Tên hề Joker, kẻ luôn muốn chống lại loài người trong bộ phim Batman được đánh giá là anh hùng phản diện mê hoặc nhất mọi thời đại. Chính sự thông minh, quái dị đã khiến Joker tạo được sức hút cực lớn với giới trẻ và những triết lý vô cùng độc đáo mà khi đọc nó, chúng ta đôi lúc phải giật mình suy nghĩ
“Cách hợp lý nhất để sống trong thế giới này là phá bỏ đi những nguyên tắc”
Đó chính là câu nói được chia sẻ nhiều nhất của Joker. Cuộc sống này nếu tất cả đều tuân thủ theo những nguyên tắc, những định kiến xưa cũ thì sẽ không bao giờ có những phát minh như Iphone, Facebook, Google,… Tất cả đều là sản phẩm của sự đột phá, của việc phá bỏ đi những rào cản tư tưởng đang nhốt chúng ta lại.
Nếu tất cả chúng ta đều sống theo những nguyên tắc thì đó không phải cuộc sống mà chỉ là sự tồn tại, khi ấy chúng ta giống như một cỗ máy và không còn là chính chúng ta nữa, không phát huy được sự sáng tạo trong bản thân mình.
“Họ cười tao vì tao khác họ, tao cười họ vì họ quá giống nhau!”
Đôi khi đa số chưa chắc đã đúng, nhưng vì họ chiếm số đông nên mặc định quan điểm của họ được coi là đúng. Hay suy cho cùng, mọi quan điểm đều chưa chắc đã tuyệt đối đúng mà chúng còn phụ thuộc vào từng góc nhìn. Triết lý này của Joker phản ảnh phần nào bản chất con người hắn. Những kẻ lập dị, những điều quái gở hắn thực hiện ra chưa hẳn tất cả đều đã là sai, ví dụ như khi hắn cố chứng minh cho Batman thấy tầm quan trọng của anh đối với người dân Gotham không hề bất định như nhiều người vẫn thường nghĩ.
Khi số đông cùng đồng tình về vấn đề nào đó thì thường sinh ra sự ngộ nhận và không suy xét kỹ càng vấn đề từ đó sinh ra sự bảo thủ. Hay ở một khía cạnh khác mỗi người với mỗi hoàn cảnh sống khác nhau, môi trường khác nhau thì nên có một lối sống, một phong cách sống và một quan điểm sống riêng biệt của bản thân cho mỗi một vấn đề, không nên adua, sống theo người khác, A dua người khác. Đó chính là ngụ ý của Joker!
Einstein và nhiều nhà khoa học khác đã từng ở trong tình trạng như Joker vậy, và họ có cười chúng ta không?
“Tao tin rằng những gì không thể giết chết mày sẽ làm mày khác biệt hơn”.
Nếu bạn vượt qua được những sợ hãi, hiểm nguy, khó khăn, chông gai thì bản thân bạn sẽ trở nên mạnh mẽ, khác biệt và hoàn hảo hơn. Điều này là hoàn toàn chính xác.
“Khi không còn những thằng như tao, ai mới cần đến mày chứ, người hùng?”
Đó là một quy luật khắc nghiệt nhưng hoàn toàn tự nhiên của cuộc sống. Phải có những anh hùng phản diện như Joker thì ta mới cần tới sự xuất hiện của một Batman, và đôi lúc thậm chí sau khi mất đi một vài kẻ như Joker rồi, thì con người cũng vô tình quên đi những đóng góp của Batman.
Mọi thứ đều có tính hai mặt của nó, các cá thể trong thể giới đều dựa vào nhau để sinh tồn, dù đó có là đối địch hay tương trợ nhau. Khi cáo thỏ hết thì cung nỏ cũng chả để làm gì, hoặc nếu không có những con sói luôn rình rập thì bầy cừu sẽ không có được những bản lĩnh lẩn trốn nhanh nhạy.
“Thời buổi này chẳng trông cậy ai được. Phải tự mình làm hết mọi việc”.
Tuy câu nói có phần tiêu cực nhưng nó phản ánh đúng thực trạng xã hội và phần nào đó mang những yếu tố khuyến khích sự cố gắng của bản thân. Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà gần như tất cả mọi thứ đều được đem ra trao đổi thì ta không thể chắc chắn được những sự giúp đỡ đến với mình không phải là một cuộc giao dịch. Vì vậy hãy tự mình làm mọi việc nếu có thể, bởi chẳng ai dám chắc đổi lại sự giúp đỡ ngày hôm nay, ta sẽ phải trả lại thứ gì vào ngày mai.
Câu nói cũng khuyên chúng ta không nên ỷ lại, trông chờ vào một ai đó, kể cả đó là những người thân thiết. Mỗi người có một cuộc sống của riêng mình và ta phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống đó.
“Khi gặp chuyện ngặt nghèo, những những con người văn minh này sẽ ăn thịt lẫn nhau. Hiểu không? Tao không phải quái vật, tao chỉ đi trước thời đại thôi”.
Đừng vội đánh giá hay chê trách bất cứ ai nếu như bạn chưa thực sự hiểu hoặc chưa từng rơi vào hoàn cảnh “ngặt nghèo” giống họ. Bản chất con người chỉ bộc lộ hoàn toàn khi thực sự gặp phải những điều tệ hại nhất, khi ấy ta mới thực sự hiểu hết được “giá trị thực” của sự “văn minh” mà chúng ta vẫn thường hướng tới.
“Chúng mày có dừng ngay cái việc đang đi tìm một con quỷ dưới gầm giường trong khi nó đang ở bên trong chính chúng mày”
Đôi khi chúng ta hay đi tìm những lỗi lầm những sai sót của người khác để bới móc, chê trách những sai lầm của người khác mà quên đi mất rằng chúng ta cũng còn những lỗi lầm. Bản chất vị kỷ của con người nhiều khi khiến ta không nghiêm khắc hoặc quên đi mất những sai sót của bản thân mình mà chỉ hướng những điều ấy đến mọi người xung quanh.
Không ai trong chúng ta hoàn hảo cả, vậy nên trước khi đi tìm “con quỷ dưới gầm giường” hãy tự soi xét lại bản thân mình liệu có tiềm tàng “một con quỷ” nào đó không?
Có thể bạn thích: