Có một lưu ý nhỏ cho các mẹ đó là trẻ nhỏ có hiện tượng ra mồ hôi trộm khi ngủ mà các mẹ không để ý, không kịp thời lau cho bé, mồ hôi ra quá nhiều và liên tục sẽ khiến cơ thể trẻ mất đi 1 lạng nước và muối, lỗ chân mở rộng, sức đề kháng kém, làm trẻ dễ bị cảm lạnh, ho, viêm họng, viêm phổi…Vì vậy, TopChuan.com chia sẻ những món ăn sau không những mang lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể cải thiện đáng kể tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ.
Cháo trai
Theo như đông y thì thịt của con trai có vị ngọt, tính hàn, bổ music nhiệt và giải độc cơ thể. Đặc biệt thường được dùng cho trẻ hay bị ra mồ hôi trộm nhiều. Hơn nữa, trong thịt trai có rất nhiều khoáng chất như kẽm có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Khi cơ thể bị thiếu kẽm rất dễ bị mắc bệnh, bệnh lâu khỏi, suy nhược rối loạn thần kinh có thể sẽ khiến trẻ chậm lớn.
Nguyên liệu: Trai đồng loại vừa, lá dâu non, gạo nếp, gạo tẻ.
Cách nấu: Pha nước muối loãng ngâm trai rồi rửa sạch sau đó cho trai vào nồi luộc cho trai mở miệng. Lấy thịt trai rửa sạch rồi thái nhỏ ướp gia vị sau đó phi hành thơm lên. Cho trai chín nhừ, đổ nước rồi cho gạo nếp gạo tẻ vào nồi nấu.Khi cháo chín thêm lá dâu non đã thái nhỏ như sợi miến vào.
Cách dùng: Cho trẻ ăn cháo trai 2 lần/ngày, ăn liền khoảng 3-5 ngày để cải thiện tình trạng ra mồ hôi bạn nhé.
Cháo nếp cẩm
Cháo nếp cẩm là món ăn thanh đạm có tác dụng giải nhiệt giúp trị mồ hôi trộm cho trẻ và thích hợp với những trẻ lần đầu ăn dặm.
Nguyên liệu: bột nếp cẩm còn nguyên cám đã xay sẵn.
Cách nấu: Hòa bột nếp cẩm xay với cháo hoặc bột ăn dặm của bé. Mỗi bữa bạn cho khoảng 50% thìa bột nếp cẩm vào bữa tối bột của bé. Nếu bé đã lớn có thể nấu nếp cẩm thành cháo hoặc thành xôi cho bé ăn. Ngoài ra nếp cẩm có thể đổi vị như ăn kèm sữa chua, muối mè, đậu xanh cho bé đỡ ngán.
Cách dùng: Ăn liên tục 3 – 5 ngày để cải thiện mồ hôi trộm ở trẻ.
Cháo cá quả
Cá quả vừa là thức ăn vừa là thuốc để chữa bệnh. Theo y học cổ truyền thì cá quả có vị ngọt, tính bình, không độc đặc biệt dùng để bổ khí huyết và giải nhiệt. Do đó, khi trẻ bị đổ nhiều mồ hôi trộm bạn hãy cho trẻ ăn cá quả có thể cải thiện được khá tốt.
Nguyên liệu: cá quả, hành, ngò, gạo.
Cách nấu: Cá quả rửa sạch, đem luộc hoặc hấp chín, gỡ lấy thịt. Phi thơm phần thịt với hành rồi nêm mắm muối cho vừa miệng. Sau đó nấu một nồi cháo trắng đến khi cháo chín thì cho phần thịt cá quả vào, quấy đều cho thấm, thêm chút ngò vào cho thơm và cho trẻ ăn nóng.
Cách dùng: Ăn ngày một lần lúc đói và ăn liền 3 đến 5 ngày để cải thiện mồ hôi trộm.
Canh lươn
Trong thịt lươn có nhiều thành phần dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều chất đạm, chất béo tổng cộng và calo. Ngoài ra, thịt lươn còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, B1, B6, sắt, natri, kali, canxi rất tốt cho sức khỏe. Theo Đông y thì thịt lươn có tác dụng thanh nhiệt, bồi bổ khí huyết, trừ được phong thấp, có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, mồ hôi trộm, chảy máu cam, kiết lỵ, đau nhức xương sống, phong thấp, trĩ nội.
Nguyên liệu: Lươn.
Cách nấu: Dùng nước ấm rửa lươn cho hết nhớt sau đó mổ bụng bỏ nội tạng, thái nhỏ và cho lên chảo rán với chút dầu ăn hoặc mỡ cho vàng thẫm, thêm chút nước vào nấu thành canh cho bé ăn.
Cách dùng: Ngày ăn 1 lần. Ăn liên tục trong 3 ngày để chữa mồ hôi trộm do âm hư.
Nước đậu đen
Theo Đông y thì đậu đen là loại có tính bình, ngọt và có tác dụng lợi tiểu, điều hòa khí huyết, thanh nhiệt và làm sáng mắt. Đặc biệt theo người xưa thì uống nước đậu đen nhiều để thanh nhiệt, giải độc và bổ thận. Bên cạnh đó, y học hiện nay cũng đã chứng minh rằng trong đậu đen có chứa nhiều vitamin A, B, C, PP, protid, glucid, lipid, muối khoáng cùng với các hàm lượng axit amin cần thiết cho cơ thể. Đậu đen có rất nhiều công dụng như giúp thanh lọc cơ thể, chữa suy nhược, chữa nhức xương, chữa tiểu dắt, táo bón, mồ hôi trộm, chữa đau đầu, mất ngủ.
Nguyên liệu: Đậu đen, long nhãn, quả táo tàu.
Cách làm. Bạn cho 50g đậu đen vào nồi rang chín rồi thêm 300ml mước ninh nhừ với 15g long nhãn vối 5 quả táo tàu. Sau đó đun nhỏ lửa đến khi còn hơn 1 bát nước thì đổ nước ra bát uống.
Cách dùng: Bạn cho bé uống 4 lần/ngày, uống liên tục 3 ngày sẽ cải thiện được tình trạng ra mồ hôi trộm.
Cháo đậu xanh
Theo Tây y thì đậu xanh có chứa nhiều chất kháng viêm, nhiều vitamin B phức hợp và có các hoạt chất thuộc nhóm flavonoid. Đậu xanh có tác dụng giúp tim khỏe mạnh, giảm nguy cơ ung thư vú và viêm tuyến tiền liệt đặc biệt ngăn ngừa ung thư dạ dày và giúp tăng cường hệ miễn dịch. Còn theo như Đông y thì đậu xanh có tác dụng bổ nguyên khí giúp cơ thể thanh nhiệt giải độc, bớt sưng phù, chữa lở loét, điều hòa ngũ tạng, làm sáng mắt và trị được nhiều bệnh.
Nguyên liệu: Đậu xanh, gạo nếp, lá dâu phơi khô.
Cách làm: Cho đậu xanh và gạo nếp vào nồi sao vàng sau đó nghiền nát thành bột. Cho 10g lá dâu khô vào ấm đun với 250ml nước sau đó chắt lấy nước. Trộn bột gạo, bột đậu xanh và đường vào nước lá dâu khô. Bạn đun sôi lại và cho trẻ ăn ngày 2 lần lúc bé đói.
Cách dùng: Cho bé ăn liên tục trong 7 ngày sẽ giúp hạn chế đổ mồ hôi trộm ở trẻ.
Canh trai lá hẹ
Theo Đông y thì thịt trai có vị ngọt, tính hàn bổ âm và thanh nhiệt giải độc. Thường dùng cho trẻ đổ mồ hôi trộm và chậm lớn. Bên cạnh đó, cây hẹ có chứa các hợp chất sunfua, saponin, hoạt chất odorin, giàu vitamin và các tác dụng kháng khuẩn tốt. Cây hẹ được coi là vị cứu tinh trị cảm và sốt cao, đặc biệt lá hẹ trị hen suyễn, trị đau họng trị táo bón, trị đái dầm, tiểu đêm, trị chứng ra mồ hôi trộm, chữa chảy máu cam.
Nguyên liệu: Trai đồng, lá hẹ, bột gia vị.
Cách nấu: Trai rửa sạch đem hấp cách thủy, chắt lấy nước trong của con trai tiết ra. Sau đó ruột trai đem làm sạch thái nhỏ rồi ướp gia vị và xào chín còn lại rau hẹ rửa sạch thái vừa miếng. Đổ thêm nước sôi vào nước trai vừa đủ, đun sôi sau đó thả rau hẹ, thịt trai vào, canh sôi lại là được.
Cách dùng: Ăn ngày 1 lần, cho bé ăn liền 5 ngày.
Có thể bạn thích: