đều mang trong mình những yếu tố thẩm mỹ nhất định và hơn thế nữa nó còn mang những giá trị lịch sử to lớn của quốc gia, của dân tộc, của vùng đất mà nó được xây dựng. Tại thủ đô Hà Nội cũng có những công trình kiến trúc tiêu biểu không chỉ là tiêu biểu của Hà Nội mà có những công trình 1 thời được xem là tiêu biểu của đất nước.
Nhà thờ lớn Hà Nội
Tọa lạc tại số 40 phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm. Đây là nhà thờ đẹp nhất trong số những nhà thờ có mặt tại thủ đô Hà Nội và cũng là Nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo phận Hà Nội, là 1 trong những trung tâm của các hoạt động Công giáo tại Hà Nội và các vùng phụ cận. Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu. Hiện nay, đây không chỉ là biểu tượng của tôn giáo mà đây còn là 1 điều vui chơi, giao lưu công cộng của người dân thủ đô, đặc biệt có rất nhiều đôi uyên ương đã lựa chọn nơi đây làm nơi lưu giữ những tấm hình ảnh cưới của mình.
Chùa Một Cột
Chùa Một Cột tọa lạc trên con phố cùng tên thuộc phường Đội Cấn, quận Ba Đình. Chùa còn có tên chữ là chùa Diên Hựu nghĩa là phúc lành dài lâu. Chùa được xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tổ (1049), trải qua những thăng trầm của lịch sử ngôi chùa còn đến ngày nay là được xây dựng năm 1955, hiện nay chùa Một Cột được công nhận là ngôi chùa có kiến trúc độc nhất ở Châu Á.
Nhà hát lớn Hà Nội
Nhà hát lớn tọa lạc tại bậc nhất phố Tràng Tiền, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, đây là công trình nằm trên quảng trường Cách Mạng Tháng Tám được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1901 – 1911 theo phong cách kiến trúc phục hưng. Đây là một công trình có giá trị lịch sử và kiến trúc rất quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân thủ đô. Hiện nay, đây vẫn là nơi tổ chức các chương trình nghệ thuật lớn của các đoàn nghệ thuật, của các nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước.
Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên đường Thanh Niên, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình. Chùa còn có tên gọi khác là chùa Khai Quốc được xây dựng dưới thời vua Lý Nam Đế (544 – 548), đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Chùa tọa lạc trên một đảo nhỏ nằm ở phía Đông Bắc Hồ Tây. Đây từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.
Cột cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội hay còn gọi Kỳ đài Hà Nội là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812). Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột, được coi là 1 trong những biểu tượng của thành phố. Cột cờ đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc trải qua bao thế kỷ. Khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công mang lại nền Dân Chủ – Cộng Hoà Việt Nam, lần đầu tiên, trên cột cờ lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới giữa trời. Hiện nay, cột cờ Hà Nội nằm trên đường Lê Hồng Phong, phường Điện Biên, quận Ba Đình.
Cầu Long Biên
Cầu Long Biên là cây cầu thép bước đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm (phường Phúc Tân) và Long Biên (phường Long Biên) của Hà Nội, cây cầu do người Pháp xây dựng từ năm 1899 – 1902. Hiện nay cầu dành cho đường sắt 1-1 chạy ở giữa, 2 bên là hai làn đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ. Điều đặc biệt là luồng giao thông theo hướng đi xuôi của cầu nằm bên tay trái chứ không phải là bên phải như những cây cầu khác.
2017-01-08 11:08:00
Tọa lạc tại số 40 phố Nhà Chung, đây là nhà thờ đẹp nhất trong số những nhà thờ có mặt tại thủ đô Hà Nội và cũng là Nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo phận Hà Nội, là 1 trong những trung tâm của các hoạt động Công giáo tại Hà Nội và các vùng phụ cận. Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu. Hiện nay, đây không chỉ là biểu tượng của tôn giáo mà đây còn là 1 điều vui chơi, giao lưu công cộng của người dan thủ đô, đặc biệt có rất nhiều đôi uyên ương đã lựa chọn nơi đây làm nơi lưu giữ những tấm hình ảnh cưới của mình.
Có thể bạn thích: