Khi xu thế toàn cầu hóa ngày càng rộng mở như hiện nay thì việc các quốc gia chú trọng đầu tư xây dựng các sân bay để phục vụ mục đích du lịch và thương mại là điều kiện tất yếu để hội nhập với khu vực và thế giới. Hàng không vốn được biết đến là ngành vận tải đắt đỏ nhất thế giới do đó chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và các hạng mục để phục vụ cho ngành này cũng không hề nhỏ. Dưới đây là các sân bay có chi phí xây dựng cao nhất trên thế giới hiện nay do trang thông tin uy tín The Richest bình chọn và đánh giá.
Sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia
Tổng chi phí xây dựng: 3,5 tỉ USD
Thời gian xây dựng kéo dài 5 năm, sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia mở cửa hoạt động vào năm 1998. Sân bay này được xây dựng trên diện tích 10.150 ha và có thiết kế khu nhà ga riêng dành cho các chuyến bay giá rẻ. Ngoài ra, sân bay này còn trang bị hệ thống xe không người lái có khả năng vận chuyển ít nhất 3.000 người/giờ.
Sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc
Tổng chi phí xây dựng: 8 tỉ USD
Dự án mở rộng nhà ga số 3 của sân bay Quốc tế Bắc Kinh trong những năm gần đây chiếm phần lớn tổng chi phí xây dựng khổng lồ của sân bay quốc tế này với mức chi khoảng 3,8 tỉ USD. Nhà ga này có diện tích rất lớn lên tới gần 300.000 m2, với 70 nhà hàng và khu vực hành lý có khả năng xử lý nhanh chóng 19.000 hành lý trong mỗi giờ. Mỗi năm sân bay này đón tiếp ít nhất là 80 triệu lượt hành khách.
Sân bay quốc tế Denver, Mỹ
Chi phí xây dựng: 4,8 tỉ USD
Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1995, để xây dựng, nâng cấp và mở rộng sân bay quốc tế Denver phải tiêu tốn một khoản tiền lên đến 4,8 tỉ USD. Hiện nay sân bay này sở hữu 6 đường băng và nằm trên khoảng diện tích rộng lớn 14.210 hectare. Trong thời gian tới, sân bay quốc tế Denver lại tiếp tục được cải tạo và mở rộng với một khoản tiền khoảng 500 triệu USD.
Sân bay quốc tế Heathrow, London, Anh
Tổng chi phí xây dựng: 10,5 tỉ USD
Sân bay Heathrow là một trong những sân bay lớn nhất thế giới và bắt đầu mở cửa hoạt động từ năm 1929. Trong tổng số các phân khu ở sân bay này thì nhà ga số 5 gây tốn kém chi phí xây dựng nhất và bắt đầu mở cửa vào năm 2008. Trong 10 năm tới sân bay này dự kiến sẽ tiêu tốn thêm khoảng 1,6 tỉ USD để nâng cấp và cải thiện nhà ga số 3. Mỗi năm, doanh thu của sân bay Heathrow mang lại khoảng 16 tỉ USD.
Sân bay quốc tế Dubai, Dubai
Chi phí xây dựng: 6 tỉ USD
Việc mở rộng thêm nhà ga hành khách thứ 3 ở sân bay Quốc tế Dubai khiến chi phí xây dựng ban đầu với khoản chi phí mở rộng lên tới 6 tỉ USD. Cũng chính nhờ dự án cải tạo và mở rộng này mà mỗi năm sân bay Quốc tế Dubai có thể đón tiếp 45 triệu lượt hành khách.
Sân bay quốc tế Dallas-Fort Worth, Mỹ
Tổng chi phí xây dựng: 3,2 tỉ USD
Sân bay quốc tế ở Dallas, Mỹ đã và đang triển khai thực hiện dự án xây dựng và cải tạo nhà ga trị giá 2,3 tỉ USD dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Sân bay quốc tế Dallas-Fort Worth bắt đầu được xây dựng vào năm 1940, ở thời điểm đó chỉ tiêu tốn khoảng 1,9 triệu USD. Nhờ việc nâng cấp và cải tạo nên mỗi năm, sân bay này chào đón hơn 55 triệu lượt hành khách và con số ngày càng tăng lên.
Sân bay quốc tế Hong Kong
Tổng chi phí xây dựng: 20 tỉ USD
Sân bay Quốc tế Hong Kong phải thi công xây dựng trong khoảng thời gian là 6 năm. Sân bay này đã đi vào hoạt động từ năm 1998, sở dĩ chi phí xây dựng tốn kém như vậy là do nó được xây dựng ngay trên hòn đảo Chek Lap Kok nằm ở bờ Tây của Hong Kong là một đảo nhân tạo, nó đã được san bằng để lấy diện tích xây dựng sân bay này đồng thời tạo ra nền móng vững chắc cho toàn bộ sân bay Quốc tế Hong Kong.
Sân bay quốc tế Kansai, Nhật Bản
Tổng chi phí xây dựng: 20 tỉ USD
Đây là sân bay Quốc tế nằm ở vùng Osaka của Nhật Bản, sân bay này được xây dựng trên một đảo nhân tạo có chiều dài 2,5 dặm. Chính thiết kế khoa học và hợp lý đã giúp sân bay Quốc tế Kansai vượt qua được trận động đất kinh hoàng tại Kobe năm 1995. Ở Sân bay này có thiết kế một cây cầu với chi phí xây dựng lên tới 1 tỉ USD. Hiện nay sân bay Quốc tế Kansai cũng được biết đến là một trong các sân bay có đồ ăn ngon nhất thế giới.
Có thể bạn thích: