Là 1 trong những thành phố có nhiều chùa chiền ở miền Tây Nam Bộ của nước ta, Cần Thơ luôn là địa danh hành hương quen thuộc của các đoàn phật tử và còn là điểm du lịch ưa thích của du khách trong và ngoài nước. Để góp phần cho hành trình tham quan những điểm đến tâm linh nổi tiếng của Cần Thơ, TopChuan.com xin giới thiệu đến các bạn Top những ngôi chùa linh thiêng và cổ kính nhất Cần Thơ
Chùa Khánh Quang
Chùa Khánh Quang thuộc hệ phái Bắc tông.Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chính giữa thờ tượng Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí), tượng đức Bổn sư Thích Ca thiền định trên tòa sen, tượng Đản sanh. Viện chủ ngôi chùa là Hòa thượng Thích Huệ Thành. Chùa hiện đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Cần Thơ.
Có dịp đến Cần Thơ, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh chùa Khánh Quang, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.
Địa chỉ: 97 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Chùa Munir Ansay
Munir Ansay là ngôi chùa Khmer lớn và đẹp nhất thành phố. Tên gọi chính thức theo tiếng Khmer là Menivansyaoama có nghĩa là viên ngọc sáng. Chùa có lối kiến trúc theo Phật giáo tiểu thừa, được thiết kế và xây dựng rất công phu, tỉ mỉ mang đậm phong cách kiến trúc Khmer Nam Bộ. Hiện nay chùa Munir Ansay còn là trụ sở của Hội đoàn kết sư sãi thành phố Cần Thơ.
Chùa Munir Ansay là điểm du lịch nổi tiếng của thành phố, chùa Munir Ansay trong các mùa lễ hội lớn luôn nhộn nhịp, tấp nập người chiêm bái và cả du khách háo hức tìm đến chung vui.
Địa chỉ: số 36 đường Hòa Bình, phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Chùa Hội Linh
Chùa Hội Linh còn gọi là Hội Linh Cổ Tự, thuộc hệ phái Bắc tông, là chỗ dựa tâm linh quan trọng của người dân Cần Thơ. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1993.
Ngôi chùa cổ sở hữu hơn 100 pho tượng lớn nhỏ được tạo tác từ nhiều chất liệu như đồng, gỗ, xi măng, thạch cao,… lâu đời, sống động và vô cùng tinh xảo. Đây là tài sản vô giá của Cần Thơ, thu hút nhiều du khách tìm đến tham quan và tìm hiểu.
Địa chỉ: số 314/36 đường Cách mạng Tháng Tám , phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
Chùa Quang Đức
Trên 1 trong những con đường sầm uất của Cần Thơ, Chùa Quang Đức là một nơi để bạn lắng lòng mình lại và thưởng thức nét đẹp phật giáo.Hãy tận hưởng vẻ đẹp sang trọng của sự chạm khắc công phu, tinh tế của các khung cửa, cột trụ và các rèm che.Bên trong chánh điện chùa có không gian khá thoáng đãng. Gạch nơi chánh điện được lót sáng bóng rất sạch sẽ. Các tượng Phật được đặt ở trên cao, tỏa ánh hào quang soi rọi. Rất nhiều Phật tử, người dân hay đến chùa Quang Đức để thắp hương, cầu nguyện mọi điều tốt lành.
Địa chỉ: 146 Mậu Thân, phường An Phú, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Chùa Ông
Chùa Ông (còn gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán) là nơi chiêm bái của người Hoa gốc Triều Châu ở vùng Sài Gòn là một công trình có giá trị về kiến trúc và nghệ thuật ở nửa cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20. Được bộ văn hóa – thông tin công nhận ngôi miếu là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia từ năm 1993.
Trong miếu, vị thần được thờ chính là Quan Công một nhân vật thời Tam Quốc. Vì vậy, miếu có tên là miếu Quan Đế. Và vì đây cũng là nơi hội họp của người Triều Châu, nên còn gọi là Nghĩa An Hội Quán. Tuy nhiên, ngôi thờ này thường được gọi là chùa Ông theo thói quen của nhiều người.
Mái ngôi miếu có 3 cấp: giữa cao, 2 bên thấp hơn. Trên nóc có gắn tượng sành hình lưỡng long tranh châu. Ngôi chùa đúng kiểu người Hoa với hình ảnh trang trí rồng phượng uyển chuyển, tinh xảo, sắc đỏ truyền thống làm chủ đạo, vừa linh thiêng vừa huyền bí. Thế mới biết, kiến trúc chùa chiền mang chút dấu ấn phong cách của người Hoa không chỉ có ở Hội An nổi tiếng như nhiều người từng biết. Đi du lịch Cần Thơ, bạn cũng có thể tìm thấy ngôi chùa mang nét kiến trúc của người Hoa ở vùng đất này.
Địa chỉ: số 32 đường Hai Bà Trưng, thuộc phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Việt Nam
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là một thiền viện thuộc hàng lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ. Thiền viện được khởi công xây dựng vào ngày 16 tháng 7 năm 2013.
Chánh điện lợp ngói tám mái theo theo phong cách nhà Trần. Tổ điện lợp ngói bốn mái theo phong cách nhà Lý. Lầu trống và Gác chuông (đại hồng chung nặng 1,5 tấn) được làm theo kiểu tháp chuông chùa Keo ở tỉnh Thái Bình. Đáng chú ý, phần gỗ trong 4 hạng mục này đều là gỗ lim được nhập từ Nam Phi. Ngoài ra còn có rất nhiều tượng Phật khác như Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Thích Ca Mâu Ni, Quan Thế Âm,…
Đường đến chánh điện, 2 bên là các tượng 18 vị La Hán với nhiều nét mặt, hình dáng khác nhau được chạm khắc vô cùng công phu. Trước sân là khoảng không gian rất rộng, cùng với 2 bên đường là hồ sen, ao cá và những hàng cây rì rào xanh mát. Mỗi ngày, chùa đều có rất nhiều Phật tử, du khách cũng như người dân bản địa đến cúng viếng, thắp hương, bày tỏ lòng thành kính đối với Phật, cũng như cầu mong mọi chuyện trong cuộc sống đều bình an, thuận lợi.
Địa chỉ: ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
Chùa Nam Nhã
Chùa Nam Nhã ( Nam Nhã Phật Đường) trực thuộc Giáo hội Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo. Ngôi chùa không chỉ đẹp bởi lối kiến trúc, mà còn bởi lịch sử của chùa gắn liền với nhiều hoạt động yêu nước của 1 số ít sĩ phu và người dân Việt Nam. Chùa Nam Nhã đã được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia năm 1991.
Mang đậm phong cách kiến trúc cổ điển xưa của miền nam Việt Nam, chùa Nam Nhã với khoảng sân rộng rãi, thoáng mát với nhiều cây cối um tùm, chánh điện trang nghiêm thờ phụng những pho tượng Phật trông vô cùng sống động. Đây là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thu hút nhiều du khách mỗi khi đến Cần Thơ.
Địa chỉ: số 612, đường Cách mạng Tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
Chùa Phật Học
Chùa Phật Học thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa trước đây là trụ sở của Hội Phật học Nam Việt tỉnh Cần Thơ, được Hội Phật học kiến tạo vào năm 1951.
Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Ba pho tượng lớn tôn trí ở trung tâm là tượng đức Phật A Di Đà, đức Phật Thích Ca và đức Phật Dược Sư. Chùa là nơi quy tụ đông đảo Phật tử đến sinh hoạt và nghe giảng pháp, cùng nhiều đoàn khách trong nước, nước ngoài tham quan, chiêm bái.
Địa chỉ: 11 Đại Lộ, Hòa Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Có thể bạn thích: