Lại một năm học nữa kết thúc, ở các cấp học chắc hẳn đang tất bật chuẩn bị cho trương trình tổng kết năm học. Và đối với mầm non cũng vậy, đương nhiên làm sao có thể thiếu được các tiết mục múa, văn nghệ hấp dẫn do các cô giáo trình diễn. Trong bài viết sau đây, TopChuan.com sẽ giới thiệu đến bạn danh sách các tiết mục văn nghệ tổng kết năm học dành cho giáo viên mầm non hay nhất.
Tiết mục nhảy hiện đại
Thay vì các tiết mục múa truyền thống thường thấy, các cô giáo cũng có thể tạo nên những tiết mục mới lạ, sôi động hơn để tạo nét hấp dẫn cho buổi văn nghệ chẳng hạn như: nhảy hiện đại. Với tiết mục này cô có thể cùng các bé xây dựng nên một bài nhảy thật ấn tượng dựa trên nền nhạc sôi động có sẵn. Những động tác nhảy đồng đều, linh hoạt và năng động cùng trang phục bắt mắt chắc chắn sẽ tạo nên một tiết mục văn nghệ thật tuyệt vời.
Tiết mục múa Mầm non hạnh phúc thân yêu
Với các bé, trường mầm non chính là gia đình thứ hai, là nơi mang đến niềm vui, những điều lý thú thông qua các giờ học và giờ chơi. Nơi đó có bạn bè, có cô giáo, là nơi mà bé được múa ca, được vui đùa, được sống sống tình yêu thương như ở nhà. Và đó cũng là những gì được thể hiện qua ca khúc Mầm non hạnh phúc thân yêu. Với giai điệu vui tươi, nhẹ nhàng cùng ca từ ý nghĩa, Mầm non hạnh phúc thân yêu cũng được sử dụng để trở thành tiết mục múa cho các buổi lễ tổng kết năm học.
Sẽ thật tuyệt vời khi Mầm non hạnh phúc thân yêu được xây dựng thành một bài múa của các cô cùng các bé. Những động tác uyển chuyển, nâng niu, và đầy yêu thương của các cô dành cho các bé sẽ là mấu chốt tạo nên sự thành công cho tiết mục. Ngoài ra, trang phục múa thích hợp cũng là phần đáng quan tâm trong tiết mục này, và áo dài chính là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Tiết mục múa Tâm tình cô giáo mầm non
“Chưa từng làm mẹ nhưng em có một đàn con.
Khi chưa sinh con, bao người gọi em là mẹ.
Sao mà yêu thế, em nâng những búp tay thon.
Vì yêu các con, em là cô giáo Mầm Non…..”
Đó là những ca từ của bài hát Tâm tình cô giáo mầm non, những ca từ thấm đẫm tình yêu thương và bầu nhiệt huyết của người làm nghề giáo. Trong các buổi lễ khai giảng hay tổng kết năm học, tiết mục múa “Tâm tình cô giáo mầm non” rất được yêu thích. Sự kết hợp giữa cô giáo và các bé mầm non trong tiết mục này, với những động tác múa uyển chuyển, thể hiện sự yêu thương nâng đỡ của cô dành cho trò, chắc chắn sẽ tạo nên nhiều cảm xúc.
Tiết mục Vũ khúc Tiếng Hát Những Cô Giáo Trẻ
“Vì yêu thương học trò, em tô đẹp từng tiếng nói.
Vì yêu thương cuộc đời, em xin hòa cùng tiếng ca.
Để mai kia hạt giống nở hoa trong những tấm lòng.
Để hôm nay lời hát có tình em tha thiết mặn nồng….”
Nghề “nuôi dạy trẻ” là một nghề rất đặc biệt, là nhà giáo nhưng không chỉ “dạy” mà còn phải “dỗ”, không chỉ giáo dục mà còn chăm sóc và hơn hết đây là nghề làm vì “tình yêu”. Bởi thế mà có một câu nói thế này: “Giáo viên mầm non là những người chưa làm mẹ nhưng chứa chan tình mẹ, bởi yêu nghề nên yêu quý lớp măng non”, quả thật không sai chút nào. Và những tâm tư, nỗi niềm của cô giáo mầm non như được gửi gắm qua bài hát “Tiếng Hát Những Cô Giáo Trẻ”.
Bạn nghĩ sao, khi các cô trong tà áo dài thướt tha, cùng những điệu múa nhẹ nhàng, uyển chuyển dựa trên nền nhạc của bài hát “Tiếng Hát Những Cô Giáo Trẻ”, có phải là một tiết mục văn nghệ rất đáng để chờ đợi trong buổi lễ tổng kết năm học không? Chắc chắn rồi, nhẹ nhàng, chan chứa tình cảm và đầy ý nghĩa, tiết mục này sẽ rất thu hút người xem.
Tiết mục múa Đồng Tháp Mười
Những giai điệu trong ca khúc “Đồng Tháp Mười” được thể hiện bởi ca sĩ Như Quỳnh chắc chắn đã quá đỗi quen thuộc đối với những ai yêu dòng nhạc quê hương trữ tình.
Bức tranh quê đượm tình như hiện rõ qua lời bài hát Đồng Tháp Mười, một cách mộc mạc, chân chất và tràn đầy tình yêu quê hương. Những hình ảnh quen thuộc, nào thì trồng dâu nuôi tằm, trồng khoai hái cà,… gợi nhiều ký ức, khiến những ai thưởng thức cũng lâng lâng cảm xúc.
Trong nhiều năm qua, các tiết mục múa được xây dựng trên nền nhạc “Đồng Tháp Mười” cũng dần phổ biến hơn. Tùy vào cách biên đạo cũng như trang phục múa khác nhau, bài hát này sẽ đem đến nhiều điều thú vị cho người xem.
Tiết mục múa Ước Mơ Xanh
“Ước muốn ngày nào ôm ấp trong tim mai đây làm cô giáo
Kìa đôi mắt tròn xoe, kìa đàn em thơ ngây,
Hôm nay em đứng đây trong niềm mơ ước lớn
Nghe tiếng trống thân thương dưới nắng sớm quê hương
Rung trong bao tâm hồn đẹp khúc hát mùa xuân.
Vườn ươm mến yêu ơi, sớm chiều em say sưa
Những búp non tươi đẹp rực trong nắng mai hồng
Rồi năm tháng trôi qua, từng đàn chim cất cánh
Ước muốn xây đời vui giữa bao hồn thơ”
“Ước mơ xanh” đã đem đến cho người nghe nỗi xúc động trong tình yêu chân thành, đằm thắm và đôn hậu của một người yêu nghề dạy học và yêu âm nhạc. Hình ảnh người giáo viên trong bài hát thật dịu dàng, yêu nghề, yêu đời và yêu trẻ. Tác giả đã cảm nhận được “ Nghe tiếng trống thân thương, dưới nắng ấm quê hương”, để rồi lâng lâng “Ru trong bao tâm hồn ,đẹp khúc hát mùa xuân…”.
Dựa trên nền nhạc của bài hát đầy ý nghĩa này, các cô giáo có thể xây dựng thành một tiết mục múa thật đặc sắc, cùng với áo dài hay các bông hoa múa trên tay. Những điểm nhấn về màu sắc, âm thanh, động tác múa sẽ tạo nên sự thành công cho tiết mục này.
Tiết mục múa hát Từ Làng Sen
“Từ Làng Sen có một người trai chí lớn
Mang lí tưởng cách mạng giải phóng quê hương
Ra đi tìm khắp bốn phương
Đường đi cho cả dân tộc
Dặm trường mà xông pha…”
Nếu bạn vẫn chưa có ý tưởng nào cho một tiết mục văn nghệ thật hấp dẫn cho ngày tổng kết năm học mầm non thì múa Từ Làng Sen cũng là một sự lựa chọn không tồi.
Bài hát Từ làng Sen đã ghi lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn người nghe với nhiều cung bậc của tình yêu: lúc thì đau thương vô hạn thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với nỗi đau mất nước của Bác: “Vẫn áo vải đơn sơ/ Vẫn tình thương vô bờ/ Nước non còn chia hai miền/ Tóc Người càng bạc hơn”. Lúc thì gắn bó thân thiết coi Bác như người thương yêu ruột thịt: “Người là của dân ta/ Bác Hồ yêu của mọi nhà/ Suốt cuộc đời lo nghĩa cả/ Vì độc lập tự do”. Lúc thì thể hiện niềm tự hào lớn lao đối với một người con của dân tộc: “Mẹ Việt Nam sinh được người con trung hiếu/ Người anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh/ Người làm rạng rỡ nước mình/ Ngàn năm không thể phai được nghĩa tình của toàn dân”.
Bài hát lần đầu tiên do Nghệ sĩ nhân dân Thanh Huyền cùng tốp nữ trình bày trên Đài Tiếng nói Việt Nam đã nhanh chóng được phổ biến trong các đoàn nghệ thuật, được đăng ngay trên báo Nhân dân trong những ngày tang lễ. Sau đó được in trong nhiều tuyển tập. Từ đó cho đến nay, khách thập phương đến thăm quê Bác ở làng Kim Liên đều được nghe bài hát này phát trên loa ở khu tưởng niệm và là một âm điệu trở nên thân quen với mọi người.
Tiết mục múa Non nước hữu tình
“Non nước hữu tình quê mình xinh đẹp quá.
Từ những câu hò ý nhạc thành bài ca.
Ngày vui em đến thăm Hà Nội Gió chiều Hồ Gươm vang bóng thời xưa…”
Là một tiết mục múa quen thuộc của các cô giáo, Non Nước Hữu Tình chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho buổi văn nghệ tổng kết năm học mầm non.
Bức tranh thiên nhiên bắc bộ được bừng sáng trong từng lời ca của bài hát “Non nước hữu tình”. Giai điệu rộn ràng của ca khúc như bàn tay người con gái bắc bộ dìu người nghe qua từng vùng đất, từng địa danh. Cùng với đó là những điệu múa uyển chuyển trong tà áo tứ thân cùng chiếc quạt, hay chiếc nón qua thao sẽ là những hình ảnh đẹp, thu hút người xem.
Có thể bạn thích: