Sơn chịu nhiệt là các sản phẩm sơn đặc thù trong nghành sơn, có nhiệm vụ và chức năng chịu được nhiệt lượng tỏa ra từ các bộ phận buồng đốt, giảm nhiệt lượng thoát ra môi trường bên ngoài. Đồng thời sơn chịu nhiệt có tác dụng chống ăn mòn sắt thép do nhiệt lượng. Hiện nay trên thị trường có các dòng sản phẩm sơn chịu nhiệt từ 100, 200, 300, 400, 500 và trên 900 oC. Dùng sơn chịu nhiệt sẽ làm cho không gian dễ chịu hơn. Cùng TopChuan tìm hiểu một số thương hiệu sơn chịu nhiệt hiệu quả và tốt nhất trên thị trường nhé.
Sơn xịt chịu nhiệt Bosny Hi – Temp
Sơn xịt chịu nhiệt Bosny Hi – Temp là loại sơn được sản xuất theo công nghệ đặc biệt của Thái Lan, có khả năng chịu nhiệt từ 200oC đến 600oC, chống lại sự mài mòn của nhiệt độ. Sơn thường được dùng để sơn lên cổ pô xe, bếp gas, ống khói, vỉ nướng, bình chứa nước nóng và các vật dụng làm bằng kim loại như sắt, nhôm, thép,…
Mô tả sản phẩm sơn chịu nhiệt cao
- Đơn giản dễ sử dụng.
- Lớp sơn đều và đẹp.
- Có thể đổi hướng phun dễ dàng.
- Sơn chịu được nhiệt độ cao.
- Đóng gói 12 chai/thùng (400cc/chai)
Sơn xịt chịu nhiệt Bosny Hi –Temp được chia làm 2 loại:
- Sơn xịt chịu nhiệt độ cao Bosny Hi – Temp: chịu được nhiệt độ từ 600 oC đến 1200 oF.
- Sơn xịt chịu nhiệt độ thấp Bosny Hi – heat: chịu được nhiệt độ từ 200 oC đến 600 oF.
Sơn xịt chịu nhiệt chia làm hai loại với 15 màu sắc khác nhau gồm có sơn chịu nhiệt Hi – Temp 1200 oF chia làm 5 màu, sơn chịu nhiệt Hi – Heat 600 oF chia làm 10 màu.
Ưu điểm vượt trội của Hi – temp
- Hi – temp là sơn cao cấp được sản xuất tại Thái Lan theo công nghệ Anh Quốc thường được sử dụng để thay đổi màu sắc hoặc sơn phủ bảo vệ cho đồ vật có thể bám dính tốt trền hàu hết các chất liệu kim loại bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao. Lớp sơn hạn chế trầy xước, bảo vệ xe/ vật dụng/ công cụ trước các lực tác động bên ngoài và các điều kiện thời tiết khắc nhiệt.
- Có thể sơn tại nhà mà không cần những công cụ, thiết bị tốn kém.
- Hi – temp chịu được nhiệt độ cao lên đến 1200oF (tương đương với 600oC), sơn các vật dụng chịu nhiệt độ cao như: cổ pô xe, bếp gas, ống khói, vỉ nướng,… bình chứa nước nóng và các vật dụng bằng kim loại…Công dụng
- Trang trí, chống trầy, chống thấm, chống ẩm, chống rỉ sét, chống ăn mòn.
Hướng dẫn sử dụng
- Chọn không gian sơn sạch sẽ, không có bụi.
- Bề mặt sơn cần sạch sẽ, khô ráo.
- Lắc kĩ chai sơn khoảng 1 phút trước khi sử dụng.
- Khoảng cách từ đầu phun đến bề mặt sơn khoảng 10 – 12cm (4 – 5 inches). Di chuyến song song với bề mặt sơn để sơn phủ đều và bề mặt.
- Các lớp sơn cách nhau từ 15 – 20 phút tùy thuộc vào độ dày của lớp sơn.
SƠN CHỊU NHIỆT KIM SƠN
Sơn chịu nhiệt Kim Sơn là loại sơn cao cấpcó khả năng chịu được nhiệt độ cao. Có tác dụng bảo vệ và chống rỉ bề mặt tuyệt hảo. Sơn chịu nhiệt Kim Sơn cao cấp dùng để sơn trên các vật liệu thường xuyên ở nhiệt độ cao như: ống xả xe hơi, xe gắn máy, ống khói công nghiệp, lò nướng.
Thành phần cấu tạo và chỉ tiêu kỹ thuật Sơn chịu nhiệt Kim Sơn
- Nhựa chịu nhiệt.
- Bột màu chịu nhiệt.
- Dung môi, phụ gia.
- Độ bám dính: ≤ 1 điểm.
Phương pháp thi công sơn chịu nhiệt Kim Sơn
- Chất liệu và độ sạch của bề mặt cần sơn là yếu tố quan trọng quyết định độ bám dính của sơn chịu nhiệt. Do vậy, bề mặt kim loại trước khi sơn phải được đánh bóng sạch bằng giấy nhám, hoặc phun cát rồi rửa sạch lại bằng dung môi.
- Tỉ lệ pha loãng: Sơn : dung môi = 100 : 30 – 35 (theo khối lượng)
- Dung môi pha loãng: thinner KS 2.
- Dùng cọ lăn, cọ quét, pistolet để sơn.
- Khuấy đều trước khi sơn.
- Độ phủ: ≤ 200 g/m2.
Điều kiện sấy:
- Đối với sơn chịu nhiệt 6000C: 200 – 250 0C từ 60 phút trở lên.
- Đối với sơn chịu nhiệt 3000C: 150 – 200 0C từ 30 – 60 phút.
- Không nên sơn màng sơn dày, nhiều lớp.
Sơn chịu nhiệt Nippon
Sơn chịu nhiệt Nippon Heat Resisting Aluminium là dòng sơn nước có thể chịu nhiệt độ lên đến 600oC. Dòng sản phẩm này được dùng nhiều để chịu nhiệt trong các nồi hơi, lò sưởi, ống xả nhiệt, ống khói và các thiết bị chịu nhiệt.
Chi tiết sơn chịu nhiệt Nippon Heat Resisting Aluminium:
- Màu sắc: màu nhôm.
- Nhiệt độ chịu đựng: 600 oC
- Tỷ trọng: 1.08 ± 0.05
- Hàm lượng rắn : 37 ± 2 theo thể tích
- Sơn chịu nhiệt Nippon Heat Resisting Aluminium được dùng để sơn lên bề mặt các vật dụng chịu nhiệt như nồi hơi, nồi áp suất, ống xả, ống khói và các thiết bị chịu nhiệt khác.
- Độ phủ thực thế: 9.9 m2/lít (đối với màng khô 30).
- Độ dày màng khô: 30 microns với màng khô và 81 microns với màng ướt.
- Quy cách đóng gói: 5 lít.
- Chất pha loãng:
- Dung môi pha loãng: Nippon Paint HEAT RESISTING THINNER
- Dung môi vệ sinh: Nippon Paint HEAT RESITING THINNER
- Thời gian khô: 30 phút / 25 – 30oC.
Sơn chịu nhiệt Nippon S450 Heat Resisting Black là dòng sơn dầu chịu nhiệt lên đến 450oC. Đây là sản phẩm sơn gốc dầu, được sơn lên bề mặt của các đường ống xả nhiệt, ống khói, lò sưởi và nồi hơi giúp chống được nhiệt độ cao ở mức độ cho phép.
Chi tiết sản phẩm Sơn Nippon S450 Heat Resisting Black:
- Chịu nhiệt lên đến nhiệt độ 450 oC.
- Dạng: Sơn dầu gốc Silicone.
- Tỷ trọng : 1.30 ± 0.05
- Hàm lượng rắn : 46 ± 2 theo thể tích
- Quy cách đóng gói: 5 lít.
- Màu sắc sơn Nippon: đen.
- Độ phủ lý thuyết: 15.2 m2/2 lít (áp dụng cho màng khô 30 microns)
- Thời gian khô: 30 phút / 25 – 30oC.
Sơn chịu nhiệt Thế Hệ Mới
Sơn chịu nhiệt Thế Hệ Mới là loại sơn phủ 1 thành phần. Được sản xuất trên cơ sở nhựa Silicolphen, biến tính với nhựa Acylic, bột màu chịu nhiệt, dung môi và phụ gia.
Mục đích sử dụng: Dùng làm sơn phủ chịu nhiệt trong hệ thống sơn chịu nhiệt để bảo vệ cho bề mặt sắt, thép thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Đặc điểm sơn chiu nhiệt Thế Hệ Mới
- Khô nhanh.
- Chịu mài mòn
- Chịu nhiệt rất tốt
- Bám dính rất tốt trên bề mặt sắt, thép đã được làm sạch đúng tiêu chuẩn
Độ dày và định mức sơn
- Độ dày, khô tối thiểu 40 µm, tối đa là 60 µm và trung bình là 50 µm
- Độ dày, ướt tối thiểu 100 µm, tối đa 150 µm và trung bình là 125 µm
Định mức độ phủ lý thuyết(m2/lit): 1 lít sơn được từ 6.6 – 10 m2 lit/lớp
Phương pháp thi công Sơn chịu nhiệt Thế Hệ Mới
- Chuẩn bị bề mặt: Khi bề mặt có nước, hơi ẩm, dầu mỡ, các vết gỉ sét cũng như các vết bẩn khác, đều không thích hợp để sơn.
- Bề mặt lớp sơn trước phải khô hoàn toàn, sạch không bám các tạp chất như dầu, mỡ, bụi bẩn. Nếu có các tạp chất bẩn (dầu, mỡ) dùng dung môi thích hợp rửa thật sạch, làm khô rồi mới được sơn.
- Nếu bề mặt lớp sơn trước có các tạp chất bẩn (bụi, đất cát…) dùng nước ngọt sạch rửa sạch, thổi gió cho khô hoàn toàn, sau đó mới được sơn.
- Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn là một công việc cực kỳ quan trọng, bởi lẽ, nếu bề mặt được chuẩn bị tốt thì màng sơn sẽ bám dính tốt vào bề mặt lớp sơn trước, do đó nâng cao được tuổi thọ và chất lượng của màng sơn. Ngược lại, nếu chuẩn bị bề mặt không tốt thì màng sơn sẽ nhanh chóng bị bong tróc gây phá hủy màng sơn và bề mặt nền. Bề mặt phải khô, sạch, không dính tạp chất khác. Bề mặt phải được xử lý theo tiêu chuẩn ISO 8504. Bề mặt thép đã đƣợc sơn lớp sơn chống gỉchịu nhiệt: Bề mặt lớp sơn lót chống gỉ thích hợp phải sạch, khô, không bị hư hại và không có các tạp chất như dầu, mỡ, bụi bẩn…bám vào. Bề mặt đã có lớp sơn cũ : Lớp sơn cũ thích hợp phải khô, sạch, không bị hư hại.
- Điều kiện thi công sơn chiu nhiệt: Chỉ được sơn khi trời nắng ráo, không có mưa (nếu sơn ngoài trời), nhiệt độ > 10oC, độ ẩm không khí < 85%, nhiệt độ và độ ẩm môi trường được đo tại khu vực xung quanh bề mặt. Nhiệt độ bề mặtcần sơn phải cao hơn nhiệt độ điểm sương ít nhất 3oC. Thi công trong khu vực kín phải được thông gió tốt để đảm bảo cho quá trình khô/đóng rắn.
- Thi công sơn chịu nhiệt Thế Hệ Mới
- Súng phun: Đây là phương pháp nhanh, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, luồng sơn được phun ra với một áp lực cao nên có khả năng chui sâu và bám chắc được vào bề mặt nền (đặc biệt là với bề mặt bị rỗ nhiều). Màng sơn phủ đều hơn, bóng hơn Có khả năng sơn được một lớp sơn dày hơn so với phương pháp dùng cọ lăn. Hạn chế: Khó sơn ở những nơi có không gian nhỏ hẹp, thông thoáng không tốt. Thợ sơn đòi hỏi phải có tay nghề. Tỷ lệ sơn hao hụt lớn hơn so với các phương pháp khác. An toàn lao động cần phải được chú trọng (vì một luồng sơn được phun ra với một áp lực cao có thể làm tổn thương đến con người nếu miệng vòi phun tác động trực tiếp đến con người, bụi sơn rất dễ bay vào miệng nếu trang bị bảo hộ không tốt)
- Dùng cọ lăn: Tốc độ sơn nhanh hơn so với cọ sơn. Dễ sơn ở những khu vực khó tiếp cận. Hạn chế: Làm ướt bề mặt sơn kém. Không nên dùng cho lớp sơn đầu tiên (lớp lót). Dễ tạo bọt khí cho màng sơn. Chỉ sơn được mỏng, phải sơn nhiều lớp thì mới đạt được chiều dày theo quy định. Khả năng bám dính của màng sơn lên bề mặt kém hơn so với phương pháp dùng súng phun
- Dùng chổi (cọ sơn): Chỉ dùng cọ để sơn cho những vị trí nhỏ mà các phương pháp trên không sử dụng được; Khi dùng chổi sơn nên quét ngang một lượt sau đó quét dọc. Chú ý khi sơn để đạt được chiều dày quy định
Sơn chịu nhiệt Đại Bàng
Công ty cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội được cổ phần hóa từ ngày 1/1/2006, trên cơ sở Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội, thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam – Bộ Công nghiệp, vốn là một Công ty sản xuất sơn đầu ngành của Việt Nam thành lập từ năm 1970. Từ khi ra đời đến nay Công ty cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội với thương hiệu Sơn Đại Bàng liên tục phát triển và đã cung cấp hàng chục vạn tấn sơn và mực in các loại cho nhiều ngành trong nền kinh tế quốc dân, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Với lực lượng cán bộ kĩ thuật, quản lí, công nhân có chuyên môn cao và truyền thống sẵn có, Công ty không ngừng thắt chặt quan hệ hợp tác với các nhà khoa học đầu ngành trong nước và mở rộng hợp tác quốc tế. Công ty cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội đã được cấp chứng chỉ ISO 9001:2008 cho hệ thống quản lý chất lượng và chứng chỉ ISO 14001:2004/Cor.1:2009 cho hệ thống quản lý môi trường. Bên cạnh các sản phẩm sơn truyền thống: sơn Alkyd, sơn Alkyd Melamin, sơn trang trí và bảo vệ cho các công trình xây dựng dân dụng. Thông qua hợp tác với các tập đoàn nước ngoài, Công ty đã sản xuất các loại sơn đặc chủng: sơn Acrylic , sơn Epoxy, sơn Cao su clo hoá, sơn Polyurethan… cung cấp cho các công trình công nghiệp.
Sơn chịu nhiệt Đại Bàng là sơn bền nhiệt Silicon được chế tạo trên cơ sở tổ hợp các chất tạo màng bền nhiệt, bột màu bền nhiệt, dung môi hữu cơ và các phụ gia đặc biệt. Sơn bền nhiệt silicon dùng để sơn cho các thiết bị chịu nhiệt độ từ 300 – 500 độ. Trong đó sơn chịu nhiệt Đại Bàng loại S.SL-T400 với độ bền nhiệt tới 400 độ C.
Tính năng kỹ thuật sơn chịu nhiệt Đại Bàng
- Sơn khô sấy
- Màng sơn đanh, cứng, bền nhiệt
- Sơn chịu nhiệt Đại Bàng được sấy khô sấy ở nhiệt độ 300oC, 2000 và 400 độ C. có độ bám dính cao trên bề mặt sắt, thép đen, màng sơn đanh, cứng, bền nhiệt, bền thời tiết
- Định mức độ phủ của sơn chịu nhiệt: 1 m2 sản phẩm sơn hết 100 – 150g sơn chịu nhiệt trên 1 lớp
Phương pháp thi công sơn chịu nhiệt Đại Bàng
- Chuẩn bị bề mặt cần sơn:
- Bề mặt sắt thép mới: phải tẩy sạch bụi bẩn dầu mỡ.
- Dầu mỡ: rửa sạch bằng dung môi hữu cơ.
- Có vảy, rỉ: đánh giấy ráp, bàn chải cứng hoặc phun cát.
- Bề mặt sơn lại: tẩy sạch lớp sơn cũ, đánh giấy ráp, dùng bàn chải cứng hoặc phun cát.
- Bề mặt kim loại chuẩn bị xong phải sơn ngay để ngăn chặn sự ăn mòn trở lại.
- Phương pháp thi công sơn chịu nhiệt T400
- Thùng sơn phải khuấy kỹ trước khi sơn.
- Dùng chổi quét, ru lô hoặc súng phun.
- Sơn đặc pha bằng dung môi DMT3 – SL do Công ty Cổ phần Sơn Tổng Hợp Hà Nội sản xuất.
- Sơn 1 lớp để đạt chiều dày: 35-40μm. Sơn xong để sau 30 phút mới cho vào sấy ở nhiệt độ thích hợp, trong thời gian 30-40 phút.
Sơn chịu nhiệt Durgo
Sơn chịu nhiệt 600oC Durgo là loại sơn chịu nhiệt 1 thành phần gốc silicone acrylic, có khả năng chịu nhiệt độ cao ở môi trường khí nóng, và có tính bền hóa cao. Sơn chịu nhiệt cao cấp được dùng làm sơn phủ bảo vệ các kết cấu kim loại. Thích hợp cho bề mặt bọc và không bọc bảo ôn. Sơn chịu nhiệt cao cấp được dùng làm sơn phủ bảo vệ các kết cấu kim loại, như buồng đốt sấy, hệ thông ống khói khí thải công nghiệp. Nhà máy nhiệt điện, xi măng, nhà máy luyện thép, dây chuyền sấy nóng, lò hơi…v/v.
Thông số kỹ thuật sơn chịu nhiệt 600oC Durgo
- Đây là loại sơn 1 thành phần khô lý gốc silicone acrylic. Sản phẩm này là loại sơn chịu nhiệt lên tới 600°C. Có thể dùng làm lớp chống rỉ, lớp trung gian hay lớp phủ hoàn thiện trong môi trường khí quyển. Thích hợp dùng làm sơn phủ trên bề mặt chuẩn bị tốt của thép carbon, nhôm, thép tráng kẽm và thép không rỉ
- Mục đích sử dụng sơn chịu nhiệt 600oC Durgo
- Trong công nghiệp: Được thiết kế như là sơn chịu nhiệt. Thích hợp cho bề mặt bọc và không bọc bảo ôn. Sơn chịu nhiệt cao cấp được dùng làm sơn phủ bảo vệ các kết cấu kim loại, như buồng đốt sấy, hệ thông ống khói khí thải công nghiệp, Nhà máy nhiệt điện, xi măng, nhà máy luyện thép, dây chuyền sấy nóng, lò hơi vv.
- Màu sắc có sẵn các màu Nâu đỏ, Trắng mờ, Nhũ bạc. Các màu khác sản xuất theo đặt hàng.
Sản phẩm sơn chịu nhiệt 600oC có thể được thi công bằng
- Dạng phun: Sử dụng máy phun sơn thông thường hoặc máy phun sơn áp lực cao (airless).
- Cọ/chổi sơn: Được đề nghị dùng cho công tác sơn dậm vá góc cạnh và diện tích nhỏ. Cẩn thận để đạt được chiều dày khô qui định.
- Ru-lô/con lăn: Có thể sử dụng cho diện tích nhỏ. Không đề nghị dùng cho lớp chống rỉ đầu tiên. Cẩn thận để đạt được chiều dày khô qui định.
Sơn chịu nhiệt Hải Âu
Sơn chịu nhiệt Hải Âu 300oC là sản phẩm được sản xuất trên cơ sở nhựa Silicolphene kết hợp nhựa Acrylic, bột màu nhũ, phụ gia đặc biệt. Sơn Hải Âu được dùng để sơn lót bảo vệ cho các thiết bị thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ khoảng 200 – 600oC .
Tính năng kỹ thuật sơn chịu nhiệt Hải Âu 300oC
- Màu sắc:……………………………………………Màu nhũ bạc
- Độ nhớt (ở 25oC ) – không nhỏ hơn:………………15KU
- Tỷ trọng (ở 25oC):………………………………….0,97 – 1,02 Kg/lít
- Hàm rắn (% theo thể tích):…………………………34,4%
- Độ bám dính (ISO 2409):………………………….1 Điểm
- Chiều dày màng khô đề nghị:………………………80 -150 µm
- Định mức tiêu hao lý thuyết:……………………….6,9 (50µm) m2/lít
Thời gian khô (với chiều dày màng khô 50µm)
- Khô bề mặt với 25oC: 1,5 giờ. Với 35oC mất 1 giờ
- Khô hoàn toàn 25oC: 12 giờ. Với 35oC mất 8 giờ
Thời gian sơn lớp tiếp theo ( với chiều dày màng khô 50µm).
- Tối thiểu:………….8 giờ
- Tối đa:…………….<7 ngày
Dung môi pha loãng sơn chịu nhiệt Hải Âu
Tỷ lệ pha thêm: ( 0 – 5 %)CS 02%
Khả năng tương hợp với lớp sơn trước: Bề mặt sắt, thép
Khả năng tương hợp của lớp sơn khác lên nó: Hệ sơn chịu nhiệt
Bao bì: Là hệ sơn 1 thành phần:
Thùng 20 lít và 5 lít
Hướng dẫn thi công sơn chịu nhiệt Hải Âu
- Chuẩn bị bề mặt
- Bề mặt phải sạch, khô và không dính các tạp chất khác
- Độ nhám bề mặt: sử dụng hạt thổi thích hợp để đạt độ nhám cấp độ Fine tới Medium G
- Lớp sơn chống rỉ zinc silicate phải sạch và đóng rắn hoàn toàn.
- Thi công sơn chịu nhiệt
Dụng cụ: Ru lô,Cọ (Cọ chỉ dùng khi sơn dặm và sơn cho những vị trí nhỏ, cần lưu ý khi sơn để đạt được chiều dầy khô chỉ định.) hoặc máy phun sơn
- Nhiệt độ bề mặt tối thiểu phải cao hơn 3 độ C so với điểm sương của không khí, nhiệt độ và độ ẩm môi trường được đo tại khu vực xung quanh bề mặt.
- Khi thi công trong khu vực kín phải thông gió tốt để bảo đảm qúa trình khô / đóng rắn.
- Khuấy đều thùng sơn thật kỹ trước khi thi công
- Tiến hành sơn 1-2 lớp sơn chịu nhiệt Hải Âu
Sơn chịu nhiệt RainBow
Sơn Chịu Nhiệt Rainbow là loại sơn được tạo thanh từ nhựa silicon nguyên chất kết hợp với màu chịu nhiệt xuất xứ từ Đài Loan nên có thể sơn lên nhiều chất liệu khác nhau như: sắt, thép, inox, nhôm, nhựa và gỗ.
Hiện nay, sơn chịu nhiệt rainbow được sử dụng để phủ lên bề mặt các sản phẩm phải chịu nhiệt độ cao như: vỏ máy, nồi hơi, ống bô xe, ống xả ô tô, phủ lên bề mặt các thiết bị thường hoạt động với nhiệt độ cao và các vật dụng trong bếp…vì các ưu điểm nổi bật như:
- Chịu nhiệt tốt ở các mức nhiệt độ rất cao như: 200 độ C, 300 độ C, 400 độ C, 500 độ C và 600 độ C.
- Sơn chịu nhiệt rainbow có độ bám tốt, không dễ bong tróc và có khả năng chống oxy hóa.
- Dễ dàng phủ sơn lên các bề mặt khác nhau chỉ với 2 bước thự hiện: sơn lót và sơn phủ.
- Ngoài khả năng chịu nhiệt thì sơn còn có khả năng chịu nước và rất tốt.
Sơn chịu nhiệt Apbollo
Sơn chịu nhiệt Apbollo 200 độ C đến 600 độ C là loại sơn, được chế tạo trên cơ sở nhựa phenyl polysilosan có khả năng chịu nhiệt độ cao ở môi trường khí nóng, và có tính bền hóa cao. Sơn chịu nhiệt cao cấp được dung làm sơn phủ bảo vệ các kết cấu kim loại, như buồng đốt sấy, hệ thông ống khói khí thải công nghiệp, ống xả nhiệt, dây chuyền sấy nóng, bếp đun vv
Tính năng kỹ thuật của sơn chịu nhiệt Apbollo 200 độ C đến 600 độ C
- Màng sơn có tính năng cơ lý cao
- Độ bám dính cao, đanh cứng, chịu mài mòn
- Chịu nước chịu hóa chất, bền màu, bền nhiệt độ
- Sơn chịu nhiệt gồm 1 hợp phần
Cách sử dụng sơn chịu nhiệt Apbollo 200 độ C đến 600 độ C
- Chuẩn bị bề mặt: Bề mặt cần sơn phải được tẩy sạch bụi bẩn, rỉ sắt, bằng giâi nháp, bàn chải cứng hoặc phun cát. Nếu có dầu mỡ phải dùng dung môi hữu cơ tẩy rửa hoặc chất tẩy sơn để làm sạch.
- Cách pha sơn chịu nhiệt Apbollo 200 độ C đến 600 độ C: Vì là sơn 1 thành phần nên chỉ cần bật nắp khuấy đều rồi sử dụng, nếu sơn quá đặc có thể pha thêm bằng dung môi AD-F1 của Cty Sơn Apbollo cung cấp , tỷ lệ pha: 5-10%.
Cách sơn sơn chịu nhiệt Apbollo 200 độ C đến 600 độ
- Dùng chổi quét – ru lô hoặc súng phun.
- Yêu cầu sơn từ 1 – 2 lớp mỗi lớp cách nhau từ 1 giờ
- Sau 10-12 giờ thì khô cứng, khô hoàn toàn sau 72 giờ mới đưa vào sửa dụn
Có thể bạn thích: