Trong những năm vừa qua, các Startup xuất hiện ngày càng nhiều ở khu vực Đông Nam Á và đi kèm với nó là sự gia tăng của các Nhà đầu tư. Trang Tech in Asia đã làm một thống kê về giá trị các Startup được nhận từ những Nhà đầu tư trong vòng 2 năm qua. Và dưới đây là những cái tên đã được được nhận đầu tư nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Matahari Mall – 141,8 triệu USD
Lĩnh vực: Thương mại điện tử
Matahari Mall là Startup về Thương mại điện tử ra đời với tham vọng trở thành Alibaba của Indonesia. Trong các năm 2016, 2017 & 2018, Matahari Mall đã nhận được nguồn đầu tư rất lớn từ các nhà đầu tư ở Indonesia. Lần gọi vốn gần đây nhất Matahari Mall đã nhận được tổng cộng 141,8 triệu USD từ các nhà đầu tư.
Mặc dù được sự hậu thuẫn tài chính và nguồn lực từ Tập đoàn Bất động sản Lipo nhưng Matahari Mall đang phải đối mặt với sự cạnh tranh vô cùng ác liệt trên chính sân nhà. Đối thủ chính của Matahari Mall là Tokopedia – Startup Thương mại điện tử đang nhận sự đầu tư từ Tập đoàn Alibaba – Trung Quốc.
Grab – 4,8 tỷ USD
Lĩnh vực: Vận tải, công nghệ
Không còn nghi ngờ gì nữa về Grab – Startup đang nóng nhất ở khu vực Đông Nam Á hiện nay. Với thương vụ thâm tóm đình đám các hoạt động của Uber tại Đông Nam Á vào tháng 3/2018, Grab đang ngày càng trở thành một thế lực mới ở khu vực này. Tháng 6/2018 vừa rồi, Grab nhận thêm 1 tỷ USD đầu tư từ nhà sản xuât ô tô Nhật Bản Toyota. Với nguồn lực tài chính dồi dào đến từ cả Softbank, Toyota và 1 số ít nhà đầu tư khác, Grab đang tham vọng thâu tóm toàn bộ thị trường ở khu vực Đông Nam Á.
Không chỉ dừng lại ở dịch vụ gọi xe Grab Car, Grab Bike – Grab hiện nay còn mở rộng sang mảng giao hàng Grab Express, giao đồ ăn cùng Grab Food & thanh toán điện tử với Grab Pay.
Grab ở Việt Nam hiện nay đang góp phần tạo ra thu nhập cho nhiều người lao động và thúc đẩy doanh số bán xe ô tô cỡ nhỏ giá rẻ của các hàng Toyota, Hyundai, Kia, Chevrolet.
Lazada – 3 tỷ USD
Lĩnh vực: Thương mại điện tử
Lại thêm một Startup đến từ Singapore mà cái tên đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam: Lazada. Startup này hiện nay đang nằm trong chiến lược mở rộng thị trường Thương mại điện tử ra toàn cầu của Tập đoàn Trung Quốc Alibaba.
Lần rót vốn gần đây nhất của Alibaba là vào tháng 03/2018 vừa rồi khi Lazada có thêm 2 tỷ USD, đồng thời có sự thay đổi nhân sự cấp cao. Cụ thể cựu CEO Lazada sẽ rời ghế để nhường vị trí cho một nhân vật đến từ Alibaba – Lucy Peng.
Lazada hiện nay đang phát triển mạng lưới bán hàng vô cùng rộng rãi tại Việt Nam, hợp tác với đối tác có chuỗi 400 cửa hàng bán lẻ là FPT Shop để đặt tủ hàng và có dịch vụ giao hàng đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Mặc dù thói quen mua hàng của người dân Việt Nam qua các trang thương mại điện tử chưa thực sự phát triển xong Lazada vẫn tin tưởng đây là xu thế tất yếu của tương lai để mở rộng thị trường tại Việt Nam.
Go-Jek – 585 triệu USD
Lĩnh vực: Vận tải
Go-Jek là Startup tỷ USD đầu tiên của Indonesia, khởi đầu chỉ với đội ngũ 20 tài xế và bây giờ đã lọt vào top 50 Công ty thay đổi thế giới. Tên gọi Go-Jek bắt nguồn từ “Ojek” trong tiếng Indonesia nghĩa là xe máy. Go-Jek có mô hình hoạt động tương tự như Grab hay Uber. Startup này đã được định giá 5 tỷ USD tại vòng gọi vốn vào tháng 02/2018. Nhà đầu tư của Go-Jek đều là những ông lớn như: Tencent, Google, JD.com.
Hiện nay, Go-Jek đã mở rộng sang cả mảng gọi taxi, giao đồ ăn, đặt massage và ví điện tử Go-Pay. Việc Uber rời khỏi khu vực Đông Nam Á đã tạo điều kiện cho Go-Jek trỗi dậy cạnh tranh mạnh mẽ với Grab. Với nguồn lực mạnh mẽ và sẽ còn tiếp tục được đầu tư trong tương lai, Go-Jek đang trong cuộc chiến “đốt tiền” để giành thị phần với Grab tại thị trường Đông Nam Á đầy tiềm năng.
Hiện Go-Jek đã có mặt tại Việt Nam từ tháng 9/2018 với tên Go-Viet, tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội & TP. Hồ Chí Minh.
iFlix – 223 triệu USD
Lĩnh vực: Âm nhạc & Giải trí
iFlix là một Startup xem phim trả phí đến từ Malaysia. Hiện nay iFlix đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Khách hàng mục tiêu của iFlix là những bạn trẻ sẵn sàng trả phí cho việc xem phim bản quyền với chất lượng tốt nhất và nhiều ưu đãi nhất.
Năm 2017, iFlix nhận đầu tư 113 triệu USD để thúc đẩy sản xuất nội dung theo định hướng địa phương hóa. Đồng thời iFlix cũng là ứng dụng streaming hàng đầu tại 1 số ít quốc gia ở Châu Á.
BIGO – 272 triệu USD
Lĩnh vực: Truyền thông số
BIGO Live là ứng dụng truyền hình trực tiếp thời gian thực cho phép người dùng tương tác với nhau trên khắp thế giới. Trong mảng livestream trực tiếp, BIGO là cái tên đầu tiên đi tiên phong và đã nhận được sự ủng hộ với lượng người dùng khổng lồ tại Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng.
Mặc dù nhận đầu tư lớn và được định giá cao, tuy nhiên BIGO lại vướng vào những tin tức không tốt khi 1 lạng lớn user của BIGO sử dụng app như một công cụ khoe thân kiếm tiền. Thậm chí ở Việt Nam, nhiều tờ báo đã gọi BIGO Live như một “ổ mại dâm” trá hình. BIGO sau đó đã có phản ứng bằng việc tiến hành quét và khóa những tài khoản có dấu hiệu khoe thân kiếm tiền qua App BIGO Live.
Hiện nay App BIGO Live có khoảng 70 triệu người sử dụng trên khắp thế giới.
Traveloka – 500 triệu USD
Lĩnh vực: Du lịch
Cùng với Go-Jek, Traveloka cũng là một Startup tỷ USD đến từ Indonesia. Traveloka hoạt động với mô hình cung cấp nền tảng du lịch trực tuyến, cung cấp mọi dịch vụ liên quan du lịch gồm: đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, du lịch trọn gói, vé tàu, vé thuyền, vé xe buýt… Ứng dụng Traveloka trên di động đạt hơn 30 triệu lượt tải, trở thành ứng dụng du lịch phổ biến nhất tại Đông Nam Á.
Năm 2017 Traveloka nhận đầu tư 350 triệu USD từ hãng du lịch trực tuyến lớn nhất thế giới Expedia và hợp tác mở rộng các hoạt động tại Châu Á.
AirTrunk – 307 triệu USD
Lĩnh vực: Cơ sở hạ tầng Internet
AirTrunk là một Startup về điện toán đám mây và cơ sở hạ tầng Internet do Robin Khuada sáng lập và hiện đang là Giám đốc điều hành. Ông muốn giải quyết vấn đề các dịch vụ đám mây đang phải vật lộn để đáp ứng với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng về điện toán. AirTrunk muốn xây dựng những trung tâm ác nghiệt liệu siêu cao và sử dụng kiến trúc máy tính để mở rộng dễ dàng hơn.
Năm 2017, AirTrunk trở thành Startup nhận nguồn đầu tư lớn thứ 3 ở Singapore, chỉ đứng sau các Startup về Vận tải và Thương mại điện tử. AirTrunk hiện đã có trung tâm ác nghiệt liệu tại Singapore, Sydney & Melbourne.
Nhà đầu tư của AirTrunk nổi bật nhất có Ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ và TPG Capital.
Có thể bạn thích: