Ngày nay, việc các bậc phụ huynh cho trẻ sử dụng thuốc không kê đơn hoặc tự ý sử dụng thuốc theo kinh nghiệm kinh nghiệm của bản thân đang trở nên ngày càng phổ biến gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho trẻ. Sau đây, hãy cùng TopChuan.com tìm hiểu những loại thuốc không nên cho trẻ 2-4 tuổi sử dụng.
Các loại thuốc không kê đơn trị ho và cảm
Nhiều nghiên cứu cho thấy các loại thuốc này không thật sự làm dịu triệu chứng ở trẻ độ tuổi này nhưng lại có thể gây nguy hiểm, nhất là khi trẻ nhầm lẫn uống quá liều lượng được khuyến cáo. Ngoài các tác dụng phụ như buồn ngủ hoặc mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, nổi mẩn hoặc phát ban, trẻ còn có thể gặp những ảnh hưởng nghiêm trọng khác như nhịp tim nhanh, co giật và thậm chí tử vong.
Triệu chứng ho ở trẻ có nhiều lúc không phải do bệnh mà là cơ chế giúp tống vi trùng, virus, chất nhầy ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi. Khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói thì cha mẹ chỉ cần chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước, ăn trái cây tươi, ăn cháo hoặc soup và theo dõi nhiệt độ cơ thể của con. Cha mẹ không nên tùy tiện cho con uống thuốc trị ho và cảm vì thuốc này có thể gây hại cho trẻ em.
Aspirin
Từ lâu, aspirin thường được dùng để giảm đau và sốt, ngoài ra nó còn có tác dụng chống viêm, làm loãng máu, aspirin có nhiều tác dụng nhưng nó lại có nhiều tác dụng không mong muốn đối với con người đặc biệt là trẻ em. Tại nhiều nước châu Âu, đặc biệt là ở Anh, kể từ năm 1986 đã cấm sử dụng aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi vì nguy cơ gây hội chứng Reye. Nghiên cứu cho thấy aspirin có mối liên hệ đến hội chứng Reye, một bệnh lý não và gan hiếm gặp, chủ yếu ở trẻ em với đặc điểm là tình trạng phù não và suy gan nhiễm mỡ tiến triển nhanh chóng, tỷ lệ tử vong cao từ 30 – 50%. Bệnh bắt đầu với triệu chứng thở nhanh và lượng đường trong máu thấp, sau đó là nôn dữ dội, thậm chí có thể khiến trẻ bị co giật hoặc hôn mê. Nếu không được cứu chữa kịp thời, trẻ sẽ tử vong sau vài giờ.
Nếu không phải do bác sĩ nhi khoa kê đơn cho trẻ, bạn đừng bao giờ cho trẻ uống aspirin hay bất kỳ dược phẩm nào có chứa aspirin.
Thuốc tăng trưởng chiều cao
Tuổi dậy thì là thời kỳ phát triển quan trọng của con người cho nên nhiều bố mẹ đã cho con mình sử dụng thuốc tăng trưởng phát triển chiều cao mà không biết rằng nó là con dao hai lưỡi nếu như không được dùng đúng cách và có sự hướng dẫn của bác sĩ. Chiều cao phụ thuộc vào gen, dinh dưỡng và tập luyện chứ thuốc không đóng vai trò quyết định.
Việc sử dụng thuốc tăng chiều cao trong độ tuổi dậy thì, khi cơ thể đang phát triển với tốc độ chóng mặt sẽ rất nguy hại. Bởi trong thời gian này, cơ thể thường phát triển nhanh, hệ mạch máu mới được sinh ra nhiều, nếu dùng thuốc tăng trưởng chiều cao thì sẽ hạn chế sự tăng sinh tân mạch này, vì thế sẽ rối loạn chuyển hóa, hạn chế sự tăng trưởng của cơ thể. Chưa kể tới một số người đang mắc bệnh đái tháo đường, đang sử dụng thuốc chống đông hay người có cơ địa dị ứng… khi dùng thuốc này sẽ nảy sinh thêm nhiều bệnh lý không mong muốn khác.
Thuốc được kê đơn cho trẻ khác hay chứng bệnh khác
Rất nhiều bà mẹ trong lúc bối rối vì con ốm đã dễ dàng nghe theo lời khuyên của bạn bè, dùng lại đơn thuốc trước đó của con bạn nếu 2 đứa trẻ có một số triệu chứng na ná nhau. Điều này chẳng những không mang lại hiệu quả điều trị mà còn có thể gây nguy hiểm. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ dùng thuốc theo đơn mà bác sĩ chỉ định cho chính con bạn.
Ngoài ra cũng có rất nhiều bà mẹ giữ lại đơn thuốc vì thấy đơn thuốc có hiệu quả mà dùng lại cho lần sau điều này là không nên, vì chưa chắc lần sau con bạn sẽ bị bệnh với mức độ tương tự lần trước mặc dù hai lần có cùng biểu hiện.
Dư lượng paracetamol
Paracetamol (còn được gọi là acetaminophen) là thuốc giảm đau hạ sốt được cho là khá an toàn. Nó được chọn thay thế aspirin dùng hạ sốt cho trẻ (trẻ bị sốt có thể do nhiễm siêu vi, dùng aspirin bị hội chứng Reye rất nguy hiểm, vì vậy trẻ dưới 12 tuổi không nên dùng aspirin). Tuy nhiên, khi dùng paracetamol phải luôn lưu ý đến độc tính của nó đối với gan làm gan nhiễm độc thường gọi là bị hoại tử.
Paracetamol cũng như nhiều loại thuốc khác, hấp thụ vào máu vừa cho tác dụng điều trị là giảm đau hạ sốt, vừa được gan chuyển hóa để thải trừ ra khỏi cơ thể. Gan chuyển hóa paracetamol thành nhiều chất khác nhau không còn hoạt tính để sau cùng thành chất dễ tan trong nước tiểu để được loại ra. Một trong những chất chuyển hóa của paracetamol có tên N-acetyl benzoquinonimin là chất rất độc, gan phải dùng chất sinh học do nó tạo ra có tên là glutathion để chuyển hóa tiếp chất độc thành chất cuối cùng không độc và được đào thải ra ngoài. Tuy nhiên đối các trường hợp bệnh lý về gan, gan không đủ glutathion để chuyển hóa thuốc làm N-acetyl benzoquinonimin tích tụ gây hoại tử tế bào gan.
Trẻ em thường bị ngộ độc paracetamol do các bậc phụ huynh cho trẻ dùng nhiều thuốc có tên biệt dược khác nhau nhưng thực chất đều có thành phần là paracetamol gây nên quá liều hoặc chức năng gan của trẻ bị suy yếu. Vì vậy mà phụ huynh không nên cho con mình tùy tiện dùng thuốc chưa rõ thành phần và không có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc hết hạn sử dụng
Đa số các sản phẩm thuốc khi hết hạn sẽ không còn nguyên hiệu lực, thậm chí không còn hiệu lực như ban đầu. Nghĩa là, thuốc sẽ không có đủ khả năng ngăn cản, điều trị những chứng bệnh mà chúng vốn có khả năng dập tắt khi còn ở hạn sử dụng. Điều đáng lo ngại là thuốc quá hạn có thể chứa độc tính mà không còn tác dụng điều trị. Bởi vì hoạt chất có trong thuốc theo thời gian sẽ biến thành dạng hợp chất mới khác xa với hợp chất ban đầu do tác dụng của thuốc chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định, từ đó sinh ra những chất mới có độc tính cao. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên hạn chế tối đa và nói không với việc dùng thuốc đã quá hạn sử dụng. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên hạn chế tối đa và nói không với việc dùng thuốc đã quá hạn sử dụng. Vì vậy hạn chế tối đa và nói không với việc sử dụng thuốc quá hạn.
Ngoài ra cần lưu ý đến việc bảo quản thuốc. Có nhiều trường hợp thuốc còn hạn sử dụng nhưng do bảo quản sai cách mà tác dụng thuốc bị giảm hoặc mất hết tác dụng.
Thuốc chống ói
Ói là triệu chứng thường gặp ở trẻ con và làm cho các bậc cha mẹ rất lo lắng khi con mình có dấu hiệu này. Thông thường, các bậc cha mẹ thường đưa con của mình đến bệnh viện khám bệnh nhưng một số người vì những lý do khác nhau thường ra tiệm thuốc tây tự mua thuốc. Điều này rất nguy hiểm vì những người bán thuốc không phải là bác sĩ và khó định được liều lượng chính xác, đặc biệt là thuốc chống ói chỉ cần quá liều 1 ít có thể gây tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm.Trẻ em uống thuốc ói quá liều sẽ có triệu chứng như: ngộ độc heroin, gây co giật. Nếu như phụ huynh “trót” cho con mình uống thuốc chống ói quá liều mà xuất hiện các triệu chứng trên phải đưa nhanh trẻ đến bệnh viện để cấp cứu nếu không sẽ có nguy cơ gây tử vong.
Chính vì những tác hại nguy hiểm của thuốc chống ói nên khi trẻ bị ói các bậc phụ huynh không tự ý cho trẻ dùng thuốc mà không có sự kê đơn của bác sĩ.
Có thể bạn thích: