Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ Quốc, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa bởi sự đa dạng hòa quyện nhiều dân tộc anh em như: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay… Chính đặc điểm này đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú, giàu bản sắc của nền văn hoá các dân tộc Xứ Lạng. Ngoài được biết đến với những chiến công hiển hách của cha ông ta trong các màn đánh tại Ải Chi Lăng, Quỷ Môn Quan, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Nhất – Nhị – Tam Thanh hay Nàng Tô Thị, phố Kỳ Lừa, Lạng Sơn còn nổi tiếng bởi nhiều món ăn ngon lạ do đặc điểm giao thương buôn bán với người Trung Hoa. Con người Xứ Lạng cũng rất thân thiện dễ gần nhưng đồng thời cũng là những người sành ăn uống. Bởi vậy những món ăn vặt ăn chơi ở nơi đây cũng có nhiều nét độc đáo mà không phải đâu cũng có. Hãy cùng tìm hiểu về văn hóa ẩm thực ăn uống nhà hàng ăn vặt tại Xứ Lạng nha các bạn!
Coóng Phù
Coóng phù là món ăn chơi dân dã của người xứ Lạng mà xuất phát điểm của nó có thể là cảm hứng từ món bánh trôi tàu của người Trung Hoa, được đưa về bởi một người dân tộc. Bởi lẽ đó tên gọi của món ăn này cũng có hơi hướng của ngời tộc Tày, Nùng.
Coóng phù được nhào nặn từ gạo nếp vo sạch, xay thành bột nước, nặn thành từng viên. Trước người ta chỉ làm mỗi loại Coóng phù cơ bản màu trắng, giờ đây còn có thêm gấc chín, quả dành dành nên bát Coóng phù thêm đẹp và ngon miệng hơn.
Coóng phù có thể có nhân bằng đỗ xanh xào đường hoặc làm bằng lạc rang hay mè đen giã nhỏ, hoặc chay. Bánh Coóng phù nặn xong được nấu với nước đường đỏ có thêm chút gừng nên rất thơm. Nay ở Lạng Sơn còn có thêm món ăn chơi cảm hứng từ Coóng phù là phóng dăm (loại bánh tương tự Coóng phù nhưng nhân mặn và chan nước canh thay vì nước đường) .
Bánh được thả vào nồi nước đường sủi tăm nghi ngút khói, ngào ngạt hương thơm của nếp, gừng. Khi nào bánh nổi lên là chín. Múc bánh vào bát chan nước đường, cho thêm dừa nạo nhỏ, và lạc rang cùng với dầu chuối cho thơm (Nhiều người không thích mùi dầu chuối do đó thường các quán Coóng phù sẽ không cho mà khi nào khách yêu cầu mới cho vào).
Chính vì món Coóng phù ăn nóng nên xưa kia thường bán nhiều vào mùa đông. Còn ngày nay do nhu cầu thưởng thức của người dân, đặc biệt giới trẻ và các du khách khi đến Lạng Sơn, món ăn này được làm quanh năm.
Buổi tối dạo chơi trên chợ Kỳ Lừa bạn có thể dễ dàng bắt gặp những hàng Coóng phù nho nhỏ ở một góc nào đó. Khách của quán đương nhiên phần lớn là thanh niên đi chơi chợ, đôi khi cũng có cả những thành phần trung tuổi thèm vị bánh mà đến ăn. Giá một bát Coóng phù khá rẻ dao động từ 10 – 20 nghìn đồng.
Các địa điểm bạn có thể đến thưởng thức món ăn dân dã này:
- Quán Chợ Đêm Kỳ Lừa, Tp. Lạng Sơn, Lạng Sơn. Mở cửa từ 16 giờ – 22 giờ. Giá dao động 25.000đ – 50.000đ/ bát
- Quán Cô Hằng Béo. 62B Minh Khai, P. Hoàng Văn Thụ, Tp. Lạng Sơn , Lạng Sơn. Mở cửa từ 14 giờ – 23 giờ. Giá dao động từ 12.000đ – 15.000đ/ bát.
- Quán Cổng Chợ Kỳ Lừa, Tp. Lạng Sơn, Lạng Sơn. Mở cửa từ 15 giờ – 23 giờ. Giá dao động từ 20.000đ – 30.000đ/ bát
Bánh ngải
Bánh ngải là loại bánh ăn chơi của người Xứ Lạng do người Tày sáng tạo ra có hình dáng khá giống với bánh dày. Được làm từ nguyên liệu chính là lá ngải cứu, bánh có hình tròn dẹt có màu xanh thẫm được bọc trong lá chuối xanh nõn.
Để làm được món bánh ngải cứu, người ta còn dùng gạo nếp đồ thành xôi và trộn với lá ngải cứu. Khi xôi đồ chín được giã đều trong cối đá hoặc cối gỗ cùng với những nắm lá ngải. Theo phong tục của người Tày thì công việc này chỉ dành cho những người nam giới.
Lá ngải sau khi được đun với nước tro, giã với bột nếp nặn thành những chiếc bánh hình tròn, mình dẹt. Nhân bánh ngải thường thấy là nhân vừng đen rang chín vàng nấu cùng đường phèn. Bánh ngải được nặn xong thường quét một lớp mỡ ngoài để bánh không dính vào nhau và trông bóng bẩy hấp dẫn bắt mắt hơn. Bánh được hấp cách thủy để nóng đều rồi vớt ra để ráo. Màu xanh thẫm của bánh là do màu lá ngải mang lại nhưng lạ thay vị của bánh lại không hề đắng mà mát dịu. Có lẽ bởi khí hậu Lạng Sơn vốn là vùng xứ lạnh nên lá ngải cũng bớt vị đắng mà lại có vị thơm.
Bánh ngải rẻ, lạ miệng nên du khách thăm xứ Lạng cũng thường hay mua về làm quà. Bánh ngải thường được bán chục chiếc một bọc trong những tàu lá chuối gói gọn gàng. Giá bánh dao động khoảng 35.000 – 45.000 đồng/10 chiếc khi về đến Hà Nội. Còn mua ở Lạng Sơn giá rẻ hơn, chỉ khoảng 20.000 đồng – 30.000 đồng/ 10 chiếc.
bánh lá ngải chỉ có theo mùa, thường là cuối đông và sang xuân, đặc biệt được làm nhiều khi cận tiết thanh minh.
Không chỉ là món ăn vặt bánh ngải còn là một loại bánh truyền thống. Bởi theo văn hóa của người Tày xứ Lạng, bất cứ người con gái Tày nào cũng đều phải biết làm món bánh này, nếu không thì không được coi là gái dân tộc Tày. Món bánh này đã đi vào truyền thống văn hóa người Tày ở Lạng Sơn và là một món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ của người Tày.
Nem nướng Hữu Lũng
Chúng ta chỉ quen biết nem chua Thanh Hóa hay nem chạo Nam Định, nem Phùng mà ít nghe đến nem nướng xứ Lạng. Nem nướng vốn nổi tiếng nhất ở thị trấn Hữu Lũng quán bà Láng. Đây là cửa hàng nem nướng đầu tiên có tay nghề cao, lâu đời nhất.
Cũng như các món nem khác nem nướng xứ Lạng gồm thịt lợn và bì lợn trộn lẫn với thính. Một chiếc nem tương đối lớn gói khoảng 3 lạng thịt lợn, trông hơi giống nem nắm Nam Định vì cũng được gói bằng lá chuối tươi buộc lạt cố định.
Gói nem được buộc vừa phải không chặt quá để khi nướng không bị sống mà chín đều. Nem chín được bày ra đĩa trên lớp lá đinh lăng.
Mùi nướng thơm quyện với mùi chua ngai ngái của thịt đã lên men càng ngon hơn khi cho thêm chút vị cay cay của ớt.
Nem nướng ăn kèm với lá đinh lăng được chấm thêm bởi thứ nước chua ngọt tạo nên vị độc đáo và cuốn hút. Ở thành phố bạn có thể tìm thấy món nem nướng Hữu Lũng này ở các quán ốc. Thông thường thanh niên xứ Lạng đi ăn ốc luộc, ốc xào hay thêm 1 số ít món ăn vặt khác, như món nem này chẳng hạn.
Phở vịt quay Lạng Sơn
Nếu đến xứ Lạng mà chưa thử qua phở vịt quay thì thật là đáng tiếc.
Phở vịt quay có đặc điểm là nước dùng rất béo và ngậy. Những người ăn lần đầu có thể thấy ngây ngấy, nhưng nếu bạn ăn món phở vịt quay này vào 1 ngày sáng mùa đông se se lạnh thì phải nói là “tuyệt vời”. Xì xụp bát phở nóng, béo ngậy, cùng một chút măng ớt xứ Lạng thật tuyệt biết bao.
Thường người ta đến ăn phở vịt hay gọi thêm món bánh áp chảo (không giống món áp chao ở trên đâu bạn nhé), quẩy, lạp xườn, v.v…
Bát phở vịt quay nguyên bản và đúng điệu của người Xứ Lạng đặc trưng chính là ở nước dùng béo ngậy mỡ vịt quay. Đây cũng chính là điểm gây tranh cãi về ẩm thực. Bởi với những người không ăn được béo ngậy thì phở vịt quay chính là điểm trừ cho nước dùng. Tuy nhiên, không nên so sánh món phở vịt quay Lạng Sơn hay bất kỳ món phở nào khác bởi mỗi nơi có một đặc điểm văn hóa và khẩu vị riêng.
Các địa điểm phở vịt quay bạn có thể ghé qua:
- Phở Vịt Quay Hải Xồm: 12 Bà Triệu, Hoàng Văn Thụ, TP.Lạng Sơn
- Quán phở ở mặt sau Bưu điện tỉnh Lạng Sơn, trên phố Thân Thừa Quý.
- Quán vịt quay Mật Mật: 15 Bắc Sơn, Vĩnh Trại, TP. Lạng Sơn (025 3556086).
- Quán vịt quay Hùng Hưng: 13 Bắc Sơn, Vĩnh Trại, TP.Lạng Sơn (025 3878654).
- Quán vịt quay Hương Nga: 128 Bắc Sơn, Vĩnh Trại, TP.Lạng Sơn (025 3879819).
- Quán vịt quay Hà Nga: 157 Hùng Vương, TP.Lạng Sơn (025 3876440)
Ở Hà Nội bạn cũng có thể tìm thấy một vài quán bán món phở vịt quay Lạng Sơn, nhưng vị của nó có đúng hay không thì tự bạn thử trải nghiệm xem nhé:
- Tiến Hằng – Phở Vịt, Xôi Vịt & Vịt Quay Lạng Sơn. 211 Ngọc Lâm, Quận Long Biên, Hà Nội. Giá từ 30.000đ – 150.000đ/ bát
- Quán Lạng – Phở Chua & Vịt Quay Lạng Sơn. 50 LK6A Làng Việt Kiều Châu Âu, Nguyễn Văn Lộc, Quận Hà Đông, Hà Nội. Giá từ 30.000đ – 250.000đ/ bát
- Cường Hói – Vịt Quay & Phở Chua Lạng Sơn. Cầu Thang 4, C1 Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Giá từ 40.000đ – 200.000đ/ bát
Bánh áp chao xứ Lạng
Đến Lạng Sơn mà chưa từng ăn thử món áp chao của Xứ Lạng thì cứ xem như đã mất 50% cuộc vui của ẩm thực ăn uống nhà hàng Xứ Lạng.
Đây là một món ăn khá cầu kỳ xưa kia chỉ thường thấy làm vào mùa đông. Hiện nay bạn có thể thưởng thức món bánh này ở Lạng Sơn vào bất cứ mùa nào, nhưng thường các hàng chỉ mở sau 16 giờ hàng ngày. Bánh được làm bằng bột nếp nhào trộn với khoai môn nạo nhỏ (ngày nay hiếm hàng nào còn nạo khoai môn trộn với bột nữa hoặc nếu có thì rất ít khoai nên nhiều khi ăn mà không cảm nhận thấy vị thơm của khoai), thịt vịt ướp nêm nếm đầy đủ gia vị được chặt thành từng miếng để thành nhân bánh. Những phần đầu, cổ, cánh, chân, thậm chí là lòng mề cũng được tận dụng triệt để thành món chao ăn cùng đĩa bánh.
Không chỉ là một món ăn vặt bánh áp chao còn là một trong các những đặc sản của Lạng Sơn mà bất kỳ du khách nào ghé thăm đều tìm nếm thử
Quán ăn nổi tiếng mà nhiều người thường tìm đến để thưởng thức món ăn này là quán cô Xuân Sửu hiện đã chuyển về số 252 đường Bà Triệu mới gần ẩm thực ăn uống Latvila mở cửa từ 15 giờ đến 22 giờ hàng ngày. Giá bánh khoảng 15.000 đồng/ cái, ngoài bánh còn có các món khác như cổ, cánh, chân, lòng mề chao. Chi phí đi ăn cùng khoảng 3-4 người bạn nữa, ở đây bạn có thể gọi tương đối đầy đặn cả bánh, cổ, cánh, chân, lòng, mề mà chỉ hết khoảng 200.000 đồng, không hề đắt đúng không nào.
Địa chỉ khác mà bạn có thể thưởng thức bánh áp chao là gần cây đa chân dốc Phai Món. Giá cả tương đương quán Xuân Sửu, mở cửa trong khoảng từ 16 giờ đến 19 giờ hàng ngày.
Bánh cuốn
Bánh cuốn cũng là một trong các số những món ăn vặt và cũng là món ăn đặc sản mà bất kỳ du khách nào ghé thăm Xứ Lạng cũng nên thưởng thức.
Cũng như bánh cuốn các vùng miền khác, bánh cuốn Lạng Sơn cũng được làm từ những hạt gạo tẻ trắng ngần xay mịn thành bột. Bột được pha loãng và đưa lướt trên mặt tráng, bánh chín nhờ hơi nóng của nồi nước lúc nào cũng sôi sùng sục. Gần chín hẳn người ta rải một lớp nhân thịt mỡ, dùng đũa tre chia bánh làm hai phần, gập hai bên góc của mỗi nửa bánh trước rồi cuộn bánh lại thành từng chiếc.
Vì bánh chỉ làm mỗi khi có khách nên bánh lúc nào cũng nóng và thơm ngon. Nhiều nơi người ta cũng tráng bánh sẵn để nguội để những ai thích ăn bánh nguội có thể thưởng thức hoặc để dự phòng những khi đông khách tráng bánh không xuể.
Bạn có thể ăn bánh cuốn thịt hoặc bánh cuốn trứng, tùy vào sở thích và nhu cầu mà yêu cầu chủ quán tráng cho mình. Bánh cuốn trứng cũng có năm bảy thể loại. Người thích ăn tái, người thích chín, người thích dầm người không thích. Lại có người thích đánh trứng trộn với bột và cho sẵn cả thịt vào rồi mới đưa lên tráng.
Chính bởi lẽ đó mà bánh cuốn Lạng Sơn trở nên phong phú đa dạng và dễ thích ứng với nhu cầu ẩm thực ăn uống nhà hàng của mỗi người.
Địa chỉ ăn bánh cuốn ngon ở Lạng Sơn:
- Cạnh khách sạn Nam Ninh 40 Ngô Gia Tự – Tp Lạng Sơn
- Quán Bà Thắm 14 Nguyễn Du – Tp Lạng Sơn
- Quán Bắc Hùng 21 Nguyễn Du – Tp Lạng Sơn
- Quán Hương Phi 27 Nguyễn Du – Tp Lạng Sơn
- Quán Thu Hiền 13 Nguyễn Du – Tp Lạng Sơn
- Quán Bà Thảo 13 Ngô Quyền – Tp Lạng Sơn
Bánh mỳ nướng
Lạng Sơn vẫn thường nổi tiếng bởi nhiều món ăn không đâu có. Bánh mỳ nướng nghe tên thì quen nhưng tìm hiểu rõ sẽ thấy cách người dân xứ Lạng thưởng thức món ăn này lại không hề như các vùng miền khác.
Không ở đâu lại có món bánh mỳ nướng dầu hào như xứ Lạng. Ban đầu bánh được phết bởi một lớp dầu, nướng nóng lên lại phết thêm lớp hỗn hợp dầu hào, mật ong. Tùy từng khẩu vị mỗi người thích ăn giòn hay ăn vừa phải mà bánh được nướng lâu hay nhanh, thông thường mất khoảng 3 – 7 phút. Sau khi nướng bánh được cắt nhỏ thành từng miếng vừa miệng, ăn cùng với thịt xiên nướng và chắc chắn là phải có kèm thêm một bát nước chấm.
Điều đặc biệt nữa ở món bánh mỳ nướng Lạng Sơn là nước chấm không hàng nào giống hàng nào cả. Không có một quy định cụ thể nào rằng nước chấm gồm những gì chỉ biết rằng nước chấm hơi cay cay lẫn một chút chua một chút ngọt quện với đường, quát, rau răm, mùi… Mỗi hàng pha một kiểu miễn sao khách ăn vừa miệng, ngon lần sau lại đến. Con người ở đây cũng rất rõ ràng, ngon thì đến không thì thôi những thứ khác không quan trọng. Vậy nên muốn đông khách chẳng còn cách nào ngoài việc pha nước chấm ngon để giữ chân khách quay lại.
Các địa điểm bạn có thể đến ăn bánh mỳ nướng ở Lạng Sơn:
- Quán cô Khanh: phường Tam Thanh – TP Lạng Sơn. Giờ mở cửa: 06 giờ 00 – 19 giờ 00, Giá bánh: 10.000đ – 30.000đ (có thịt xiên); thời gian chuẩn bị: Khoảng 10 – 15 phút, quán có sức chứa tối đa khoảng 30 người, chủ yếu phục vụ món bánh mỳ nướng và các đồ ăn nhẹ.
- Quán Lô Cô: 196 Trần Hưng Đạo, Tp. Lạng Sơn, Lạng Sơn. Giờ mở cửa: 07 giờ 00 – 20 giờ 00, Giá bánh: 10.000đ – 20.000đ (có thịt xiên); thời gian chuẩn bị: Khoảng 2 – 5 phút, quán có sức chứa tối đa khoảng 30 người.
- Quán bánh Mì Cô Nhạn: 337 Bà Triệu, Tp. Lạng Sơn , Lạng Sơn. Giờ mở cửa: 16 giờ 00 – 22 giờ 00, Giá bánh: 5.000đ – 10.000đ (có thịt xiên)
- Pá Phiêng – Đồng đăng – Lạng Sơn (ở đây chỉ có mỗi quán này thôi).
Bạn cũng có thể tìm thấy nhiều quán bánh mỳ nướng Lạng Sơn ở Hà Nội tại các địa điểm như: 7B1 Ngõ 201 Trần Quốc Hoàn, Quận Cầu Giấy, Hà Nội (Mở cửa từ 6 giờ đến 22 giờ hàng ngày). Tuy nhiên có ngon như trên Lạng Sơn không thì mình không chắc vì bản thân cũng chưa thử ăn ở đây lần nào.
Có thể bạn thích: