Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn thành công với nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi, tuổi mới lớn và cả đối tượng trưởng thành. Truyện của ông không chỉ được nhiều thế hệ đón nhận mà còn được dựng thành phim truyền hình và điện ảnh.
Kính vạn hoa
Kính vạn hoa là tác phẩm dài nhất của tác giả Nguyễn Nhật Ánh, tác phẩm gồm 54 tập truyện mang tính hài hước kể về những chuyện vui ai oán trong giới học trò, những trò nghịch ngợm, những trò chơi thú vị, những bài học cuộc sống sâu sắc và đầy ý nghĩa. Mỗi tập là một câu chuyện khác nhau và đều chứa đựng những bài học cuộc sống sâu sắc, ý nghĩa xung quanh 3 người hùng chính là Quý ròm, nhỏ Hạnh, Tiểu Long. Kính vạn hoa đã được dựng thành phim và 3 phần của bộ phim (sản xuất năm 2005, 2006, 2008) đều đã được chiếu trên kênh HTV9 của Đài Truyền Hình Thành Phố Hồ Chí Minh. Phim cũng làm nên tên tuổi của 3 diễn viên Ngọc Trai, Anh Đào, Vũ Long. Dù bộ phim đã sản xuất từ lâu nhưng nó là những thước phim về lứa tuổi học trò khiến ta nhớ nhất.
Tác phẩm “Nữ sinh”
Đây là tác phẩm đầu tiên của tác giả được chuyển thể thành phim điện ảnh và có tựa đề là ” Áo trắng sân trường”. Phim được sản xuất vào năm 1994, khi phát sóng đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi, bởi đây là bộ phim gần gũi với lứa tuổi học trò.
Phim xoay quanh 3 cô nữ sinh Thục, Xuyến, Cúc Hương phát hiện trong quán nước đối diện trường có đối tượng lạ hoắc. Với tính cách nghịch ngợm, họ sang bắt chuyện để rồi hình thành một tình bạn đẹp. Cho đến một hôm, cả 3 ngã ngửa bởi Gia – người bạn hơn tuổi của nhóm, lại là thầy giáo chủ nhiệm mới chuyển đến.
Đến năm 2008, tác phẩm Nữ sinh một lần nữa lên sóng truyền hình nhưng không nhận được sự ủng hộ của khán giả truyền hình vì tác phẩm tuy được làm mới nhưng quá khác xa với bản gốc.
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là truyện dài của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh phát hành vào năm 2010. Là một tác phẩm đặc biệt của Nguyễn Nhật Ánh, bởi trong truyện có cả cái xấu lẫn cái tốt. Những trò chơi, kể cả đánh nhau quen thuộc của học trò trường làng, những câu chuyện của người lớn, trẻ con và một cái kết đẹp như cổ tích nên được bạn đọc rất yêu mến. Đây không phải là tác phẩm đầu tiên được chuyển thể thành phim nhưng là tác phẩm thành công nhất của tác giả Nguyễn Nhật Ánh. Bộ phim được ra mắt công chúng vào tháng 10 năm 2015. Tác phẩm điện hình họa của đạo diễn Victor Vũ và được đầu tư tỉ mỉ, kỹ lưỡng, phiên bản điện hình họa dù có những chi tiết khác biệt với tác phẩm văn học gốc nhưng vẫn khiến khán giả đặc biệt những ai từng đọc qua sách phải xúc động với câu chuyện về các nhân vật: Thiều, Tường, Mận, Nhi.
Tác phẩm ” Bong bóng lên trời”
Truyện dài Bong bóng lên trời đã được chuyển thể thành kịch nói ở miền Nam và phim truyền hình ở miền Bắc. Nội dung cảm động nói về tình cảm gia đình, câu chuyện lấy đi không ít nước mắt của những ai đọc tác phẩm này. Cốt truyện xung quanh cậu bé tên là Thường: Mồ côi cha từ nhỏ(Ba mất trong một lần cứu người), Thường lớn lên trong tình thương của mẹ. Thấy bà bầu vất vả, Thường đi bán kẹo kéo để đỡ đần cho gia đình, nhưng nói dối là mình đi dạy kèm.Thường quen biết Tài Khôn, cô bé bán bong bóng thích viết những ước mơ lên quả bóng rồi thả nó bay lên trời cao. Cặp đôi nhận ra sự tương đồng trong tính cách và quyết định trở thành đồng đội thân thiết. Các người hùng ở lứa tuổi học trò nên những diễn viên tham gia ít người biết đến. Thế nhưng, nét diễn chân phương cùng kịch bản bám sát nguyên tác đã giúp phim ghi ẩn ấn với khán giả.
Tác phẩm ” Chú bé rắc rối”
Câu chuyện xoay quanh đôi bạn cùng tiến Nghi và An giúp đỡ nhau cùng học tập. Nhưng cậu bé An học dốt lại gây ra bao nhiêu rắc rối cho Nghi bởi xuất thân nhà giàu, không thích học hành mà vẫn tin sau này lớn lên kiếm được nhiều tiền. Cốt truyện đặc sắc và nhiều chi tiết thú vị diễn viên nhí Phùng Ngọc đã thuyết phục hoàn toàn khán giả, khiến khán giả tin rằng mình chính là cậu bé An rắc rối.
Có thể bạn thích: