TopChuan.com xin chia sẻ đến các tín đồ đồng hồ 10 thương hiệu được xem là sang trọng và xa xỉ nhất thế giới do người dùng và các chuyên gia bình chọn. Những chiếc đồng hồ của những thương hiệu dưới đây đều có giá từ vài chục ngàn đến vài triệu USD, một mức giá không tưởng phải không các bạn? Hãy cùng khám phá nhé!
Jaeger-LeCoultre
Jaeger-LeCoultre (viết tắt JLC) là thương hiệu đồng hồ nằm trong top 5 thế giới xét về cả giá trị, độ tinh xảo, phức tạp và truyền thống lịch sử lâu đời của thương hiệu. Đây là thương hiệu mà bất cứ nhà sưu tầm nào trên thế giới đều thèm muốn có ít nhất 1 chiếc trong bộ sưu tập của mình. Nổi tiếng với những bộ máy cực kỳ phức tạp và tinh xảo, JLC coi ưu thế về mặt kỹ thuật chế tác đồng hồ chính là điểm nhấn khác biệt so với các thương hiệu khác. Hãng đã cho ra đời khoảng 250 cơ cấu chuyển động khác nhau – Điều mà rất ít các nhà chế tạo đồng hồ làm được. Chính vì vậy, JLC được xem như là người điểm dấu son vĩ đại trong lịch sử chế tạo đồng hồ.
Jaeger-LeCoultre (viết tắt: JLC) là nhà sản xuất đồng hồ đeo tay và đồng hồ để bàn xa xỉ, có trụ sở tại Le Sentier, Vaud, Thuỵ Sĩ. JLC có một lịch sử lâu đời trong việc cung cấp máy và các bộ phận đồng hồ cho các công ty đồng hồ nổi tiếng khác tại Thuỵ Sĩ. Kể từ 1996, JLC trở thành một chi nhánh tại Thuỵ Sĩ của tập đoàn xa xỉ Richemont. Những chiếc đồng hồ của họ thường được so sánh với thương hiệu đồng hồ của các hãng nổi tiếng khác như Patek Philippe & Co, Vacheron Constantin và Audemars Piguet…
Con trai của Antoine – Elie LeCoultre, muốn kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất đồng hồ. Vì vậy, năm 1866, Elie chuyển cửa hàng nhỏ thành nhà máy – cho phép toàn bộ những nhân công ở đây đẩy kinh nghiệm của họ lên một tầm cao mới. Năm 1870, LeCoultre bắt đầu sử dụng quy trình cơ khí để sản xuất những bộ máy đồng hồ phức tạp. Trong 30 năm, LeCoultre đã tạo ra hơn 350 loại máy đồng hồ khác nhau. Trong đó, 128 bộ máy có tích hợp với bộ phận đo thời gian và 99 chiếc có bộ phận điểm chuông cơ khí (minute repeater). Từ 1902 và tới hơn 30 năm sau nữa, LeCoultre sản xuất hầu hết các bộ máy đồng hồ trắng (chưa khắc nhãn) cho nhà Patek Philippe.
Blancpain
“Blancpain không sản xuất đồng hồ quazt” – Câu nói tạo nên sự khác biệt của Blancpain trong ngành đồng hồ Thụy Sỹ. Đồng hồ Blancpain sở hữu những bộ máy cơ vô cùng phức tạp là minh chứng sắt son cho tài nghệ lão luyện của các chuyên gia chế tác đồng hồ nhà Blancpain. Và Blancpain cũng có một lịch sử trải dài gần 3 thế kỷ với rất nhiều cột mốc vàng son.
Thương hiệu Blancpain được bắt đầu tại ngôi làng nhỏ ở vùng Bernese Jura, Thụy Sỹ bởi người sáng lập là Jehan-Jacques Blancpain. Gần 300 năm qua, thương hiệu đồng hồ này vẫn kiêu hãnh là xưởng chế tác một mực thủy chung với các bộ máy cơ cổ điển. Điều đáng tự hào của thương hiệu Blancpain là việc chưa từng cho xuất xưởng một chiếc đồng hồ Quartz nào, thể hiện sự quý trọng của thương hiệu đối với bộ chuyển động cơ học truyền thống và niềm tin mãnh liệt vào sự đam mê và kiến thức bất chấp thời gian của các nghệ nhân của nhà xưởng.
Để được đứng vào hàng các chuyên gia chế tác của thương hiệu này, người thợ đồng hồ phải tốt nghiệp trường đào tạo về đồng hồ tốt nhất Thụy Sỹ và trải qua thời gian thực tập tại nhà xưởng của Blancpainđể trở thành chuyên gia chế tác đồng hồ.
Tất cả những phiên bản đồng hồ Blancpain đều được các nghệ nhân chế tác hoàn toàn bằng thủ công ở tất cả công đoạn. Vì thế, chỉ có 10.000 chiếc đồng hồ được trình làng mỗi năm và con số này đã nói lên sự quý hiếm cũng như đắt đỏ của một tuyệt phẩm đóng mác thương hiệu Blancpain.
Ulysse Nardin
Ulysse Nardin là nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ cao cấp danh tiếng, được thành lập tại Le Locle, Thụy Sĩ. Trải qua tuổi đời hơn 170 năm, hãng vẫn giữ nguyên trụ sở cho mình tại tòa nhà Ulysse Nardin SA, 3 Rue du Jardin, tại thành phố công nghiệp đồng hồ Le Locle của đất nước Thuỵ Sỹ, nơi cách đây hơn một thế kỷ hãng đã chọn làm địa điểm giao dịch.
Đồng hồ Ulysse Nardin trở thành biểu tượng của đồng hồ chất lượng đỉnh cao và trở thành lựa chọn hàng đầu không thể thiếu của ngành hàng hải và hải quân. Ulysse Nardin là nhà cung cấp trực tiếp các loại đồng hồ dành cho Hải quân của hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới. Vì thế, mà hơn một thế kỷ qua, Ulysse Nardin logo của hãng luôn ấm áp với hình chiếc mỏ neo..
Tên hãng được đặt theo tên của nhà sáng lập, ngài Ulysse Nardin (1823-1876), vốn là một người thợ chế tạo đồng hồ. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống làm đồng hồ. Cha đẻ của ông, ngài Leonard Ulysse Nardin, là một thợ đồng hồ tiếng tăm ở Le Locle.
Sau khi truyền dạy bí kíp trong nghề cho Ulysse Nardin, cha ông tiếp tục gửi ông cho người bạn thân là Frederic William Dubois, cũng là một thợ đồng hồ nổi danh bậc nhất thời đó và là người tiên phong nghiên cứu chế tác đồng hồ cho người đi biển. Sau đó, Ulysse Nardin còn được một người thợ đồng hồ nổi danh khác là Louis Jean Richard-dit-Bressel chỉ dạy và truyền nghề lại.
Patek Philippe
Nhắc đến các thương hiệu đồng hồ hàng đầu tại Thụy Sỹ thì không thể không nói đến Patek Philippe. Patek Philippe là 1 trong các những thương hiệu đồng hồ xa xỉ và có nhiều người mong muốn sở hữu trên thế giới. Đồng hồ Patek Philippe luôn được sáng chế và hoàn thiện bởi những người thợ lành nghề, đầy tỉ mỉ khéo léo.
Trong ngành đồng hồ xa xỉ của thế giới, khó có thương hiệu nào có thể vượt qua được cái bóng lớn của Patek Philippe. Là một công ty gia đình độc lập, Patek Philippe hoàn toàn tự do sáng tạo,thiết kế, sản xuất và lắp ráp để tạo ra cho mình những mẫu đồng hồ hàng đầu mà không hãng nào có thể làm được.
Sở hữu một chiếc đồng hồ Patek Philippe luôn là niềm tự hào đối với mọi tín đồ thời trang nào, dù là phong lưu đến mấy. Bởi không chỉ đắt bỏng tay, Patek Philippe còn rất đặc biệt. Chiếc đồng hồ đeo tay đắt nhất từng được bán đấu giá không phải là một chiếc được đính kim cương hay bọc bằng vàng 24 karat. Đó lại là chiếc đồng hồ làm từ thép không gỉ của Patek Philippe, sản xuất vào năm 1943. Đừng để vẻ bề ngoài giản dị đánh lừa. Mở chiếc đồng hồ ra, bạn sẽ thấy gần 200 bộ phận được làm hoàn toàn bằng thủ công, kết hợp với nhau 1 cách hoàn hảo trong không gian có diện tích nhỏ hơn nhiều so với những chiếc điện thoại thông minh hiện nay.
Theo chuyên gia Benjamin Clymer, đồng hồ Patek Philippe được chế tác hoàn toàn bằng tay từ đầu đến cuối. “Còn nhiều đồng hồ hạng sang khác như Rolex hay Omega vẫn phải được hoàn thiện bằng máy”, ông Clymer giải thích sự quý giá của đồng hồ Patek. Ngoài ra, công ty Patek không bao giờ sản xuất đồng hồ giá rẻ. Bạn phải chi tối thiểu 10.000 USD để sở hữu một chiếc chiếc đồng hồ Patek Philippe. Không bao giờ có chuyện chỉ cần bỏ 2.000 USD ra là có một chiếc đồng hồ Patek Philipe. Đó là những chiếc đồng hồ cực kỳ phức tạp, chỉ những người thợ có tay nghề giỏi và dày dặn kinh nghiệm mới có khả năng chế tác.
Vacheron Constantin
Một tên tuổi lừng lẫy trong ngành công nghiệp chế tác đồng hồ cao cấp thế giới, một cái tên không thể không nhắc đến đối với những tín đồ mê đồng hồ xa xỉ. Không ai khác đó chính là đồng hồ Vacheron Constantin – Thương hiệu có bề dày lịch sử hơn 260 năm với những chế tác tinh xảo nhất trong thế giới thời gian. Vacheron Constantin là thương hiệu sản xuất đồng hồ của Thụy Sĩ, được thành lập vào năm 1755. Đây là thương hiệu đồng hồ lâu đời nhất còn hoạt động cho tới nay.
Đồng hồ Vacheron Constantin là sự kết hợp hoàn hảo của tinh hoa công nghệ chế tác đồng hồ và tinh hoa văn hóa Thụy Sỹ. Vacheron Constantin là thương hiệu cho ra đời những công nghệ đỉnh cao nhất của đồng hồ như lịch vạn niên, bộ đếm thời gian Chronograph, giờ mặt trời và chuyển múi giờ…..
Chiếc đồng hồ “Tour de I’lle” được làm để kỷ niệm 250 năm tuổi của hãng được tin là chiếc đồng hồ phức tạp nhất đã từng được làm bao gồm 834 chi tiết, 16 tính năng khác nhau. Và điều hấp dẫn nhất của chiếc đồng hồ này là nó đã được bán với giá hơn 1 triệu USD. Không còn gì để bàn cãi, Vacheron Constantin chính là ước mơ của rất nhiều hãng đồng hồ bởi sự mẫu mực và tinh tế trong từng sản phẩm của mình.
Girard-Perregaux
Girard Perregaux là 1 trong các số ít những nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ đích thực. Công ty này có tên tuổi lớn, không có một vụ việc gì trong quá khứ và liên tục phát triển kể từ ngày thành lập. Girard Perregaux được thành lập bởi Constantin Othenin Girard vào năm 1852, với cái tên ban đầu là Girard & Cie. Hai năm sau, ông cưới bà Marie Perregaux, họ của hai người được kết hợp và từ đó xưởng đồng hồ Girard Perregaux được thành lập vào năm 1856 tại La Chaux-de-Fonds. Mục tiêu của xưởng đồng hồ này là sản xuất những chiếc đồng hồ có độ chính xác cao và được hoàn thiện tỉ mỉ.
Constantin Girard qua đời vào năm 1903, con trai của ông là Constant Girard-Gallet đã tiếp quản công việc kinh doanh của cha mình. Vào năm 1906, ông mua lại công ty Bautte, do Jean Francois Bautte sáng lập.
Jean Francois Bautte là một nghệ nhân đồng hồ hàng đầu, ông đã thành lập công ty Batte từ năm 1791. Vì lý do này, Girard Perregaux cũng lấy mốc thời gian 1791 làm mốc thời gian thành lập công ty.
Sau gần một thế kỷ phát triển, tới năm 1991 thiết kế Tourbillon 3 cầu huyền thoại đã được xuất hiện một lần nữa trên đồng hồ đeo tay. Vào thời điểm đó, đây chính là mẫu đồng hồ Tourbillon bán chạy nhất.
Vào năm 1992, Luigi Macaluso – một doanh nhân, kiến trúc sư đã thâu tóm công ty Girard Perregaux. Với tư cách một nhà phân phối, ông đã giới thiệu thương hiệu này tới Italia từ rất lâu. Luigi Macaluso trước đây cũng đã từng tham gia vào bộ môn đua xe nên ông rất muốn kết hợp giữa đồng hồ và những chiếc xe ô tô. Được sự đồng ý của Ferrari, Girard Perregaux đã sản xuất những chiếc đồng hồ với thương hiệu xe hơi nổi tiếng này.
Rolex
Người ta thường cho rằng Đồng Hồ Rolex là “Anh hùng đi lên từ thời loạn”. Một thương hiệu không phải là quá lâu đời trong nền công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ, người sáng lập thương hiệu này cũng không phải là người Thụy Sỹ ( mà của hai người Đức và Anh) và cũng không phải là thợ làm đồng hồ. Nhưng nhắc đến Rolex người ta nghỉ ngay đó là biểu tượng đồng hồ của Thụy Sỹ nói riêng và thế giới nói chung.
Năm 1905, Hans Wilsdorf – doanh nhân người Đức và Alffred Davis – nhà đầu tư người Anh, đã sáng lập nên công ty Wilsdorf & Davis tại Longdon – Anh. Công việc chính của công ty là nhập khẩu dòng đồng hồ cao cấp Hermann Aegler từ Thụy Sĩ và bán lại cho những người tiêu thụ đồ kim hoàn trên thị trường. Những mẫu đồng hồ được công ty bán lúc bấy giờ luôn có dòng chữ ký hiệu W&D trên bề mặt. Wilsdorf là một người rất nhạy bén với thời trang và ông nhận ra kiểu áo gi-lê dành cho các quý ông đã lỗi thời. Chính vì thế, ông dựa đón kỷ nguyên của những chiếc đồng hồ bỏ túi (cất trong túi áo gi-lê) sẽ sớm chấm dứt. Điều này đồng nghĩa với việc Wilsdorf & Davis phải tìm kiếm một chiếc đồng hồ ăn nhập có thể đeo trên cổ tay tiện lợi.
Năm 1908, Wilsdorf & Davis quyết định hợp tác với nhà sản xuất đồng hồ tại Thụy Sỹ và mở văn phòng tại La Chaux-de-Fonds – Thụy Sĩ. Và họ quyết định đặt tên cho dòng sản phẩm mới là Rolex, có rất nhiều tranh luận về cái tên Rolex. Có người cho rằng, Wilsdorf muốn đặt một cái tên dễ dàng phát âm và khắc vừa vặn trên mặt đồng hồ. Còn một số ít người cho nó bắt nguồn từ 1 cụm từ tiếng Pháp với nghĩa là “kiệt tác đồng hồ”.
Có thể bạn thích: