Đức là quốc gia nổi bật trong thế giới giàu có khi sở hữu số lượng các tỷ phú nhiều thứ hai tại châu Âu. Các nhà tài phiệt ấy kiếm tiền bằng nhiều cách, đầu tư trên nhiều lĩnh vực, và đều là những ngành kinh doanh có quyền lực và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn thế giới. Hãy cùng TopChuan.com tìm hiểu đâu là những người có khối tài sản lớn nhất nước Đức nhé!
Stefan Quandt
Stefan Quandt là người thừa kế của tập đoàn BMW, một kỹ sư và nhà công nghiệp. Ông sinh ra tại Bad Homburg, nước Đức. Cha mẹ ông là Herbert Quandt và Johanna Quandt. Stefan Quandt học kinh tế và kỹ thuật tại Viện công nghệ Karlsruhe từ năm 1987 đến 1993. Ông sở hữu khối tài sản ròng trị giá 20,8 tỉ đô-la và là người giàu thứ hai tại nước Đức. Hiện ông nắm giữ 25,6% cổ phần tập đoàn BMW.
Heinz Hermann Thiele
Kể từ khi Heinz Hermann Thiele nắm quyền kiểm soát Knorr-Bremse Group, có trụ sở tại Munich, Đức. Tập đoàn này đã trở thành nhà chế tạo hệ thống phanh đường sắt và xe chuyên chở hàng đầu trên thế giới. Xuất thân từ nghèo khó, Thiele đã vượt lên tất cả, trở thành sinh viên ngành luật, hoạt động trong ngành pháp lý những năm 60. Sau đó, được sự hỗ trợ của Ngân hàng Đức, ông mua cổ phần công ty Knorr-Bremse và phát triển đến nay.
Năm 2011, ông đầu tư vào công ty sản xuất thiết bị đường sắt Vossloh (nắm 45% cổ phần và đứng đầu hội đồng quản trị). Hiện Thiele đang có khối tài sản ròng 17,2 tỉ đô-la, theo Forbes.
Aloys Wobben
Aloys Wobben là nhà sáng lập công ty Aloys Wobben’s Enercon – một trong những nhà sản xuất tua-bin gió lớn nhất thế giới. Chiếm thị phần 7,8% toàn cầu năm 2014, AWE trở thành công ty lớn thứ năm thế giới trong lĩnh vực sản xuất tua-bin gió. Ở Đức, AWE không có đối thủ khi chiến 50% thị phần.
Wobben là người có quan điểm riêng về chính trị, hòa bình. Ông phản đối mạnh mẽ chiến tranh Iraq. Ông quyết định không mang Enercon đến nước Mỹ, một thị trường hứa hẹn sẽ mang lại cho ông nhiều đồng đô-la với lý do “tôi không thích mang tua-bin gió của mình đến một đất nước, nơi cần lượng nước lớn cho các sân gôn”. Mr. Wind hiện có khối tài sản ròng 9,2 tỷ đô-la, theo Forbes.
Hasso Plattner
Hasso Plattner là một doanh nhân, và tỷ phú Đức. Hasso Plattner và bốn đồng nghiệp khác rời IBM năm 1972 để mở công ty phần mềm SAP. Ông từ vị trí CEO đã trở thành chủ tịch hội đồng quản trị SAP AG từ tháng 5 năm 2003. Ngoài ra, ông có “vườn ươm doanh nghiệp” và quỹ đầu tư mạo hiểm – Hasso Plattner Ventures nhằm giúp đỡ những khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Hasso Plattner còn là thư ký của quỹ ủng hộ nghiên cứu HIV/AIDS và chăm sóc sức khỏe tại Nam Phi. Ông hiện sở hữu khối tài sản ròng trị giá 13,3 tỷ đô-la, theo Forbes.
Theo Albrecht Jr.
Theo Albrecht Jr. và người em trai Berthold là những người thừa kế của một trong những chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn nhất trên thế giới, phát triển từ một quầy tạp hóa nhỏ tại Essen, Đức năm 1913 – Aldi. Aldi là cuộc cách mạng về bán lẻ tại Đức những năm sau chiến tranh. Phong cách không rườm rà, không kiểu cách, giá thấp, Aldi đi những bước cơ bản đầu tiên giống với Walmart và nay trở thành một trong những đối trọng chính của Walmart. Theo Albrecht Jr. sở hữu khối tài sản ròng 20,8 tỉ đô-la, theo Forbes.
Georg Schaeffler
Georg Schaeffler tên đầy đủ là Georg Friedrich Wilhelm Schaeffler là một doanh nhân Đức, làm chủ 80% cổ phần của tập đoàn INA Holding Schaeffler GmbH & Co. KG.
Schaeffler sinh ra tại Erlangen. Ông học kinh doanh và kinh tế tại đại học St. Gallen ở Thụy Sĩ từ năm 1986-1990. Sau khi tốt nghiệp năm 1990, ông bắt đầu làm việc trong tập đoàn Schaeffler đến năm 1996. Georg Schaeffler học tiếp bằng đại học và thạc sĩ luật tại đại học Duke rồi thực tập luật kinh doanh quốc tế tại Dallas.
Schaeffler có tài sản ròng 25,3 tỉ đô-la và đứng hạng 21 trong danh sách những người giàu có nhất thế giới, theo danh sách của Forbes.
Michael Otto
Michael Otto là người đứng đầu của tập đoàn Otto – công ty đặt hàng qua mail lớn nhất trên thế giới. Năm 2003, công ty có sức bán là 24 tỷ đô-la. Với lợi nhuận tăng 30% so với năm ngoái, Otto trở thành nhà bán lẻ lớn thứ hai thế giới sau Amazon.com. Otto và gia đình sở hữu số lượng bất động sản lớn ở Canada, Mỹ và Đức. Chuỗi cửa hàng đồ nội thất Crate & Barrel cũng có phần sở hữu của gia đình Otto. Được biết đến như một nhà hoạt động vì môi trường, ông có những chính sách phát triển sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường. Ông sở hữu khối tài sản ròng 9,7 tỷ đô-la, theo Forbes.
Reinhold Wuerth
Reinhold Wuerth bước chân vào việc kinh doanh đinh vít năm 1949 ở tuổi 14, với vai trò là nhân viên thứ hai và người học việc đầu tiên trong công ty của cha mình. Sau khi cha mất năm 1954, ông tiếp quản công ty và phát triển cho đến nay. Tập đoàn Wuerth giờ đã trở thành nhà phân phối hàng đầu thế giới về gia cố và lắp ráp vật liệu cho ô tô, công trình xây dựng. Wuerth Group hiện có hơn 71,000 nhân viên tại hơn 430 chi nhánh ở 80 quốc gia khác nhau.
Ông nghỉ hưu năm 1993, tuy nhiên vẫn giữ vai trò chủ tịch cố vấn của tập đoàn. Reinhold là người đam mê nghệ thuật, sở hữu cho mình bộ sưu tập giá trị với những bức họa của Edvard Munch, Max Beckmann and Pablo Picasso. Ngoài ra, ông là người thích bay và đã có bằng lái máy bay cùng 5 phi cơ và 1 sân bay nhỏ. Số tài sản ròng của ông là 13,6 tỷ đô-la, theo Forbes.
Dietmar Hopp
Dietmar Hopp là một trong những người đã sáng lập ra công ty phần mềm SAP năm 1972. Ông làm việc dưới cương vị co-CEO từ năm 1988, năm mà SAP đi vào hoạt động chính thức, đến năm 1998. Sau đó ông giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị đến năm 2003.
Ông nghỉ hưu tại SAP năm 2005. Một năm sau, ông chuyển ba phần tư số cổ phần của mình tại SAP sang một công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn, hoạt động với mục đích từ thiện. Công ty ấy đã cống hiến hơn 470 triệu đô-la cho các tổ chức y tế, giáo dục kể từ khi bắt đầu. Ngoài ra, ông còn là người bảo hộ tài chính cho CLB bóng đá TSG 1899 Hoffenheim, đang chơi tại giải vô địch quốc gia Đức. Ông hiện đang sở hữu khối tài sản ròng là 10,7 tỷ đô-la, theo Forbes.
Có thể bạn thích: