Sau tất cả những nỗ lực và cố gắng, các bạn đã vượt qua rất nhiều thử thách để bước chân vào cánh cửa ĐH. Hầu hết những sinh viên đều phải học xa nhà, do đó mỗi người cần chuẩn bị cho mình một hành trang đầy đủ nhất để có thể thích nghi với môi trường mới. Đặc biệt, thời điểm làm tân sân viên là lúc mà các bạn thấy thiếu thốn nhất, với nhiều điều còn bỡ ngỡ. Chính vì thế, ngày hôm nay TopChuan.com sẽ chia sẻ 1 số kinh nghiệm bước đầu để giúp những “tân sinh viên” có được sự chuẩn bị cần thiết khi bắt đầu với kỳ học đầu tiên trong môi trường mới.
Tìm niềm đam mê riêng cho mình
Bên cạnh việc học tập, hãy tìm cho mình một niềm đam mê riêng để song hành trong suốt những năm ĐH, có thể là văn nghệ, thể thao, tham gia tình nguyện,… Các hoạt động ngoại khóa này đóng vai trò quan trọng mang đến màu sắc mới mẻ, hơn nữa đây còn là nơi để giao lưu tình bạn, ái tình và rất nhiều kỹ năng khác giúp ích cho cuộc sống sau khi ra trường. ĐH không phải là nơi chỉ có lớp và những môn học, hãy bắt đầu theo đúng nghĩa của “sinh viên” thực thụ.
Học cách cân đối chi tiêu
Là một sinh viên bạn sẽ trở thành một người “tự lập” theo đúng nghĩa, tất cả mọi khía cạnh sẽ đều do bạn làm chủ, đây sẽ là lúc mà “bản lĩnh” được lên tiếng. Một trong những vấn đề khá “đau đầu” hiện nay đối với hầu hết các bạn đó là việc chi tiêu, điều bạn cần làm là học cách quản lý, cân đối ăn tiêu của bản thân và học cách tiết kiệm tiền hàng tháng. Sẽ có nhiều cách để bạn có thể lựa chọn như việc ở chung, ở KTX sinh viên, đóng góp sinh hoạt phí cùng các bạn,… cũng đừng quên chú ý đến đồ đạc để tránh trường hợp những tên trộm “ghé thăm”.
Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt đầu khóa
Đây là thời điểm rất quan trọng để các bạn tân sinh viên có thể thích nghi dần với môi trường ở bậc đại học, cao đẳng, khác hẳn so với môi trường phổ thông trung học. Có cơ hội để làm quen nhiều bạn mới, “ lập nhóm lập hội”, qua đó chúng ta sẽ có điều kiện biết nhau trước, hiểu ý nhau à thuận lợi cho việc tạo nhóm học tập sau này. Giờ giải lao hoặc nghỉ trưa của những buổi sinh hoạt này, bạn cũng nên tranh thủ tham quan khuôn viên trường.
Nhờ tư vấn về chuyên ngành
Rất nhiều các bạn học sinh đăng ký ngành học tuy nhiên vẫn chưa thực sự am hiểu xem là đó là ngành như thế nào và làm công việc gì sau khi ra trường, cũng như có thể liên hệ với các ngành khác ra sao,… Chính vì vậy, khi vào trường các bạn đừng ngại khi hỏi ý kiến các thầy cô, các anh chị khóa trước để được tư vấn 1 cách đầy đủ và chính xác về con đường mình đang theo đuổi. Bởi hiện tại, có khá nhiều trường khuyến khích sinh viên được đổi chuyên ngành để làm sao hiệu quả học tập được cao nhất.
Làm những việc bạn chưa từng làm khi học trung học
Cuộc sống sinh viên là cuộc sống tự lập, bạn sẽ không còn sự quản lý khắt khe từ gia đình như trước nữa mà tự do và thoải mái hơn so với thời còn học trung học. Bạn có thể thoải mái làm những gì mà mình thích, có thể đi du lịch 1 mình, tham gia các CLB nấu ăn, võ thuật, văn nghệ, thể thao,… hoặc làm mới hình ảnh bằng một bộ đồ mới, 1 trong những những buổi dưỡng da hay dưỡng tóc tại spa. Tóm lại, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu hành trình là chính mình ngay trong học kỳ này.
Nếu bạn cảm thấy cần thiết – hãy thay đổi ngành học
Khi bước vào kỳ học, không phải chuyên ngành nào cũng bằng lòng với bạn. Có thể ngành học và các môn học làm bạn thấy chán nản và bạn muốn thay đổi trường học hoặc ngành học. Hãy suy nghĩ thật kỹ để bắt đầu chuyển trường hoặc chuyển chuyên ngành, bởi vì thủ tục thường khá phức tạp nên bạn cần xác định kỹ lưỡng và có quyết định nhanh chóng nếu thực sự cảm thấy cần thiết.
Thường xuyên xem thông báo trên các bảng tin
Hầu hết mọi thông tin quan trọng cũng như những kế hoạch của nhà trường đều được cập nhật hàng ngày như Thông báo về Thời Khóa Biểu, đổi phòng học, lịch thi, điểm thi…, vì vậy việc bạn cần làm là thường xuyên xem thông báo trên các bảng tin và duy trì thói quen này suốt những năm đại học.
Tự giải quyết rắc rối
Ngay khi bước chân vào trường chắc chắn sẽ có nhiều điều bất ngờ đang chờ đón, có thể bạn sẽ gặp vô vàn những rắc rối xung quanh, từ việc học tập cho đến sinh hoạt tại phòng trọ, bởi đây là môi trường của tập thể, đôi khi không phải bạn muốn làm gì là làm được, mà còn cần chú ý đến những người xung quanh. Thậm chí, có nhiều việc khác hoàn toàn so với những gì đang “mơ mộng”, có thể bạn cảm thấy thực sự lo lắng, hoảng sợ và không biết cách xử lý ra sao. Thay vì việc nói với bố, mẹ và nhờ đến sự giúp đỡ như trước, hãy tự mình giải quyết vấn đề với sự tự tin và trưởng thành. Sẽ không thiếu những việc như mất tiền, mất máy tính, hỏng xe, hỏng điện thoại, thiếu đồ dùng cá nhân,… hãy giữ cho mình trạng thái sẵn sàng và tin rằng bạn đủ khả năng giải quyết trong mọi tình huống.
Có thể bạn thích: