Như chúng ta đã biết, mẹ thiên nhiên thật vĩ đại, có những hiện tượng xảy ra xung quanh chúng ta mà vẻ đẹp của nó hấp dẫn y như sự quyến rũ của 1 cô gái xinh đẹp vậy. Đôi khi chúng ta còn tưởng chúng là sản phẩm của 360, của photoshop hay của trí tưởng tượng con người. Nhưng những hiện tượng thiên nhiên tươi đẹp dưới đây lại hoàn toàn có thật và chúng được ghi lại bằng những nhiếp ảnh gia điêu luyện hoặc thậm chí là những nhiếp ảnh gia nghiệp dư của những khách du lịch chụp được. Sau đây là top 10 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp khiến bạn phải ngỡ ngàng.
Cực quang
Trong thiên văn học, cực quang là 1 hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió Mặt Trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh. Các cực quang mạnh nhất được diễn ra do sự phun trào của 1 loạt Mặt Trời. Các dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như 1 dải lụa màu trên trời. Đây có thể coi là 1 trọng những hình ảnh tuyệt đẹp của tự nhiên. Trên Trái Đất, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh và Hải vương tinh, các cực quang được sinh ra do sự tương tác của các hạt gió trong Mặt Trời với từ trường của các hành tinh và vì thế chúng rõ nét nhất ở các vĩ độ cao gần các cực từ, vì lí do này các cực quang diễn ra ở Bắc bán cầu Trái Đất được gọi là các cực quang hay ánh sáng Bắc cực, và ở Nam bán cầu thì gọi là Nam cực quang. Tuy nhiên, cực quang cũng diễn ra trên Kim tinh và Hỏa tinh.
Biển phát sáng
Hiện tượng bờ biển phát sáng màu xanh trong đêm tối luôn gây ngạc nhiên cho người xem với 1 loạt các bức ảnh tuyệt đẹp. Hiện tượng sóng biển có màu dạ quang do sự phát sáng của một số loại sinh vật phù du sống lơ lửng trong nước biển, loại sinh vật gây ra hiện tượng trên được gọi là loài tảo biển. Loại tảo biển này ban ngày phát ra ánh sáng có màu đỏ, và cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng thủ triều đỏ khi chúng nở hoa rầm rộ với số lượng lớn. Ban đêm, chúng lại phát ra ánh sáng neon màu xanh chuyển động trong nước biển và gây ra hiện tượng nêu trên.
Đến nay, khả năng phát dạ quang của loài tảo biển này vẫn chưa có lời giải đáp hoàn toàn cặn kẽ. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất cho hay, người ta đã phát hiện ra 1 chất đặc biệt mang trên tế bào của sinh vật phù du này.
Siêu trăng
Siêu trăng xảy ra khi con người quan sát thấy có vẻ Mặt Trăng to hơn thường lệ vì lúc đó Mặt Trăng tiến sát hơn Trái Đất tại điểm gần sát quỹ đạo hình elip của nó bao quanh Trái Đất. Vị Trí gần nhất của Mặt Trăng so với Trái Đất là 363,700km, tại thời điểm này Mặt Trăng được nhìn thấy trên Trái Đất to hơn 14% kích thước thông thường và có độ sáng gấp 30% so với vị trí xa nhất khoảng 405,600km. Vào các thời điểm siêu trăng khác trong quá khứ như năm 1941, 1948, 1992 và 1900, người ta đã chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết bất thường khác diễn ra trên phạm vi toàn thế giới.
Light Pillar
Những cột sáng do phản chiếu ánh sáng ánh sáng Mặt Trời, Mặt Trăng xuất hiện ở các khu vực gần 2 cực nên các tinh thể băng trong không khí. Vì hiện tượng nước đóng băng trong không khí chỉ xảy ra ở 2 cực nên chúng ta hiếm có cơ hội quan sát chúng nhiều được. Đây là sự phản chiếu dựa vào sự tán xạ ánh sáng, bản chất giống như là cầu vồng nhưng sự khác biệt là một bên do hơi nước và một bên là do băng tạo ra. Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có sự lí giải nào ưng ý nhất dành cho hiện tượng Light Pillar này.
Sét núi lửa
Có vẻ như hiện tượng sét núi lửa này được phát ra trực tiếp từ miệng núi lửa. Theo các nhà khoa học, cho tới nay hiện tượng đó vẫn còn nhiều điều bí ẩn. Núi lửa là 1 lỗ hổng trên bề mặt Trái Đất khi khí plasma được hình thành dưới vỏ Trái Đất phun lên bề mặt Trái Đất thông qua lớp lỗ hổng, nó sẽ giải phóng đá, dung nham và tro. Tuy gây ra nhiều thiệt hại và rất nguy hiểm nhưng những cảnh tượng khi núi lửa phun trào vẫn tạo ra những trận trình diễn ánh sáng Mặt Trời tuyệt vời. Các nhà khoa học chưa thể giải thích được vì sao sét lại xuất hiện khi núi lửa phun trào, họ cho rằng những phân tử tro được sạc điện phụt ra trong quá trình núi lửa hoạt động đã phản ứng với không khí để tạo ra những tia sáng trắng như thế.
Mây hình ống
Mây hình ống thường xuất hiện trước những cơn bão, sự di chuyển của bão khiến không ướt ướt chứa nhiều hơi nước bay lên cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm nên hơi nước lạnh dần rồi ngưng tụ thành những hạt nhỏ li ti. Nếu quá trình trên diễn ra gần 1 khối khí ấm thì bề mặt của khối khí lạnh sẽ bị khối khí ấm đè lên và khi đó mây hình ống có thể được hình thành do tác động của khối khí nóng. Độ ướt và nhiệt độ của vùng không khí xung quanh tăng lên nhanh chóng khiến gió mạnh lên, gió vừa tiến vừa xoay tròn theo trục ngang của đám mây. Từ xa chúng ta có thể nhầm tưởng đám mây hình ống chính là vòi rồng nằm ngang.
Rồng lửa
Rồng lửa hay còn gọi là vòi rồng lửa hay lốc xoáy lửa là 1 hiện tượng tự nhiên thường xảy ra nhưng rất hiếm gặp hay được ghi nhận lại. Qua đó, 1 ngọn lửa trong một điểm kiện nhất định tùy vào nhiệt độ không khí và sự đối lưu sẽ tạo ra 1 sự đối lưu dạng xoáy theo chiều thẳng đứng giống như vòi rồng. Ngọn lửa bị cuốn và bốc lên cao trong lòng xoáy đó có thể là các ngọn lửa xung quanh ngọn lửa đã tạo ra nó, hay chính ngọn lửa đã tạo ra sự đối lưu này. Hầu hết các vòi rồng lửa hình thành trong các trạm cháy rừng, chúng được tạo ra khi đường khí ấm hội tụ bốc lên trên khiến cho các luồng khí xung quanh tràn vào thế chỗ và bị va vào nhau tạo thành 1 luồng xoáy bốc lên trên. Giống như khi kéo 1 vật lớn ra khỏi nước sẽ thấy 1 vùng xoáy khi nhấc xung quanh đổ vào thế chỗ. Các vòi rồng này thường cao khoảng chưa đến nửa mét trước khi bị tắt, lửa này có thể cao đến hơn 1000 độ, với nhiệt độ này có thể đốt cháy bất cứ thứ gì bị cuốn vào bên trong đều sẽ trở thành nguyên liệu duy trì cho lõi lửa bốc lên cao. Các vòi rồng lửa có thể nhổ cả gốc cây cao lên đến 15m và thiêu rụi nó, các lốc xoáy lửa này có thể mang lửa từ chỗ này đến chỗ khác khiến cho các diện cháy rừng trở nên lớn hơn vì không thể dập tắt được cột lửa đang di chuyển ngoại trừ khi ngăn được nguồn cung cấp oxi cho nó.
Cầu vồng lửa
Hiện tượng hiếm hoi này được biết đến với cái tên Cầu vồng lửa, thực chất cảnh tượng kì thú này không phải cầu vồng, cũng không hề liên quan tới lửa, đây là 1 hiện tượng quang học đặc biệt có dạng dải nhiều màu song song với đường chân trời. Cầu vồng lửa là vầng hào quang nhiều màu sắc xuất hiện nhanh trên bầu trời. Khi được nhìn thấy trên bầu trời, vầng hào quang nhiều màu sắc này nhìn giống cầu vồng, tuy nhiên nó chỉ xuất hiện trong những đám mây to và tại vĩ độ nhất định. Hiện tượng quang học này hình thành từ sự khúc xạ ánh sáng Mặt Trời đôi khi là Mặt Trăng qua các tinh thể băng đá lơ lửng trong không khí. Mặt Trời khi đó phải ở vị trí rất cao, khoảng 58 độ so với đường chân trời hoặc cao hơn. Trên Trái Đất cầu vồng lửa không thể xuất hiện ở phía Bắc của vĩ tuyến 55 độ Bắc và phía Nam của vĩ tuyến 55 độ Nam. Đối với những người sống gần vùng cực việc quan sát hiện tượng này là điều không thể.
Có thể bạn thích: