Cây Tía Tô được biết đến như một vị rau thơm hàng ngày của chúng ta. Chúng có mùi vị rất đặc trưng thơm, cay và có tính ấm nhiệt. Tuy nhiên ít ai biết được Tía tô rất nhiều chất dinh dưỡng và là một vị thuốc có thể chữa được rất nhiều các bệnh như gout, trị cảm, ho, giải độc và đau bụng do cảm lạnh…. Hôm nay TopChuan.com sẽ giới thiệu cho bạn đọc các công dụng từ cây Tía Tô
Làm đẹp da
Lá tía tô rửa sạch, phơi khô và pha như pha trà, uống hàng ngày để làm trắng da, tăng độ ẩm cho da, chống lão hóa, làm mềm những vết chai sần trên da. Để tăng hiệu quả, bạn có thể dùng cành và lá tía tô tươi, thái nhỏ, rửa sạch ngâm vào nước sôi trong khoảng 15 phút. Hòa cùng với nước lạnh đến độ ấm vừa đủ tắm khoảng 4 lần/tuần. Với những vùng da có nhiều mụn thịt, mụn cóc, hãy giã nát 1 nắm lá tía tô tươi rồi chà lên vùng da có mụn thịt, mụn cóc. Sau đó lấy băng gạc hoặc băng dính cố định bã tía tô ở vùng da này. Thực hiện phương pháp này liên tục trong vòng 1 – 2 tháng thì sẽ thấy mụn giảm dần hoặc biến mất.
Tía tô chữa ho, tức thở
Nếu sức khỏe của bạn không được tốt, thường xuyên bị ho thì tía tô là một trong những phương thuốc giúp bạn chữa bệnh hiệu quả. Tía tô có vị cay, tính ấm, đi vào các kinh tâm và phế, có tác dụng làm thoát mồ hôi, hạ khí, tiêu đờm, lá tía tô có tác dụng chữa hắt hơi sổ mũi do viêm đường hô hấp trên (cảm mạo), sốt, ho… rất tốt. Bạn có thể lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ 1 chén nước cho uống. Uống liên tục 5 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hoặc dùng lá tía tô tươi 150g, 3 củ hành tươi thái nhỏ cho vào cháo nóng, ăn lúc còn nóng.
Ngăn ngừa bệnh tim
Dầu hạt tía tô ngăn ngừa bệnh mạch vành và giảm nguy cơ huyết khối (do đó ngăn ngừa cơn đau tim và đột tử). Dầu hạt tía tô cũng giàu omega-3 và chất chống oxy hóa làm giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) là cơ sở cho chứng xơ vữa động mạch.
Giải nọc độc khi bị ong đốt
Khi bị ong đốt, bạn hãy kiểm tra xem vết thương có ngòi cắm lại không? Nếu có thì phải rút ra. Sau đó làm làm sạch vết thương, rồi chỉ cần lấy một dúm lá tía tô tươi vò nát đến khi ra nước. Dùng dúm lá ướt đó bôi lên trên vết thương, sau vài phút vết thương sẽ hết buốt.
Giảm cân
Dùng 10-15g tía tô hãm đặc với 200-250ml nước sôi (100 độ C), để nóng vừa uống, khi uống cố gắng dùng cả xác (bã) sẽ rất hiệu quả. Uống tía tô theo cách này rất có nhiều công dụng kích thích tuyến mồ hôi đốt mỡ thừa, giảm cân. Hoặc bạn có thể uống một ly trà tía tô nóng sau mỗi bữa ăn có tác dụng ngăn ngừa hấp thu đạm vào cơ thể, duy trì uống trà bột tía tô kết hợp với thể dục thể thao 30ph mỗi ngày cùng chế độ ăn uống khoa học thì bạn sẽ sớm lấy lại được vóc dáng thon gọn.
Chống viêm – chống dị ứng
Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh hiệu quả của tía tô trong điều trị chứng nhạy cảm, dị ứng theo mùa và hen suyễn. Tất cả nhờ các thành phần tuyệt vời của nó bao gồm quercetin, acid alpha-lineolic, luteolin và rosmarinic acid, perilla có thể ức chế trực tiếp sự phóng thích histamine từ tế bào, giảm cytokine gây viêm và viêm da tiếp xúc. Khi bị dị ứng ngứa các bạn có thể vò nát lá tía tô vào nước tắm, bã lá tía tô có thể đắp vào vùng da bị ngứa.
Tía tô với bệnh gút (gout)
Trong tía tô cũng chứa nhiều tinh dầu perilla- andehyt, limonen, CL- pinen và dihydrocumin có mùi thơm đặc biệt, và các hoạt chất adenin C5H5N5 và acginin C6H14N4O2 có tác dụng giảm đau chống viêm, giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn một cách tự nhiên nên có tác dụng rất tốt trong các đợt cấp tính của bệnh gout. Thêm vào đó, tía tô cũng có tác dụng lợi tiểu, kích thích mạnh tuyến tuyến mồ hôi giúp đào thải lượng acid uric trong máu từ đó có tác dụng điều trị và phòng ngừa bệnh gout hiệu quả. Đới với người bị bệnh gout, thì hàng ngày nên dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Còn khi lên cơn đau bị sưng tấy lên, nên dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại. Bên cạnh đó, có thể uống nước lá tía tô (sắc như sắc thuốc băc), cơn đau sẽ giảm rất nhanh.
Có thể bạn thích: