Xưa nay, những gì bí ẩn luôn là tâm điểm chú ý của tất cả mọi người và câu chuyện về những vùng đất bí ẩn nhất thế giới vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn không ngừng tìm hiểu và giải thích những vấn đề bí ẩn ấy nhưng vẫn chưa có lời đáp thiết thực nhất. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem những vùng đất bí ẩn nhất trên thế giới là những nơi nào nhé!
Đảo Phục Sinh (Chile)
Đảo Phục Sinh tọa lạc ở vùng Đông Nam Thái Bình Dương thuộc Chile. Đây là nơi nổi tiếng với những mẫu tượng hình người bằng đá khổng lồ mang tên là Moai với tuổi thọ khoảng 6000 năm. Đặc điểm của các bức tượng là nằm rải rác khắp nơi trên đảo giống như một phần trong nghi thức thờ cúng tổ tiên thời xa xưa.
Lần đầu tiên, hòn đảo được phát hiện bởi một nhà thám hiểm Hà Lan có tên là Jacob Roggeveen. Thời điểm mà nhà thám hiểm này phát hiện ra hòn đảo là vào ngày Chủ nhật Phục Sinh năm 1722. Dó đó, Hòn đảo có tên gọi là đảo Phục Sinh. Bí ẩn đang được các nhà khoa học tìm hiểu là vì sao dân cư cổ xưa có thể dựng những mẫu tượng này. Đó là điều vô cùng khó hiểu.
Thành phố dưới nước tại Nhật Bản
Tại vùng bờ biển phía nam của Yonaguni, Nhật Bản, 1 hướng dẫn viên lặn đã tìm thấy một tàn tích của thành phố dưới nước vào khoảng 20 năm trước. Khu tàn tích này ước tính khoảng 8.000 năm tuổi.
Một số vấn đề nảy sinh xung quanh thành phố này xuất hiện nhiều tranh cãi về một kim tự tháp bí ẩn được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Nhật Bản. Điểm đem ra tranh luận ở đây là về những cấu trúc này dường như đã được trổ khắc ngay trong khối đá. Để làm được những điều đó đòi hỏi sử dụng những công cụ trước đây được cho là không xuất hiện ở các nền văn hóa cổ trong khu vực này.
Vòng đá cổ Stonehenge (Great Britain)
Tại vùng đất Great Britain, vẫn còn lưu lại dấu tích từ thời xa xưa nhất của con người. Đó là những công trình tượng đài trên các ngọn đồi vùng Wiltshire nước Anh. Những tượng đài ấy vẫn là những bí ẩn lớn cho đến nay vẫn chưa được khám phá. Ai đã tạo ra nó và để làm gì?
Stonehenge bao gồm các tảng đá lớn xếp thành một hình tròn, nhìn vào giống như được bố trí theo một ý nghĩa thiên văn nào đó của người cổ đại. Có ý kiến cho rằng thời điểm ra đời của chiếc vòng cổ đá Stonehenge là khoảng 2500 trước Công Nguyên.
Kim tự tháp Giza và tượng nhân sư khổng lồ Sphinx (Ai Cập)
Nếu như nhắc đến vùng đất bí ẩn nhất trên thế giới thì địa danh đầu tiên mà bạn nghĩ đến có lẽ là Ai Cập. Đi đôi với sự phát triển của nền văn minh Ai Cập Cổ là sự xuất hiện của những công trình vô cùng vĩ đại. Trong số ấy, đáng nhắc đến nhất là Kim tự tháp Giza và tượng nhân sư khổng lồ Sphinx – 1 trong bảy kỳ quan thế giới, món quà vô giá của nhân loại do Ai Cập cổ để lại.
Ngày nay, thời gian đã khiến chúng bị phá hủy phần nào nhưng sự hùng vĩ kia vẫn khiến nhiều người phải kinh ngạc. Đặc biệt, các nhà khoa học phải nhức đầu về một thành tựu đáng ngạc nhiên trong sự phát triển lịch sử loài người. Vấn đề đặc ra ở đây là cách thức các thợ xây cổ đại áp dụng là gì, đến nay vẫn còn tranh cãi.
Khối cự thạch cổ Baalbeck (Lebanon)
Baalbeck là tên của một thành phố ở miền đông Lebanon. Nơi đây được biết đến là một thành phố vô cùng phồn thịnh khi mà người Hy Lạp chiếm nó năm 331 trước công nguyên. Sau đó, nó trở thành một thuộc địa của Hoàng đế La Mã Augustus.
Khi đó, người La Mã đã cho xây dựng ba đền thờ Baalbeck có niên đại từ 2 nghìn năm trước công nguyên ở Lebanon. Điều đáng tự hào và khâm phục ở đây là sự khăng khít của các khối đá khổng lồ để tạo thành 1 trong những công trình vĩ đại lớn nhất hành tinh. Thậm chí có những tảng đá có trọng lượng xấp xỉ 350 tấn được xẻ ra, đẽo tạc và vận chuyển qua hàng dặm, đưa lên đến độ cao gần 7m. Nếu như không có những công nghệ hiện đại như ngày nay thì người cổ đại đã làm được như thế nào? Vấn đề vẫn còn nan giải với nhiều ý kiến trái chiều.
Pháo đài Machu Picchu (Peru)
Tọa lạc ở độ cao 2.400m ẩn trong dãy Andes trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba Peru, Machu picchu là một tàn tích Inca thời tiền Columbo. Tuy nhiên cũng có lúc pháo đài này cũng bị thế giới bên ngoài bỏ quên một thời gian nhưng người ta vẫn biết đến nó và được nhà khảo cổ học Hiram Bingham tái khám phá vào năm 1911.
Pháo đài được xây dựng theo phong cách cổ điển của người Inca. Điểm khiến cho người ta phải kinh ngạc ở đây là nó được xây dựng theo kết cấu các bức tường đá khô không dùng vữa. Nhiều mối nối hoàn hảo đến mức thậm chí không thể lách một lưỡi dao vào giữa các phiến đá. Với một kỹ thuật như thế nào mà người Inca có thể làm được một điều không thể tưởng như vậy?
Chichen Itza (Mexico)
Chichen Itza được biết đến như một địa điểm khảo cổ thời tiền Colombo, được xây dựng dưới nền văn minh Maya, tọa lạc tại trung tâm phía bắc Bán đảo Yucatan, Mexico.
Đây là một địa điểm chứa đựng vô số các phong cách kiến trúc lớn, khác nhau lớn như El Castillo (đền thờ của Kukulkan) và đền thờ của Warriors. Chúng được xây dựng bởi một bộ tộc của người Maya là Itzáes trong thế kỷ thứ 9 và phát triển thành một thủ đô trong khu vực chính cho đến thế kỷ thứ 12. Tuy nhiên, nguồn gốc thực sự của người Itza vẫn còn bí ẩn đang thách thức sự tìm hiểu và nghiên cứu của các nhà khoa học.
Đường kẻ Nazca lines (Peru)
Một hiện tượng bí ẩn thu hút khá nhiều nhà khoa học trên thế giới chính là các đường kẻ Nazca Lines được tìm thấy trên sa mạc cách Lima, Peru. Con người đã phát hiện ra các đường kẻ này nằm trên một vùng đất dài và rộng lớn đầu thập niên 30 ở thế kỷ trước.
Đặc điểm đáng để lưu tâm của những đường thẳng này rất hoàn hảo, chạy thẳng và đôi lúc chạy song song với nhau. Khi nhìn từ xa, chúng trông giống như một đường băng hay hình con chim khổng lồ được khắc họa trên mặt đất. Với một hiện tượng lạ lùng và bí ẩn như vậy, dĩ nhiên sẽ không ít giả thuyết đưa ra để lý giải. Có giả thuyết nhận định rằng hình vẽ này là dùng để nhận biết độ cao, dùng cho dự báo thời tiết hoặc có thể là cho mục đích tín ngưỡng… Tuy nhiên, đó vẫn là vấn đề đang bàn luận.
Có thể bạn thích: