Trung Quốc- xứ sở diệu kì không chỉ nổi tiếng bởi các công trình vĩ đại bậc nhất thế giới với nền kinh tế hùng mạnh mà còn bởi những phát minh vĩ đại mà con người Trung Hoa cổ đã tạo nên trong suốt bề dày lịch sử của họ. Những phát minh bậc thầy này đã tạo nên một nền móng vững chắc cho sự phát triển của công nghệ hiện đại ngày nay. Dưới đây là những phát minh điển hình nhất đã xuất hiện ở nền văn minh Trung Hoa cổ đại đã khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ.
La bàn
Từ thế kỉ III TCN, người Trung Quốc đã biết được từ tính và tính chỉ hướng của đá nam châm và phát minh ra một dụng cụ chỉ hướng gọi là ” Tư nam “. Tư nam làm bằng đá thiên nhiên, mài thành hình cái thìa để trên một cái đĩa hình vuông. Bốn xung quanh địa bàn có 24 hướng, tức là 8 căn Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh,Tân, Nhâm, Quý và 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Thềm có 4 duy: Càn, Khôn, Tốn, Cấn. Cán thìa sẽ chỉ hướng nam. Tư nam được coi là tổ tiên của kim chỉ nam nhưng nó còn nhiều hạn chế vì khó mài, nặng, lực ma sát lớn và chỉ hướng còn chưa được chính xác.
Đến thời nhà Tống, các thầy phong thủy đã phát minh ra kim nam châm nhân tạo. Họ dùng kim sắt, mài vào đá để thu từ tính, rồi dùng kim đó để làm la bàn. La bàn đầu tiên được thầy phong thủy sử dụng để xem hướng đất. Về sau, đến thời Bắc Tống, la bàn được sử dụng để đi biển.
Khoảng nửa sau thế kỉ XII, La bàn được truyền sang Arập qua đường biển rồi truyền sang châu Âu. Người châu Âu cải tiến thành la bàn khô tức la bàn có khắc các vị trí cố định. Nửa sau thế kỉ XVI, la bàn khô lại quay trở lại Trung Quốc.
Thuốc súng
Thuốc súng là một trong những 4 phát minh vĩ đại của người Trung Hoa cổ, cụ thể là người luyện đan thuộc phái Đạo Gia, một đạo rất thịnh hành dưới thời nhà Đường. Thuốc súng chữ Hán có nghĩa là “hỏa dược”. Thuốc súng gồm ba thành phần cơ bản: lưu huỳnh, kali nitrat và than củi. Hỗn hợp ba loại này cháy rất mạnh. Chính vì vậy người ta mới gọi hỗn hợp trên là “hỏa dược”.
Đầu thế kỉ X, thuốc súng bắt đầu được dùng để làm vũ khí như : tên lửa, cầu lửa, pháo, đạn bay,…và cho đến thời nhà Tống thì thuốc súng không ngừng được cải tiến. Vào thế kỉ XIII, trong quá trình tấn công Trung Quốc, Mông Cổ đã học được cách làm thuốc súng và sau đó truyền sang Arập, người Arập lại truyền sang châu Âu qua con đường Tây Ban Nha.
Thuốc súng được phân loại là thuốc nổ yếu. Do đặc tính của nó, thuốc súng được dùng một cách hữu hiệu như là một loại thuốc phóng có tác dụng tạo ra lực đẩy trong nòng súng để đẩy viên đạn (loại đạn bộ binh cỡ nhỏ) đến mục tiêu.
Nhược điểm chính của thuốc đen là mật độ năng lượng (hay khả năng sinh công) của nó thấp (so sánh với các loại thuốc phóng không khói hiện đại) và tạo thành rất nhiều muội khói. Trong quá trình cháy, không đầy 1/2 lượng thuốc đen được chuyển thành khí. Kết quả của việc bắn súng là sự tạo thành lớp muội bên trong nòng súng và một đám khói đậm đặc. Do đó nòng súng dễ bị ôxi hóa gây gỉ và hỏng.
Máy địa chấn
Mặc dù người Trung Quốc không thể đo chính xác động đất theo độ richter (vì độ richter chưa được phát minh ra cho tới năm 1935), họ cũng phát minh ra thiết bị phát hiện động đất đầu tiên trên thế giới: máy ghi địa chấn. Đầu thế kỉ thứ 2, nhà thiên văn học hoàng gia Chang Heng đã tạo ra một chiếc máy ghi địa chấn tuyệt đẹp trong thời kì nhà Hán. Đó là máy ghi địa chấn giúp cảnh báo nguy hiểm. Điều thú vị là thoạt nhìn cái máy này trông giống hệt một chiếc bình đồng đẹp mắt.
Chiếc máy ghi địa chấn này có hình dạng là một cái bình bằng đồng với 9 con rồng chúc đầu xuống, bao quanh thân bình. Dưới 9 con rồng là 9 con ếch há miệng hướng lên trên. Bên trong bình, một con lắc được treo bất động. Khi xảy ra địa chấn, con lắc sẽ Action các đòn bẩy và một quả bóng nhỏ sẽ thoát ra từ miệng rồng, rơi xuống miệng con ếch ngồi phía dưới. Chiếc máy này giúp cảnh báo khá tốt vì động đất thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc. Trông có vẻ 1-1 giản, nhưng phải tới thế kỷ 13, máy ghi địa chấn mới được phát minh ở Ba Tư và ở Pháp vào đầu thế kỷ 18.
Tơ Lụa
Nghề dệt lụa xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc có thể từ rất sớm, khoảng năm 6000 TCN. Bằng chứng đầu tiên cho thấy tơ lụa được phát hiện tại di chỉ văn hóa Ngưỡng Thiều ở Huyện Hiến, Trung Quốc- nơi phát hiện ra một cái vỏ kén tằm bị cắn đôi có niên đại từ 4000- 3000 năm TCN.
Ban đầu, chỉ có vua mới được dùng hoặc ban tặng cho người khác; tuy nhiên sau đó thì lụa dần dần được các tầng lớp xã hội ở Trung Quốc dùng rồi lan ra đến các vùng khác của châu Á. Lụa nhanh chóng trở thành một thứ hàng cao cấp ở những nơi mà thương nhân người Hoa đặt chân tới, bởi nó bền và có vẻ đẹp óng ánh. Nhu cầu về lụa thì nhiều và nó trở thành một ngành thương nghiệp xuyên quốc gia.
Tháng 7 năm 2007, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những mẫu vải lụa được dệt và nhuộm một cách tinh xảo trong một ngôi mộ ở tỉnh Giang Tây có từ đời nhà Đông Chu (Eastern Zhou Dynasty), cách đây khoảng 2500 năm. Bằng chứng đầu tiên về việc mua bán tơ lụa là việc phát hiện sợi tơ trong tóc của một xác ướp Ai Cập. Lụa đã được đưa tới tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Đông, châu Âu và Bắc Phi thông qua con đường tơ lụa nổi tiếng.
Các vị vua Trung Hoa đã cố gắng giữ âm thầm nghề nuôi tằm nhằm giữ thế độc quyền của người Trung Hoa. Tuy nhiên người Triều Tiên đã học được nghề này vào khoảng năm 200 TCN, sau đó là người Khotan cổ vào khoảng nửa đầu thế kỷ 1 và người Ấn Độ khoảng năm 300.
Đồng hồ cơ khí
Các tài liệu nghiên cứu cho thấy người Trung Hoa đã tạo ra những chiếc đồng hồ với cơ cấu phức tạp hàng trăm năm trước người châu Âu. Năm 727, đồng hồ cơ học đầu tiên trên thế giới được tạo ra bởi một nhà sư Nhất Hạnh và nhà toán học người Trung Quốc Yixing (683-727). Thiết bị này đồng thời cũng đóng vai trò là một công cụ thiên văn.
Đồng hồ vận hành bằng cách nhỏ nước làm quay các bánh răng và hoàn tất trọn vẹn một vòng quay trong 24 giờ. Bộ thoát (hay còn được gọi là hồi) là một thành phần quan trọng của đồng hồ cơ học. Nó được dùng để điều chỉnh lực chạy của đồng hồ, cho phép một bánh răng quay chậm rãi, liên tục với tốc độ không đổi.
Chiếc đồng hồ được làm theo hình ảnh của bầu trời hình tròn và trên đó có đầy đủ Nhị thập bát tú (cách gọi của 28 chòm sao nằm trên bầu trời theo cách chia trong thiên văn học Trung Quốc cổ đại), đường xích đạo và thang chia độ của chu vi bầu trời.Dòng nước chảy vào muỗng khiến bánh răng tự động xoay chuyển một vòng tuần hoàn trong một ngày và đêm (24 giờ). Ngoài ra, có hai chiếc vòng gắn hình ảnh mặt trời và mặt trăng được bố trí bên ngoài bầu trời hình cầu, chúng được tạo ra để di chuyển trong quỹ đạo tròn… Và họ đã làm một vỏ bằng gỗ để đại diện cho đường chân trời với các thiết bị máy móc được gắn chìm 1/2 trong đó. Nó cho phép xác định chính xác thời điểm bình minh và hoàng hôn, trăng tròn và trăng khuyết, chậm rãi hay nhanh chóng. Hơn nữa, có hai chiếc bệ đỡ bằng gỗ trên bề mặt đường chân trời, có một cái chuông và một cái trống ở phía trước nó, chiếc chuông được đánh trúng một cách tự động để chỉ giờ, cái trống được đánh tự động để thông báo cứ mỗi 15 phút.
Đồng hồ của Yixing cũng giống như các loại đồng hồ nước khác, chúng phụ thuộc vào những thay đổi của thời tiết. Để giữ nước trong chúng khỏi bị đóng băng, người ta thường đốt một ngọn đuốc bên cạnh chúng.
Mãi về sau, kỹ sư Tô Tụng (1020-1101) đã phát triển một chiếc đồng hồ tinh vi hơn vào năm 1092, khoảng 200 năm trước khi đồng hồ cơ khí được xuất hiện ở Châu Âu.
Rượu
Khoảng đầu thế kỷ 3 trước công nguyên, người Trung Quốc đã tìm ra cách để xử lý các sản phẩm như giấm và nước tương bằng việc sử dụng công nghệ lên men và chưng cất. Chứng cứ là cuộc khảo nghiệm của tiến sĩ Patrick McGovern (Trường đại học Pennsylvania, Mỹ) đã tìm ra dấu vết của những thức uống lên men làm từ gạo, mật ong và nho hay táo gai, trên hũ gốm lấy từ làng Giả Hồ, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Do vậy, ông khẳng định rượu đã xuất phát đầu tiên ở chính miền Bắc đất nước đông dân nhất thế giới này ít nhất từ năm 7000 TCN. Qua đó, họ đã sáng chế ra rượu bằng phương pháp này.
Hơn thế nữa, trong các sách cổ như Thuyết văn giải tự của Hứa Thận đời Hán, Bát vật chí của Trương Hoa đời Tấn, Sự vật ký nguyên của Cao Thành đời Tống… đều ghi chép Đỗ Khang là người phát minh ra cách nấu rượu. Đỗ Khang còn được gọi là Thiếu Khang, sống vào cuối thời Tây Chu, tương truyền là người phát minh ra cách nấu rượu ở Trung Quốc. Ông được những người nấu rượu, bán rượu thờ là ông tổ của nghề rượu, được nhân dân Trung Quốc tôn xưng là Tửu thần, Tửu thánh.
Kĩ thuật làm giấy
Vào khoảng thế kỉ II TCN, người Trung Quốc đã phát minh ra phương pháp dùng sơ gai để chế tạo giấy. Đến thời Đông Hán, năm 105, một viên hoạn quan tên Thái Luân đã dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách,… làm nguyên liệu đồng thời cải tiến kĩ thuật làm giấy của nhà Tây Hán. Từ đó, giấy được dùng để viết một cách phổ biến thay thế cho các vật đã dùng trước đó. Do công đó, Thái Luân được vua Đông Hán phong tước “Long Đình Hậu” còn nhân dân gọi giấy của ông là “Giấy Thái hầu” và tôn ông là sư tổ của nghề làm giấy.
Vào khoảng thế kỉ II, giấy được truyền sang Việt Nam, thế kỉ IV truyền sang Triều Tiên, thế kỉ V truyền sang Nhật Bản, thế kỉ VII truyền sang Ấn Độ. Sau đó, nghề làm giấy lần lượt truyền sang Arập, Tây Ban Nha, Ý qua con đường tơ lụa. Các nguyên liệu thời cổ đại của người Ai Cập như lá cây, giấy Papirut, da cừu dần bị thay thế.
Kĩ thuật in
Vào thời Tống (cách đây khoảng 900 năm) tại Hồ Bắc Phát Minh Gia Tất Thăng (một người bình dân sống và làm việc tại một xưởng điêu bản) thông qua nhiều lần thực tiễn đã phát minh ra loại kĩ thuật ấn loát hoạt tự, ông dùng chữ khắc lên bùn (loại bùn dùng để đóng gạch), mỗi chữ một miếng, đem nung cho khô. Sau đó chuẩn bị một khay sắt, trên khay sắt đó có rắc hương tùng, sáp nến, tro giấy,… 4 cạnh của khay sắt được nẹp bởi một khung sắt, trong khay sắt đó xếp cho kín chữ đã được khắc, đem nung trên lửa, dùng một tấm kim loại bằng phẳng để nén các chữ trong khay xuống. Như vậy sáp đã lấy chữ và có thể mang ra in.
Phát minh của Tất Thăng tuy là một tiến bộ nhảy vọt nhưng vẫn còn một số nhược điểm là chữ hay mòn, khó tô mực, chữ không được sắc nét. Để khắc phục điều đó, vào thời nhà Nguyên, Nguyên Vương Trinh mới cải tiến bằng việc dùng con chữ rời bằng gỗ. Sau đó, người ta còn dùng chữ rời bằng thiếc, đồng, chì.
Từ đời Đường, kĩ thuật in round khắc của Trung Quốc đã truyền sang Triều Tiên, Việt Nam, Arập rồi truyền sang châu Âu, châu Phi. Năm 1448, người Đức dùng chữ rời bằng hợp kim và dùng mực dầu để in kinh thánh. Việc đó đã tạo cơ sở cho việc in chữ rời bằng kim loại ngày nay.
Có thể bạn thích: