Phụ nữ vốn chịu định kiến là phái yếu, chỉ thích hợp với công việc nội trợ, bếp núc. Tuy nhiên, có những người phụ nữ lại nổi danh nơi trận mạc. Họ có thể là những người mẹ, người vợ, người chị nhưng cũng có thể trở thành những chiến binh dũng mãnh trên chiến trường không thua kém bất kỳ người đàn ông nào. Hãy cùng TopChuan.com điểm mặt 9 vị nữ tướng nổi danh nhất trong suốt chiều dài lịch sử thế giới.
Nữ hoàng Boudicca
Boudicca là nữ hoàng của bộ tộc Iceni, miền đông nước Anh trong thế kỉ thứ nhất trước Công nguyên. Mặc dù rất nhiều người bản địa căm ghét sự chiếm đóng của quân đội La Mã nhưng 1 số người vẫn cộng tác với chúng và bộ tộc Iceni dưới sự lãnh đạo của chồng Boudicca, Prasutagus, là 1 trong những những “vương quốc chư hầu”. Tuy nhiên sau khi Prasutagus qua đời mà không có con trai nối dõi, người La mã trở mặt, hủy bỏ thỏa thuận trước đây và chiếm đóng khu vực của bộ tộc Iceni. Boudicca chống đối nhưng bị đánh đập và bị ép phải chứng kiến cảnh các con gái bị hãm hiếp.
Khoảng những năm 60 trước công nguyên, Boudicca tập hợp được hơn 100.000 người Anh, phất cờ khởi nghĩa nhằm đánh đuổi người La Mã. Bà liên tiếp dành chiến thắng trong 3 trận đánh lớn ở Colchester, London và St Albans. Cuộc khởi nghĩa của Boudicca khiến hoàng đế Nero sợ hãi và định rút quân khỏi nước Anh. Tuy nhiên với sự chi viện mạnh, quân La Mã dần chiếm lại thế thượng phong và đánh bại quân khởi nghĩa. Để không bị rơi vào tay kẻ thù, nữ hoàng Boudicca cùng các con gái đã uống thuốc độc tự vẫn. Hình tượng Boudicca ảnh hưởng rất lớn tới nghệ thuật, văn hóa nước Anh cho tới tận ngày nay.
Nakano Takeko
Nakano Takeko (1847 – 1868) là 1 trong những số những nữ chiến binh samurai nổi tiếng nhất trong lịch sử Nhật Bản. Bà được đào tạo cả về văn học nghệ thuật lẫn võ nghệ trước khi tham gia vào cuộc chiến Boshin – cuộc nội chiến nhật bản bắt đầu từ ngày 3/1/1868 đến 18/5/1869.
Trong trận Aizu mùa thu năm 1868, bà và những phụ nữ khác xin nhập ngũ nhưng không được công nhận là thành phần chính thức của quân đội phiên Aizu.
Tuy nhiên, Takeko đã tập hợp những người phụ nữ này lại và thành lập một đội quân riêng tên gọi ”Jōshitai” (đội quân phụ nữ).
Bà sử dụng thành thạo Nagitana – một loại trường thương của Nhật Bản. Với thanh Nagitana trong tay, Takeko dành được nhiều vinh quang trong chiến trận nhưng không thể bảo vệ bà suốt bao cuộc chiến.
Takeko bị bắn vào ngực khi đang dẫn quân tấn công quân đội của Đế quốc Nhật Bản ở vùng Ogaki. Cho rằng kẻ thù sẽ làm nhơ bẩn thân thể và sử dụng thủ cấp như một chiến lợi phẩm, bà đã yêu cầu em gái chặt đầu mình rồi đem đi chôn dưới gốc sồi. gày nay, một tượng đài được xây dựng ở gần chùa Hōkai, nay thuộc Fukushima nhằm tôn vinh nữ Samurai này.
Triệu Thị Trinh
Triệu Thị Trinh (bà Triệu) là một là 1 trong những những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam và là một nữ tướng được các sử gia trên thế giới ca ngợi. Năm 248, khi mới 20 tuổi, Bà Triệu đã tụ tập được hơn ngàn tráng sĩ và dựng cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ bất lương khẩu của nhà Đông Ngô. Bà đã thuyết phục được anh trai là Triệu Quốc Đạt tham gia cuộc khởi nghĩa bởi câu nói để đời “Em chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi cứu dân ra khỏi vòng nô lệ, chớ không muốn cúi đầu khom lưng làm tì thiếp cho người ta…”
Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi, cầm song kiếm, dáng vẻ oai phong lẫm liệt, ai cũng phải nể sợ. Khởi nghĩa Bà Triệu dành được thắng lợi trong thời gian đầu trước khi nhà Đông Ngô cử Lục Dận đem 8000 quân chi viện. Với sự chênh lệch về lực lượng quá lớn, cuộc khởi nghĩa thất bại. Bà Triệu chống giữ được vài tháng thì tuẫn tiết trên núi Tùng vì không muốn rơi vào tay giặc, khi đó bà mới chỉ 23 tuổi. Khởi nghĩa Bà Triệu thất bại, nhưng hình ảnh người con gái kiên trinh bất khuất, người nữ anh hùng dân tộc siêu việt quyết “giành lại giang san, cởi ách nô lệ” muôn thuở không mờ trong tâm trí phụ nữ và dân tộc Việt Nam.
Grace O’Malley
Không nổi danh trong quân đội như những nữ tướng kể trên, Grace O’Malley (1530-1603) được xem là một nữ hải tặc và là nữ chiến binh nổi tiếng thế kỷ XVI. Bà có biệt danh là Gráinne Mhaol bởi tính cách ngang tàng, nổi loạn thời trẻ của mình. Người phụ nữ dũng cảm này đã phá bỏ luật lệ, truất quyền người chồng hèn kém để trở thành tộc trưởng của gia tộc Ó Máille. Khi đã nắm quyền chỉ huy đội tàu của chồng, Grace không mất nhiều thời gian để chứng tỏ năng lực lãnh đạo bẩm sinh của mình. Hơn 200 người đã quyết định đi theo người chỉ huy mà mình đã tin cậy lựa chọn, nhiều người trong số đó đến từ các bộ tộc khác.
Bà chỉ huy đội thuyền của mình tấn công mọi tàu bè dám đến gần lãnh thổ của mình, và đặt ra một loại thuế gọi là ”thuế lưu thông”. Bất kể kẻ nào dám không trả thuế đều bị đánh đập hoặc giết chết. Một giai thoại kể lại, ngay cả khi vừa sinh con, bà cũng cầm vũ khí đích thân chỉ huy thủy thủ đoàn của mình.
Thách thức lớn nhất của Grace trong suốt sự nghiệp là cuộc đối đầu với nữ hoàng Anh Elizabeth I. Ngay cả khi quyền lực đã suy giảm so với trước, bà vẫn bạo dạn viết thư cho Nữ hoàng đòi quyền tự do cướp bóc miễn là đối tượng là kẻ thù của nước Anh. Sau cuộc gặp mặt trực tiếp, nữ hoàng Elizabeth I đã thả tự do cho con trai và em trai bà cũng như cho phép Grace quyền “chiến đấu với kẻ thù trên toàn thế giới”. Bà tiếp tục sự nghiệp của mình cho đến khi qua đời tại lâu đài Rockfleet năm 1603.
Lozen
Nữ chiến binh người Apache được cho là đã ở độ tuổi 30 khi sát cánh cùng anh trai là Victorio và bộ tộc của mình tham gia vào cuộc tranh giành lãnh địa San Carlos vào thập niên 1870 tại Arizona – nơi được mệnh danh là “Hell’s Forty Acres”.
Vào giữa năm 1877, Victorio dẫn theo Lozen cùng một nhóm chiến binh Apache tấn công vào vùng núi đen New Mexico, nơi đang bị người Mỹ chiếm đóng.
Lozen luôn cứu giúp phụ nữ và trẻ em trong mỗi cuộc tấn công của mình. Một trong số những người được bà cứu giúp là James Kaywaykla kể lại: ”Tôi đã nhìn thấy một người phụ nữ tuyệt vời cưỡi trên lưng con bạch mã đẹp tuyệt – Lozen, em gái của Victorio. Ông cũng kể thêm, Lozen thành thạo kỹ năng cưỡi ngựa, bắn súng và chiến đấu không khác gì đàn ông. Anh trai bà từng nói, “Lozen là cánh tay phải của tôi – mạnh mẽ như một người đàn ông, can đảm hơn bất cứ ai và ranh ma trong cách đưa ra chiến lược. Lozen là lá chắn che chở cho người của bà ấy”.
Thật không may, Victorio tử trận đúng lúc Lozen đang đưa quân về lãnh thổ. Khi nghe về cuộc chiến và cái chết của anh trai mình, bà ngay lập tức lao ra cứu những người còn sống, khởi đầu cho những cuộc tàn sát trả thù khắp miền New Mexico năm 1881.
Do chênh lệch về lực lượng, Lozen bị bắt giữ, bà qua đời trong nhà tù vào năm 1889 vì bệnh lao phổi. Thi thể của Lozen được trả về bộ tộc để chôn cất ở ngôi đền thiêng liêng theo truyền thống Apache.
Nữ hoàng Zenobia
Zenobia trở thành nữ hoàng Palmyra (nay là Syria) sau khi ám sát chồng và con trai riêng vào năm 267 trước công nguyên. Chỉ trong vòng hai năm chỉ vì, bà đã chống lại sự bành trướng của người La Mã và tự mở rộng lãnh thổ quốc gia bằng những cuộc xâm lược Ai Cập và Anatolia.
Bà luôn tỏ ra là một nhà lãnh đạo coi trọng binh sĩ, sẵn sàng đi bộ hàng cây số cùng quân đội của mình. Với họ, bà là một nữ hoàng chiến binh thực sự.
Zenobia kiểm soát được tuyến đường giao thương huyết mạch trước khi người La Mã tấn công và bao vây Emesa, nơi đặt ngân khố của bà.
Bà cùng con trai là Vaballathus bị bắt giữ sau khi chạy trốn khỏi cuộc bao vây. Họ bị giữ làm con tin nhưng Vaballathus đã chết trên đường đến Rome.
Người La Mã ăn mừng chiến thắng bằng cách trói Zenobia bằng những sợi xích vàng và kéo lê đi khắp các con phố như một cuộc diễu binh. Sau đó số phận của bà trở thành một uẩn khúc.
Có người nó bà mất vì bạo bệnh hoặc tuyệt thực. Một giả thuyết khác lại cho rằng bà được Hoàng đế La Mã Aurelian khoan hồng và thả tự do. Sau đó bà kết hôn với một chính trị gia La Mã và sống cùng con gái trong ngôi nhà sang trọng.
Ahhotep I
Ahhotep I là 1 trong những những nhà trị vị nổi bật trong thời kỳ tân vương quốc của nước Ai Cập cổ đại. Bà cũng là một nữ hoàng đóng vai trò then chốt trong việc tạo lập triều đại thứ 18 của Ai Cập cổ đại. Bà cũng là người mở đường cho 2 con trai là Kamose và Ahmose I thống nhất Ai Cập sau khi bị người Hykso xâm chiếm.
Được coi là một nữ hoàng chiến tranh, bà đã lãnh đạo quân đội chống lại người Hykso và được chôn cất cùng những vũ khí tượng trưng và 3 cờ danh dự vốn được tặng thưởng cho những chiến tích quân sự đặc biệt. Nội dung các dòng chữ khắc trên một bia tưởng niệm Ahhotep I cho hay: “Bà là người đã hoàn thành các nghi lễ chăm lo cho Ai Cập… Bà đã quan tâm tới quân lính Ai Cập, bảo vệ đất nước. Bà cũng đưa những người lưu vong quay trở lại và tập hợp những kẻ đào tẩu. Bà đã bình định Thượng Ai Cập và trục xuất những kẻ phiến loạn”
Joan of Arc
Joan of Arc hay Jeanne d’Arc không chỉ là một chiến binh huyền thoại mà còn là một vị thánh của Công giáo La Mã. Joan vốn chỉ là một cô gái nghèo tự nhận mình được thiên sứ Michael báo mộng chỉ lối đến gặp vua Pháp Charles VII nhằm giúp đỡ ông này chiếm lại những vùng đất bị quân Anh chiếm đóng trong cuộc chiến tranh trăm năm. Ban đầu cô bị các tướng lĩnh và binh lính xem thường vì thân phận thấp hèn và là một phụ nữ nhưng cô nhanh chóng thể hiện tài năng và bản lĩnh bằng chiến thắng Orleans vang dội.
Chỉ mới 17 tuổi, Joan đã đóng một vai trò rất quan trọng trong hàng loạt các chiến thắng quan trọng của quân Pháp trước quân Anh đồng thời gián tiếp giúp vua Charles VII chính thức đăng cơ. Joan bị người Burgundians (những người Pháp nhưng trung thành với nước Anh) lừa bắt vào năm 1430. Sau hàng loạt các kế hoạch đào thoát bất thành, cô bị giám mục theo phe nước Anh xét xử, bị kết tội là phù thủy và bị hỏa thiêu khi chỉ 19 tuổi. Hai mươi tư năm sau , Giáo hoàng cho tra xét lại vụ án, và tuyên bố cô vô tội, đồng thời phong cô là một người tử vì đạo. Vào năm 1920, Joan of Arc chính thức được Giáo hoàng Benedict XV phong thánh.
Có thể bạn thích: